Điều kiện năng lực hoạt động thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng công trình được quy định như thế nào? Việc không lập kế hoạch bảo trì công trình xây dựng hằng năm có bị xử phạt vi phạm hành chính không?

Khi chỉ định đơn vị thiết kế và thẩm tra hồ sơ thiết kế đối với công trình xây dựng có tổng vốn là 1,2 tỷ ( giá trị xây lắp dưới 1 tỷ) thì đơn vị thiết kế và thẩm tra phải đủ năng lực như thế nào? Việc không lập kế hoạch bảo trì công trình xây dựng hằng năm có bị xử phạt vi phạm hành chính không?

Điều kiện năng lực của tổ chức thiết kế xây dựng công trình được quy định như thế nào?

(1) Căn cứ Điều 154 Luật Xây dựng 2014 điều kiện của tổ chức thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng công trình như sau:

- Có đủ điều kiện năng lực họat động thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng công trình.

- Cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm thiết kế, chủ trì thiết kế phải có năng lực hành nghề thiết kế xây dựng và có chứng chỉ hành nghề phù hợp với yêu cầu của loại, công trình.

(2) Căn cứ Khoản 28 Điều 1 Nghị định 100/2018/NĐ-CP quy định như sau:

- Tổ chức tham gia hoạt động thiết kế xây dựng công trình phải đáp ứng các điều kiện tương ứng với các hạng năng lực như sau:

+ Hạng I:

++ Cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm thiết kế xây dựng, chủ trì các bộ môn thiết kế có chứng chỉ hành nghề hạng I phù hợp với lĩnh vực chuyên môn đảm nhận;

++ Cá nhân tham gia thực hiện thiết kế có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với lĩnh vực, loại công trình đăng ký cấp chứng chỉ năng lực;

++ Đã thực hiện thiết kế, thẩm tra thiết kế ít nhất 01 công trình từ cấp I trở lên hoặc 02 công trình từ cấp II trở lên cùng loại.

+ Hạng II:

++ Cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm thiết kế xây dựng, chủ trì các bộ môn thiết kế có chứng chỉ hành nghề từ hạng II trở lên phù hợp với lĩnh vực chuyên môn đảm nhận;

++ Cá nhân tham gia thực hiện thiết kế có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với lĩnh vực, loại công trình đăng ký cấp chứng chỉ năng lực;

++ Đã thực hiện thiết kế, thẩm tra thiết kế ít nhất 01 công trình từ cấp II trở lên hoặc 02 công trình từ cấp III trở lên cùng loại.

+ Hạng III:

++ Cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm thiết kế xây dựng, chủ trì các bộ môn thiết kế có chứng chỉ hành nghề từ hạng III trở lên phù hợp với lĩnh vực chuyên môn đảm nhận;

++ Cá nhân tham gia thực hiện thiết kế có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với lĩnh vực, loại công trình đăng ký cấp chứng chỉ năng lực.

- Phạm vi hoạt động:

+ Hạng I: Được thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng tất cả các cấp công trình cùng loại.

+ Hạng II: Được thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng các công trình cùng loại từ cấp II trở xuống.

+ Hạng III: Được thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng các công trình cùng loại từ cấp III trở xuống.”.

Như vậy, khi chỉ định đơn vị thiết kế và thẩm tra thiết kế đối vơi công trình xây dựng có tổng vốn là 1,2 tỷ (giá trị xây lắp dưới 1 tỷ) thì đơn vị thiết kế và thẩm tra phải đủ năng lực như các quy định trên.

Điều kiện năng lực hoạt động thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng công trình được quy định như thế nào?

Điều kiện năng lực hoạt động thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng công trình được quy định như thế nào?

Quy định về mức phạt tiền áp dụng với cá nhân và tổ chức là gì?

Căn cứ khoản 3 Điều 4 Nghị định 16/2022/NĐ-CP quy định như sau:

- Trong Nghị định này, mức phạt tiền tối đa được quy định như sau:

+ Trong hoạt động xây dựng, kinh doanh bất động sản là 1.000.000.000 đồng;

+ Trong hoạt động sản xuất vật liệu xây dựng, quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật, quản lý, phát triển nhà là 300.000.000 đồng;

+ Mức phạt tiền quy định tại Nghị định này là mức phạt áp dụng đối với tổ chức (trừ mức phạt quy định tại điểm a, điểm b, điểm c khoản 1 Điều 24; điểm a, điểm b, điểm c khoản 1 Điều 59, điểm a khoản 3 Điều 64, Điều 65, khoản 1 (trừ điểm e) Điều 70 Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân). Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với cá nhân bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức.

Việc không lập kế hoạch bảo trì công trình xây dựng hằng năm có bị xử phạt vi phạm hành chính không?

Căn cứ khoản 2 Điều 20 Nghị định 16/2022/NĐ-CP quy định về mức phạt như sau:

- Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

+ Không xác nhận đã hoàn thành trách nhiệm bảo hành của nhà thầu;

+ Không tổ chức lập quy trình bảo trì công trình xây dựng hoặc không thực hiện bảo trì công trình theo đúng quy trình được duyệt;

+ Không lập kế hoạch bảo trì công trình xây dựng hằng năm theo quy định;

+ Không lập hồ sơ sửa chữa công trình theo quy định;

+ Không bàn giao, bàn giao chậm hoặc bàn giao không đầy đủ quy trình bảo trì công trình xây dựng được duyệt cho chủ sở hữu, đơn vị quản lý sử dụng công trình;

+ Không lập dự toán chi phí bảo trì trong kế hoạch bảo trì được duyệt theo quy định đối với công trình xây dựng sử dụng vốn đầu tư công, vốn nhà nước ngoài đầu tư công, dự án PPP.

Như vậy, đối với hành vi không lập kế hoạch bảo trì công trình xây dựng hằng năm theo quy định sẽ bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với tổ chức, nếu là cá nhân vi phạm sẽ bị phạt từ 15.000.000 đến 20.000.000 đồng (do đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với cá nhân bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức căn cứ tại khoản 3 Điều 4 Nghị định 16/2022/NĐ-CP).

Trên đây là những quy định pháp luật liên quan đến nội dung thiết kế xây dựng công trình và quy định về bảo trì công trình xây dựng mà bạn quan tâm.

Thiết kế xây dựng
Xử phạt vi phạm hành chính
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Thiết kế kỹ thuật trong dự án đầu tư xây dựng công trình có phải là cơ sở để triển khai thiết kế bản vẽ thi công hay không?
Pháp luật
Số bước thiết kế xây dựng được xác định tại đâu? Chủ đầu tư có thể thuê tổ chức khác để lập nhiệm vụ thiết kế xây dựng không?
Pháp luật
Hồ sơ thiết kế xây dựng công trình là gì? Sau khi hồ sơ thiết kế xây dựng được phê duyệt, chủ đầu tư phải kiểm tra những gì?
Pháp luật
Bên mời thầu có được chấp thuận khi nhà thầu sử dụng nhà thầu phụ mà nhà thầu phụ này đã lập, thẩm tra thiết kế FEED cho gói thầu mà nhà thầu đã trúng thầu hay không?
Pháp luật
Thiết kế xây dựng có mấy bước? Thiết kế xây dựng đã được phê duyệt thì có được điều chỉnh không?
Pháp luật
Đỗ xe ô tô trên dốc mà không chèn bánh thì có bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe hay không?
Pháp luật
Mẫu quyết định sửa đổi bổ sung, hủy bỏ một phần quyết định trong xử phạt vi phạm hành chính mới nhất?
Pháp luật
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được quy định như thế nào? Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn là bao lâu?
Pháp luật
Hành vi đánh vợ có bị xử phạt cảnh cáo không? Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính gồm những hình thức gì?
Pháp luật
Xử phạt vi phạm hành chính dựa trên nguyên tắc nào? Chủ xe có thể đi nộp phạt giúp người vi phạm giao thông không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thiết kế xây dựng
24,096 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Thiết kế xây dựng Xử phạt vi phạm hành chính
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào