Điều kiện năng lực và phạm vi hoạt động của tổ chức kiểm định xây dựng theo Nghị định 175 là gì?
Điều kiện năng lực của tổ chức kiểm định xây dựng theo Nghị định 175?
Căn cứ tại Điều 155 Luật Xây dựng 2014 quy định về điều kiện của tổ chức tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình, kiểm định xây dựng, cụ thể:
Điều kiện của tổ chức tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình, kiểm định xây dựng
1. Có đủ điều kiện năng lực phù hợp với công việc giám sát thi công xây dựng công trình, kiểm định xây dựng.
2. Cá nhân tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình, kiểm định xây dựng phải có chứng chỉ hành nghề phù hợp với công việc thực hiện.
Như vậy, tổ chức kiểm định xây dựng cần đáp ứng 02 điều kiện gồm:
- Có đủ điều kiện năng lực phù hợp với công việc kiểm định xây dựng.
- Cá nhân kiểm định xây dựng phải có chứng chỉ hành nghề phù hợp với công việc thực hiện.
Đồng thời, căn cứ tại khoản 1 Điều 108 Nghị định 175/2024/NĐ-CP quy định về điều kiện năng lực của tổ chức kiểm định xây dựng như sau:
Tổ chức tham gia hoạt động kiểm định chất lượng, xác định nguyên nhân hư hỏng, thời hạn sử dụng của bộ phận công trình, công trình xây dựng, kiểm định để xác định nguyên nhân sự cố công trình xây dựng phải đáp ứng các điều kiện tương ứng với các hạng năng lực như sau:
(1) Hạng I:
Có ít nhất 02 cá nhân đảm nhận chủ trì thực hiện kiểm định xây dựng phải đáp ứng điều kiện hạng I theo quy định tại Điều 87 Nghị định này;
Cá nhân tham gia thực hiện kiểm định xây dựng phải có chuyên môn phù hợp theo quy định tại Mục 8 Phụ lục VI Nghị định này tương ứng với nội dung kiểm định;
Đã thực hiện kiểm định xây dựng của ít nhất 01 công trình từ cấp I trở lên hoặc 02 công trình từ cấp II cùng loại trở lên.
(2) Hạng II:
Cá nhân chủ trì thực hiện kiểm định xây dựng phải đáp ứng điều kiện hạng II theo quy định tại Điều 87 Nghị định này;
Cá nhân tham gia thực hiện kiểm định xây dựng phải có chuyên môn phù hợp theo quy định tại Mục 8 Phụ lục VI Nghị định này tương ứng với nội dung kiểm định;
Đã thực hiện kiểm định xây dựng của ít nhất 01 công trình từ cấp II trở lên hoặc 02 công trình từ cấp III cùng loại trở lên.
(3) Hạng III:
Cá nhân chủ trì thực hiện kiểm định xây dựng phải đáp ứng điều kiện hạng III theo quy định tại Điều 87 Nghị định này;
Cá nhân tham gia thực hiện kiểm định xây dựng phải có chuyên môn phù hợp theo quy định tại Mục 8 Phụ lục VI Nghị định này tương ứng với nội dung kiểm định.
Xem thêm chi tiết tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định 175/2024/NĐ-CP.
Điều kiện năng lực và phạm vi hoạt động của tổ chức kiểm định xây dựng theo Nghị định 175 là gì? (Hình từ Internet)
Cá nhân tham gia thực hiện kiểm định xây dựng phải có chuyên môn như thế nào?
Cá nhân tham gia thực hiện kiểm định xây dựng phải có chuyên môn phù hợp theo quy định tại Mục 8 Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định 175/2024/NĐ-CP tương ứng với nội dung kiểm định. Cụ thể:
Chuyên ngành đào tạo tương ứng với chuyên ngành đào tạo của lĩnh vực thiết kế quy định từ mục 3.1 đến mục 3.12 Phụ lục VI, phù hợp với nội dung kiểm định.
Có môn học tương ứng với các nội dung của lĩnh vực thiết kế quy định từ mục 3.1 đến mục 3.12 Phụ lục VI, phù hợp với nội dung kiểm định.
Xem thêm chi tiết tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định 175/2024/NĐ-CP.
Phạm vi hoạt động của tổ chức kiểm định xây dựng theo Nghị định 175 được quy định thế nào?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 108 Nghị định 175/2024/NĐ-CP quy định phạm vi hoạt động của tổ chức kiểm định xây dựng như sau:
Điều kiện năng lực và phạm vi hoạt động của tổ chức kiểm định xây dựng
...
2. Phạm vi hoạt động:
a) Hạng I: Được thực hiện kiểm định xây dựng tất cả các cấp công trình cùng loại;
b) Hạng II: Được thực hiện kiểm định xây dựng các công trình từ cấp II trở xuống cùng loại;
c) Hạng III: Được thực hiện kiểm định xây dựng các công trình từ cấp III trở xuống cùng loại.
3. Tổ chức tham gia hoạt động kiểm định chất lượng vật liệu xây dựng, cấu kiện xây dựng, sản phẩm xây dựng phải đáp ứng các điều kiện sau:
a) Phải sử dụng phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng với các phép thử được cơ quan có thẩm quyền công nhận phù hợp với nội dung thực hiện kiểm định;
b) Cá nhân thực hiện kiểm định có chuyên môn phù hợp với công tác kiểm định xây dựng.
Như vậy, phạm vi hoạt động của tổ chức kiểm định xây dựng như sau:
- Hạng I: Được thực hiện kiểm định xây dựng tất cả các cấp công trình cùng loại;
- Hạng II: Được thực hiện kiểm định xây dựng các công trình từ cấp II trở xuống cùng loại;
- Hạng III: Được thực hiện kiểm định xây dựng các công trình từ cấp III trở xuống cùng loại.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Gợi ý thảo luận hội nghị cán bộ công chức viên chức năm 2025? Tham gia ý kiến tại hội nghị cán bộ công chức người lao động?
- Sử dụng giấy phép lái xe máy hết điểm bị phạt bao nhiêu 2025? Mức phạt sử dụng giấy phép lái xe máy hết điểm 2025?
- Tổng hợp lời nhận xét học sinh cuối kì 1 năm học 2024 2025 các cấp? Những lời nhận xét hay của giáo viên chủ nhiệm học kì 1?
- Cơ quan chuyên môn về xây dựng thực hiện thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở đối với dự án nào?
- Biện pháp được áp dụng trong phòng thủ dân sự theo các cấp độ cụ thể được quy định như thế nào?