Điều kiện ký hợp đồng mua bán điện phục vụ mục đích sinh hoạt là gì khi không còn yêu cầu nộp sổ hộ khẩu?
Sửa đổi quy định về điều kiện ký hợp đồng mua điện phục vụ mục đích sinh hoạt như thế nào?
Tại khoản 1 Điều 11 Nghị định 137/2013/NĐ-CP quy định về điều kiện ký hợp đồng mua bán điện phục vụ mục đích sinh hoạt như sau:
- Bên mua điện phải có đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật và có giấy đề nghị mua điện kèm theo bản sao của một trong các giấy tờ sau: Hộ khẩu thường trú, hoặc sổ tạm trú; giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở hoặc quyết định phân nhà; hợp đồng mua bán nhà hợp lệ; hợp đồng thuê nhà có thời hạn từ 01 năm trở lên; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (trên đất đã có nhà ở); Hợp đồng ủy quyền quản lý và sử dụng nhà được công chứng hoặc chứng thực;
- Bên bán điện có lưới điện phân phối đủ khả năng cung cấp điện đáp ứng nhu cầu của bên mua điện.
Theo đó, điều kiện về bên mua điện thì ngoài việc bên này phải đủ năng lực hành vi dân sự thì phải đảm bảo có các loại giấy tờ bao gồm Hộ khẩu thường trú, hoặc sổ tạm trú; giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở hoặc quyết định phân nhà; hợp đồng mua bán nhà hợp lệ; hợp đồng thuê nhà có thời hạn từ 01 năm trở lên; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (trên đất đã có nhà ở); Hợp đồng ủy quyền quản lý và sử dụng nhà được công chứng hoặc chứng thực
Theo đó, quy định trên phải xuất trình sổ hộ khẩu thường trú, hoặc sổ tạm trú khi chứng minh điều kiện mua điện phục vụ mục đích sinh hoạt.
Tuy nhiên, nhằm thực hiện Luật cư trú 2020 về việc sẽ chính thức bỏ Sổ hộ khẩu giấy, Sổ tạm trú giấy từ 01/01/2023. Ngày 21/12/2022, Chính phủ đã ban hành Nghị định 104/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung các Nghị định liên quan đến nộp, xuất trình Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú giấy khi thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công.
Trong đó, khoản 1 Điều 8 Nghị định 104/2022/NĐ-CP sửa đổi điểm a khoản 1 Điều 11 Nghị định 137/2013/NĐ-CP và khoản 2 Điều 8 Nghị định 104/2022/NĐ-CP bổ sung khoản 1a Điều 11 Nghị định 137/2013/NĐ-CP. Cụ thể quy định về điều kiện ký hợp đồng mua điện phục vụ mục đích sinh hoạt từ 1/1/2023 là như sau:
- Bên mua điện phải có đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật, có đề nghị mua điện và thông tin về cư trú của hộ gia đình tại địa điểm mua điện hoặc giấy tờ chứng minh quyền sở hữu, quản lý, sử dụng địa điểm mua điện
- Hồ sơ đề nghị đăng ký mua điện phục vụ mục đích sinh hoạt của bên mua điện dạng giấy hoặc dữ liệu điện tử bao gồm: Đề nghị mua điện và một trong các giấy tờ, tài liệu sau:
+ Thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân, Giấy xác nhận thông tin về cư trú, Giấy thông báo số định danh cá nhân và thông tin công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư của cá nhân đại diện bên mua điện. Tại một địa điểm đăng ký mua điện, bên mua điện là một hộ gia đình thì chỉ được ký 01 Hợp đồng.
+ Trường hợp không sử dụng thông tin về cư trú của hộ gia đình tại địa điểm mua điện, bên mua điện cung cấp bản sao của một trong các giấy tờ sau: Giấy chứng nhận về quyền sở hữu nhà ở; giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất (trên đất đã có nhà ở); quyết định phân nhà; hợp đồng mua bán nhà; hợp đồng thuê nhà có thời hạn từ 01 năm trở lên hoặc các giấy tờ khác chứng minh quyền sở hữu, quản lý, sử dụng địa điểm mua điện có thời hạn từ 01 năm trở lên để đăng ký mua điện và chỉ được ký 01 Hợp đồng.
Như vậy, hồ sơ đề nghị đăng ký mua điện phục vụ mục đích sinh hoạt không còn yêu cầu hộ khẩu thường trú, hoặc sổ tạm trú từ 1/1/2023.
Điều kiện ký hợp đồng mua bán điện phục vụ mục đích sinh hoạt là gì khi không còn yêu cầu nộp sổ hộ khẩu? (Hình từ Internet)
Sau khi đã đảm bảo các điều kiện mua bán điện bên bán điện phải cung cấp điện trong thời hạn bao lâu?
Căn cứ khoản 2 Điều 11 Nghị định 137/2013/NĐ-CP có quy định như sau:
Hợp đồng mua bán điện phục vụ mục đích sinh hoạt
...
2. Bên bán điện phải ký hợp đồng và cấp điện cho bên mua điện trong thời hạn 07 ngày làm việc khi có đủ các điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều này.
Theo đó, sau khi cả bên bán và bên mua đã có đủ các điều kiện theo quy định thì Bên bán điện phải ký hợp đồng và cấp điện cho bên mua điện trong thời hạn 07 ngày làm việc.
Hành vi nào của bên mua điện được xem là vi phạm hợp đồng mua bán điện?
Căn cứ khoản 2 Điều 13 Nghị định 137/2013/NĐ-CP có quy định như sau về các hành vi vi phạm của bên mua điện bao gồm:
- Trì hoãn việc thực hiện hợp đồng đã ký;
- Sử dụng điện sai mục đích ghi trong hợp đồng;
- Sử dụng quá công suất đã đăng ký trong biểu đồ phụ tải được ghi trong hợp đồng mua bán điện vào giờ cao điểm;
- Không thanh lý hợp đồng khi không sử dụng điện;
- Chậm trả tiền điện theo quy định mà không có lý do chính đáng;
- Trì hoãn hoặc không bồi thường cho bên bán điện về những thiệt hại do lỗi của mình gây ra;
- Các hành vi khác vi phạm các quy định về mua bán điện.
Nghị định 104/2022/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cách viết đơn xin giao đất mới nhất theo Nghị định 102? Diện tích đất tính tiền sử dụng đất được quy định thế nào?
- Mẫu Báo cáo định kỳ hằng năm của DN sử dụng vật liệu nổ công nghiệp mới nhất theo quy định hiện nay?
- Giải thể doanh nghiệp có phải mất phí không? Doanh nghiệp có được ký kết hợp đồng mới khi đã có quyết định giải thể doanh nghiệp không?
- Mục đích của chỉ dẫn kỹ thuật trong xây dựng là gì? Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm trình chủ đầu tư chấp thuận nội dung gì?
- Năm cá nhân số 4 năm 2025 có ý nghĩa gì? Năm 2025 là năm thế giới số mấy? Hành vi xem thần số học có phải là mê tín dị đoan không?