Điều kiện hỗ trợ phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị thuộc chương trình mục tiêu quốc gia được quy định thế nào?
- Hỗ trợ phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị thuộc chương trình mục tiêu quốc gia là gì?
- Điều kiện hỗ trợ phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị thuộc chương trình mục tiêu quốc gia được quy định thế nào?
- Các cơ quan, đơn vị được giao kế hoạch, dự toán thực hiện hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất có trách nhiệm gì?
Hỗ trợ phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị thuộc chương trình mục tiêu quốc gia là gì?
Hỗ trợ phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị được quy định tại khoản 10 Điều 3 Nghị định 27/2022/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Nghị định 38/2023/NĐ-CP) như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
10. Hỗ trợ phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị là phương thức hỗ trợ thông qua dự án, kế hoạch liên kết do đơn vị chủ trì liên kết hợp tác với các đối tượng liên kết trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, dịch vụ theo chuỗi giá trị.
11. Hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng là phương thức hỗ trợ cộng đồng dân cư thực hiện dự án, phương án phát triển sản xuất, dịch vụ do chính cộng đồng dân cư đề xuất và tổ chức thực hiện.
12. Hỗ trợ phát triển sản xuất theo nhiệm vụ là phương thức hỗ trợ thông qua đặt hàng, giao nhiệm vụ hoặc đấu thầu lựa chọn cơ quan, đơn vị có đủ năng lực, kinh nghiệm thực hiện hoạt động hỗ trợ người dân sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ.
13. Hỗ trợ phát triển sản xuất đặc thù là phương thức hỗ trợ thông qua các dự án, mô hình mẫu hoặc các dự án, mô hình gắn phát triển sản xuất với bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, bình đẳng giới do bộ, cơ quan trung ương quản lý, tổ chức thực hiện.
...
Như vậy, hỗ trợ phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị thuộc chương trình mục tiêu quốc gia là phương thức hỗ trợ thông qua dự án, kế hoạch liên kết do đơn vị chủ trì liên kết hợp tác với các đối tượng liên kết trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, dịch vụ theo chuỗi giá trị.
Hỗ trợ phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị thuộc chương trình mục tiêu quốc gia là gì? (Hình từ Internet)
Điều kiện hỗ trợ phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị thuộc chương trình mục tiêu quốc gia được quy định thế nào?
Điều kiện hỗ trợ phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị được quy định tại khoản 1 Điều 21 Nghị định 27/2022/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 12 Điều 1 Nghị định 38/2023/NĐ-CP) như sau:
Hỗ trợ phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị
1. Điều kiện hỗ trợ phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị
a) Dự án, kế hoạch liên kết phải xác định được kết quả về chỉ số tạo việc làm, mức tăng thu nhập, đóng góp phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương theo kế hoạch năm và thời điểm kết thúc dự án.
b) Đơn vị chủ trì liên kết và các đối tượng liên kết phải có hợp đồng hoặc biên bản hợp tác về đào tạo, hỗ trợ kỹ thuật, cung ứng vật tư, dịch vụ đầu vào, tổ chức sản xuất, thu hoạch, sơ chế, chế biến, thu mua, tiêu thụ sản phẩm.
c) Đảm bảo tỷ lệ tham gia của người dân thuộc đối tượng đầu tư của chương trình mục tiêu quốc gia theo quy định tại khoản 5 Điều 20 Nghị định này và quy định của cơ quan có thẩm quyền tại địa phương.
2. Mẫu hồ sơ đề nghị dự án, kế hoạch liên kết
a) Mẫu hồ sơ đề nghị dự án, kế hoạch liên kết trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp thực hiện theo quy định của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.
...
Như vậy, điều kiện hỗ trợ phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị thuộc chương trình mục tiêu quốc gia được quy định cụ thể như sau:
(1) Dự án, kế hoạch liên kết phải xác định được kết quả về chỉ số tạo việc làm, mức tăng thu nhập, đóng góp phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương theo kế hoạch năm và thời điểm kết thúc dự án.
(2) Đơn vị chủ trì liên kết và các đối tượng liên kết phải có hợp đồng hoặc biên bản hợp tác về đào tạo, hỗ trợ kỹ thuật, cung ứng vật tư, dịch vụ đầu vào, tổ chức sản xuất, thu hoạch, sơ chế, chế biến, thu mua, tiêu thụ sản phẩm.
(3) Đảm bảo tỷ lệ tham gia của người dân thuộc đối tượng đầu tư của chương trình mục tiêu quốc gia theo quy định tại khoản 5 Điều 20 Nghị định 27/2022/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 11 Điều 1 Nghị định 38/2023/NĐ-CP) và quy định của cơ quan có thẩm quyền tại địa phương.
Các cơ quan, đơn vị được giao kế hoạch, dự toán thực hiện hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất có trách nhiệm gì?
Trách nhiệm của cơ quan, đơn vị được giao kế hoạch, dự toán được quy định tại khoản 6 Điều 21 Nghị định 27/2022/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 12 Điều 1 Nghị định 38/2023/NĐ-CP) như sau:
Hỗ trợ phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị
...
6. Trách nhiệm của cơ quan, đơn vị được giao kế hoạch, dự toán thực hiện hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất:
a) Căn cứ Quyết định của cấp có thẩm quyền phê duyệt dự án hỗ trợ phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị, ký hợp đồng với đơn vị chủ trì liên kết triển khai thực hiện dự án, kế hoạch liên kết.
b) Tổ chức thực hiện các nội dung, hoạt động hỗ trợ theo nhiệm vụ, quyền hạn được giao (nếu có).
c) Thanh toán, giải ngân vốn cho đơn vị chủ trì liên kết, hoặc các bên liên quan theo tiến độ thực hiện tại Hợp đồng ký kết với đơn vị chủ trì liên kết.
d) Lập sổ theo dõi, giám sát việc sử dụng tài sản hình thành sau hỗ trợ (nếu có), tổ chức thanh lý, thu hồi tài sản theo quy định (nếu có).
đ) Giám sát kết quả thực hiện dự án, kế hoạch liên kết.
...
Như vậy, theo quy định, các cơ quan, đơn vị được giao kế hoạch, dự toán thực hiện hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất có trách nhiệm:
(1) Căn cứ Quyết định của cấp có thẩm quyền phê duyệt dự án hỗ trợ phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị, ký hợp đồng với đơn vị chủ trì liên kết triển khai thực hiện dự án, kế hoạch liên kết.
(2) Tổ chức thực hiện các nội dung, hoạt động hỗ trợ theo nhiệm vụ, quyền hạn được giao (nếu có).
(3) Thanh toán, giải ngân vốn cho đơn vị chủ trì liên kết, hoặc các bên liên quan theo tiến độ thực hiện tại Hợp đồng ký kết với đơn vị chủ trì liên kết.
(4) Lập sổ theo dõi, giám sát việc sử dụng tài sản hình thành sau hỗ trợ (nếu có), tổ chức thanh lý, thu hồi tài sản theo quy định (nếu có).
(5) Giám sát kết quả thực hiện dự án, kế hoạch liên kết.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chi sinh hoạt phí đào tạo ngắn hạn cho lưu học sinh Lào và Campuchia học tập tại Việt Nam là bao nhiêu?
- Phương pháp nghiên cứu của kinh tế chính trị Mác Lênin? Đối tượng của Kinh tế chính trị Mác Lê nin là gì?
- Bảng lương Viên chức năm 2025 chi tiết thế nào? Tăng lương Viên chức năm 2025 trong trường hợp nào?
- Thủ tục cho phép trường đại học hoạt động đào tạo thực hiện theo Nghị định 125 như thế nào?
- Người nộp thuế có bị ấn định thuế khi không xuất trình sổ kế toán xác định số tiền thuế phải nộp không?