Điều kiện, tiêu chuẩn về sức khỏe đối với công dân tham gia dân quân tự vệ là gì? Công dân trốn tránh không tham gia dân quân tự vệ sẽ bị xử phạt như thế nào?
Tiêu chuẩn lựa chọn người thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ là gì?
Căn cứ theo Điều 10 Luật Dân quân tự vệ 2019 quy định về Tiêu chuẩn, tuyển chọn và thẩm quyền quyết định công dân thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ như sau:
- Công dân Việt Nam trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ, có đủ các tiêu chuẩn sau đây được tuyển chọn vào Dân quân tự vệ:
a) Lý lịch rõ ràng;
b) Chấp hành nghiêm đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước;
c) Đủ sức khỏe thực hiện nhiệm vụ của Dân quân tự vệ.
- Việc tuyển chọn vào Dân quân tự vệ được quy định như sau:
a) Bảo đảm công khai, dân chủ, đúng quy định của pháp luật;
b) Hằng năm, Ban chỉ huy quân sự cấp huyện chỉ đạo, hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan, tổ chức tuyển chọn công dân thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ; nơi không có đơn vị hành chính cấp xã do Ban chỉ huy quân sự cấp huyện trực tiếp tuyển chọn.
- Quân nhân dự bị chưa sắp xếp vào đơn vị dự bị động viên được tuyển chọn vào đơn vị Dân quân tự vệ.
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã, người đứng đầu cơ quan, tổ chức quyết định công dân thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ.
- Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định chi tiết khoản 1 Điều này.
Điều kiện, tiêu chuẩn về sức khỏe đối với công dân tham gia dân quân tự vệ là gì?
Điều kiện, tiêu chuẩn về sức khỏe đối với công dân tham gia dân quân tự vệ được quy định thế nào?
Dân quân tự vệ là lực lượng vũ trang nên điều kiện để tuyển chọn và gọi công dân tham gia dân quân tự vệ cũng tương tự như điều kiện tuyển chọn công dân nhập ngũ. Tiêu chuẩn sức khỏe sẽ thực hiện theo Điều 4 Thông tư 148/2018/TT-BQP quy định về tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành:
"3. Tiêu chuẩn sức khỏe:
a) Tuyển chọn những công dân có sức khỏe loại 1, 2, 3 theo quy định tại Thông tư liên tịch số 16/2016/TTLT-BYT-BQP ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định việc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự.
b) Đối với các cơ quan, đơn vị, vị trí quy định tại Điểm b, Khoản 2 Điều này, thực hiện tuyển chọn bảo đảm tiêu chuẩn riêng theo quy định của Bộ Quốc phòng.
c) Không gọi nhập ngũ vào Quân đội những công dân có sức khỏe loại 3 tật khúc xạ về mắt (cận thị 1,5 diop trở lên, viễn thị các mức độ); nghiện ma túy, nhiễm HlV, AIDS."
Công dân trốn tránh không tham gia dân quân tự vệ sẽ bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?
Công dân không tham gia dân quân tự vệ sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo khoản 1, điểm a khoản 5 Điều 21 Nghị định 120/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu:
"Điều 21. Vi phạm quy định về tổ chức dân quân tư vệ
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với hành vi trốn tránh thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ nòng cốt.
...
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này;"
Tuy nhiên, Nghị định 120/2013/NĐ-CP sắp hết hiệu lực được thay thế bởi Nghị định 37/2022/NĐ-CP (sẽ có hiệu lực bắt đầu từ ngày 22/07/2022).
Cụ thể tại khoản 1, khoản 6 Điều 1 Nghị định 37/2022/NĐ-CP có quy định như sau:
“Điều 21. Vi phạm quy định về tổ chức dân quân tự vệ
1. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với hành vi trốn tránh việc thực hiện quyết định của cơ quan có thẩm quyền về tổ chức xây dựng lực lượng dân quân tự vệ.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc giải tán lực lượng dân quân tự vệ thành lập, tổ chức không đúng pháp luật đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 5 Điều này.”
Như vậy, ngay tại thời điểm hiện tại nếu công dân có hành vi trốn tránh không tham gia dân quân tự vệ sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính sẽ bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.500.000 đồng, còn đối với tổ thì mức phạt tiền sẽ gấp đôi. Ngoài ra, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đó là buộc thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hạn ngạch thuế quan là gì? Lưu ý điều gì khi áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan theo quy định?
- Người yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định trong tố tụng dân sự có phải nộp tiền tạm ứng chi phí giám định không?
- Nguyên nhân thanh lý rừng trồng? Tổ chức có rừng trồng được thanh lý có trách nhiệm gì sau khi hoàn thành việc thanh lý?
- Trong hồ sơ thanh toán hợp đồng xây dựng theo đơn giá cố định, đề nghị thanh toán của bên nhận thầu cần thể hiện các nội dung gì?
- Nguyên tắc bố trí kinh phí NSNN cải tạo nâng cấp hạng mục công trình trong dự án đã đầu tư xây dựng?