Muốn trở thành kiểm toán viên thì cần phải đáp ứng được các điều kiện cần thiết nào để có thể dự thi?
Kiểm toán viên là gì?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Luật Kiểm toán độc lập 2011 thì kiểm toán viên được định nghĩa như sau:
"5. Kiểm toán viên là người được cấp chứng chỉ kiểm toán viên theo quy định của pháp luật hoặc người có chứng chỉ của nước ngoài được Bộ Tài chính công nhận và đạt kỳ thi sát hạch về pháp luật Việt Nam."
Điều kiện dự thi kiểm toán viên được quy định ra sao?
Theo Điều 4 Thông tư 91/2017/TT-BTC quy định về việc thi, cấp, quản lý chứng chỉ kiểm toán viên và chứng chỉ kế toán viên thì người dự thi lấy chứng chỉ kiểm toán viên, chứng chỉ kế toán viên phải có đủ các điều kiện sau đây::
- Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trung thực, liêm khiết, có ý thức chấp hành pháp luật;
- Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên về chuyên ngành Tài chính, Ngân hàng, Kế toán, Kiểm toán; hoặc có bằng tốt nghiệp đại học các chuyên ngành khác với tổng số đơn vị học trình (hoặc tiết học) các môn học: Tài chính, Kế toán, Kiểm toán, Phân tích hoạt động tài chính, Thuế từ 7% trở lên trên tổng số học trình (hoặc tiết học) cả khóa học; hoặc có bằng tốt nghiệp đại học các chuyên ngành khác và có văn bằng, chứng chỉ hoàn thành các khoá học do Tổ chức nghề nghiệp quốc tế về kế toán, kiểm toán cấp bảo đảm các quy định tại Điều 9 Thông tư này;
- Có thời gian công tác thực tế về tài chính, kế toán, kiểm toán tối thiểu 36 tháng, được tính trong khoảng thời gian từ tháng tốt nghiệp ghi trên bằng tốt nghiệp đại học (hoặc sau đại học) đến thời điểm đăng ký dự thi. Thời gian công tác thực tế về kiểm toán bao gồm thời gian làm trợ lý kiểm toán tại doanh nghiệp kiểm toán, thời gian làm kiểm toán nội bộ tại bộ phận kiểm toán nội bộ của đơn vị, thời gian làm kiểm toán tại cơ quan Kiểm toán Nhà nước;
- Nộp đầy đủ, đúng mẫu hồ sơ dự thi và chi phí dự thi theo quy định;
- Không thuộc các đối tượng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 52 Luật kế toán 2015.
Theo quy định trên thì người dự thi phải có thời gian công tác thực tế về tài chính, kế toán, kiểm toán tối thiểu 36 tháng (được tính trong khoảng thời gian từ tháng tốt nghiệp ghi trên bằng tốt nghiệp đại học (hoặc sau đại học) đến thời điểm đăng ký dự thi). Có thể hiểu thời gian này là tổng thời gian công tác thực tế về tài chính, kế toán, kiểm toán. Do vậy trường hợp của bạn công tác thực tế trong thời gian 36 tháng đủ điều kiện dự thi theo Điều 4 nêu trên.
Điều kiện trở thành kiểm toán viên
Hồ sơ dự thi kiểm toán viên bao gồm những gì?
Theo khoản 1 Điều 5 Thông tư 91/2017/TT-BTC thì hồ sơ đăng ký để lấy chứng chỉ kiểm toán viên bao gồm
- Phiếu đăng ký dự thi có xác nhận của cơ quan, đơn vị nơi đang công tác hoặc của Ủy ban nhân dân địa phương nơi cư trú, có dán ảnh màu cỡ 3x4 và đóng dấu giáp lai theo mẫu quy định tại Phụ lục số 02a hoặc Phụ lục số 02b ban hành kèm theo Thông tư này kèm theo Giấy xác nhận về thời gian công tác thực tế làm tài chính, kế toán, kiểm toán có chữ ký của người đại diện theo pháp luật (hoặc người được ủy quyền) và đóng dấu xác nhận của cơ quan, đơn vị theo mẫu quy định tại Phụ lục số 06 ban hành kèm theo Thông tư này;
- Bản sao có chứng thực giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước hoặc hộ chiếu;
- Sơ yếu lý lịch có xác nhận của cơ quan, đơn vị nơi đang công tác hoặc Uỷ ban nhân dân địa phương nơi cư trú;
- Bản sao văn bằng, chứng chỉ theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư này, có xác nhận của tổ chức cấp hoặc cơ quan công chứng. Nếu là bằng tốt nghiệp đại học các chuyên ngành khác thì phải nộp kèm theo bảng điểm có chứng thực ghi rõ số đơn vị học trình (hoặc tiết học) của tất cả các môn học. Trường hợp người dự thi nộp bằng thạc sỹ, tiến sỹ thì phải nộp kèm theo bảng điểm học thạc sỹ, tiến sỹ có ghi rõ ngành học có chứng thực;
- 3 ảnh màu cỡ 3x4cm mới chụp trong vòng 6 tháng và 02 phong bì có dán tem và ghi rõ họ, tên, địa chỉ của người nhận.
Nếu bạn đăng ký dự thi tiếp các môn chưa thi hoặc thi lại các môn thi đã thi chưa đạt yêu cầu hoặc thi để đạt tổng số điểm quy định tại khoản 4 Điều 18 Thông tư 91/2017/TT-BTC này thì theo khoản 2 Điều 5 hồ sơ sẽ bao gồm:
- Phiếu đăng ký dự thi có xác nhận của cơ quan, đơn vị nơi đang công tác hoặc của Ủy ban nhân dân địa phương nơi cư trú, có dán ảnh màu 3x4cm và đóng dấu giáp lai theo mẫu quy định tại Phụ lục số 02a hoặc Phụ lục số 02b ban hành kèm theo Thông tư này;
- Bản sao Giấy chứng nhận điểm thi của các kỳ thi trước do Hội đồng thi thông báo;
- Ảnh và phong bì như quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này.
Nếu bạn là mgười có chứng chỉ kế toán viên muốn đăng ký dự thi lấy chứng chỉ kiểm toán viên thì theo khoản 3 Điều 5, hồ sơ dự thi gồm:
- Phiếu đăng ký dự thi có xác nhận của cơ quan, đơn vị nơi đang công tác hoặc của Ủy ban nhân dân địa phương nơi cư trú, có dán ảnh màu 3x4cm và đóng dấu giáp lai theo mẫu quy định tại Phụ lục số 02b ban hành kèm theo Thông tư này;
- Bản sao có chứng thực chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu;
- Sơ yếu lý lịch có xác nhận của cơ quan, đơn vị nơi đang công tác hoặc Uỷ ban nhân dân địa phương nơi cư trú;
- Bản sao có chứng thực chứng chỉ kế toán viên;
- Ảnh và phong bì như quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này.
Như vậy, sau khi đã nộp đủ hồ sơ và vượt qua kì thi, bạn sẽ có chứng chỉ kiểm toán viên đúng theo quy định của pháp luật.
Tải về các quy định hiện hành về kiểm toán viên Tải
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng? Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được xét duyệt trúng thầu khi nào?
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự có thời hạn bao lâu? Trường hợp nào được ủy quyền đứng tên trong Giấy chứng nhận?
- Trạm y tế được giới thiệu, chuyển người bệnh đến cơ sở khám bệnh chữa bệnh khác trong trường hợp nào?