Điều kiện kinh doanh dịch vụ lai dắt tàu biển hiện nay có yêu cầu về số lượng tàu lai dắt hay không?
- Điều kiện kinh doanh dịch vụ lai dắt tàu biển có yêu cầu về số lượng tàu lai dắt hay không?
- Chỉ có 01 tàu lai dắt thì có đủ điều kiện để kinh doanh dịch vụ lai dắt tàu biển không?
- Ai có trách nhiệm bồi thường tổn thất trong lai dắt tàu biển?
- Hợp đồng lai dắt tàu biển là hợp đồng có phải giao kết bằng văn bản không? Và thời hiệu khởi kiện về việc thực hiện hợp đồng là bao lâu?
Điều kiện kinh doanh dịch vụ lai dắt tàu biển có yêu cầu về số lượng tàu lai dắt hay không?
Căn cứ Điều 257 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ lai dắt tàu biển như sau:
Điều kiện kinh doanh dịch vụ lai dắt tàu biển
1. Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lai dắt tàu biển tại Việt Nam phải được thành lập theo quy định của pháp luật; trường hợp là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải bảo đảm phần vốn góp theo quy định.
2. Có người chuyên trách thực hiện khai thác dịch vụ lai dắt tàu biển và người chuyên trách công tác pháp chế.
3. Có số lượng tàu lai dắt theo quy định. Tàu lai dắt phải là tàu thuyền Việt Nam.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này và việc lai dắt tại Việt Nam của tàu không thuộc quy định tại khoản 1 Điều này.
Theo quy định trên, điều kiện kinh doanh dịch vụ lai dắt tàu biển có bao gồm yêu cầu phải có số lượng tàu lai dắt theo quy định, tàu lai dắt phải là tàu thuyền Việt Nam.
Điều kiện kinh doanh dịch vụ lai dắt tàu biển có yêu cầu về số lượng tàu lai dắt hay không? (Hình từ internet)
Chỉ có 01 tàu lai dắt thì có đủ điều kiện để kinh doanh dịch vụ lai dắt tàu biển không?
Căn cứ Điều 13 Nghị định 160/2016/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 3 Nghị định 147/2018/NĐ-CP quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ lai dắt tàu biển như sau:
Điều kiện kinh doanh dịch vụ lai dắt tàu biển
1. Là doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh dịch vụ lai dắt tàu biển tại Việt Nam phải được thành lập theo quy định của pháp luật. Trường hợp doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài kinh doanh dịch vụ lai dắt tàu biển, tỷ lệ phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài không vượt quá 49% vốn điều lệ của doanh nghiệp.
2. Có quyền sử dụng hợp pháp tối thiểu 01 tàu lai dắt; tàu lai dắt phải là tàu thuyền mang cờ quốc tịch Việt Nam.
Theo quy định trên thì để kinh doanh dịch vụ lai dắt tàu biển phải có tối thiểu 01 tàu lai dắt; tàu lai dắt phải là tàu thuyền mang cờ quốc tịch Việt Nam.
Trong trường hợp này, chỉ có 01 tàu lai dắt thì vẫn đủ điều kiện để kinh doanh dịch vụ lai dắt tàu biển nếu tàu lai dắt đó là tàu thuyền mang cờ quốc tịch Việt Nam.
Ai có trách nhiệm bồi thường tổn thất trong lai dắt tàu biển?
Căn cứ Điều 261 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 quy định về trách nhiệm bồi thường tổn thất trong lai dắt tàu biển như sau:
Trách nhiệm bồi thường tổn thất trong lai dắt tàu biển
1. Chủ tàu của tàu có thuyền trưởng giữ quyền chỉ huy đoàn tàu lai dắt phải chịu trách nhiệm về các tổn thất đối với tàu, người và tài sản trên tàu của các thành viên khác trong đoàn tàu lai dắt, nếu không chứng minh được rằng các tổn thất đó xảy ra ngoài phạm vi trách nhiệm của mình.
2. Các tàu dưới quyền chỉ huy của thuyền trưởng tàu khác không được miễn, giảm trách nhiệm quan tâm đến sự an toàn chung của đoàn tàu lai dắt; chủ tàu chịu trách nhiệm về các tổn thất đối với tàu, người và tài sản trên tàu của các thành viên khác, nếu tàu của mình có lỗi gây ra tổn thất.
3. Trong quá trình thực hiện hợp đồng lai dắt tàu biển, nếu gây thiệt hại cho bên thứ ba thì các bên của hợp đồng phải chịu trách nhiệm bồi thường theo mức độ lỗi của mỗi bên.
Theo quy định trên, chủ tàu của tàu có thuyền trưởng giữ quyền chỉ huy đoàn tàu lai dắt phải chịu trách nhiệm về các tổn thất đối với tàu, người và tài sản trên tàu của các thành viên khác trong đoàn tàu lai dắt, nếu không chứng minh được rằng các tổn thất đó xảy ra ngoài phạm vi trách nhiệm của mình.
Bên cạnh đó, các tàu dưới quyền chỉ huy của thuyền trưởng tàu khác không được miễn, giảm trách nhiệm quan tâm đến sự an toàn chung của đoàn tàu lai dắt. Chủ tàu chịu trách nhiệm về các tổn thất đối với tàu, người và tài sản trên tàu của các thành viên khác, nếu tàu của mình có lỗi gây ra tổn thất.
Trường hợp trong quá trình thực hiện hợp đồng lai dắt tàu biển, nếu gây thiệt hại cho bên thứ ba thì các bên của hợp đồng phải chịu trách nhiệm bồi thường theo mức độ lỗi của mỗi bên.
Hợp đồng lai dắt tàu biển là hợp đồng có phải giao kết bằng văn bản không? Và thời hiệu khởi kiện về việc thực hiện hợp đồng là bao lâu?
Căn cứ Điều 258 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 quy định về hợp đồng lai dắt tàu biển như sau:
Hợp đồng lai dắt tàu biển
1. Hợp đồng lai dắt tàu biển là hợp đồng được giao kết bằng văn bản giữa chủ tàu lai và bên thuê lai dắt, trừ trường hợp lai dắt hỗ trợ trong vùng nước cảng biển.
2. Giá dịch vụ lai dắt tàu biển do các bên thỏa thuận, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Tại Điều 262 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 quy định về thời hiệu khởi kiện về việc thực hiện hợp đồng lai dắt tàu biển như sau:
Thời hiệu khởi kiện về việc thực hiện hợp đồng lai dắt tàu biển
Thời hiệu khởi kiện về việc thực hiện hợp đồng lai dắt tàu biển là 02 năm kể từ ngày phát sinh tranh chấp.
Theo đó, hợp đồng lai dắt tàu biển phải được giao kết bằng văn bản giữa chủ tàu lai và bên thuê lai dắt, trừ trường hợp lai dắt hỗ trợ trong vùng nước cảng biển. Giá dịch vụ lai dắt tàu biển do các bên thỏa thuận, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Thời hiệu khởi kiện về việc thực hiện hợp đồng lai dắt tàu biển là 02 năm kể từ ngày phát sinh tranh chấp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trong hợp đồng EPC, nhà thầu có phải chịu bồi thường rủi ro tổn hại thân thể đối với bất cứ người nào do nguyên nhân thi công không?
- Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu cấm nhập khẩu được quy định như thế nào? Hồ sơ cấp Giấy phép quá cảnh hàng hóa bao gồm?
- Chức năng của Quân đội nhân dân Việt Nam là gì? Công dân có quyền và nghĩa vụ gì về quốc phòng?
- https//baocaovien vn thi trực tuyến Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024 đăng nhập thế nào?
- Dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 23, Nghị định 24 hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 mới nhất?