Điều kiện để vận chuyển thi hài, hài cốt trên đường sắt quốc gia được quy định thế nào? Vận chuyển thi hài, hài cốt trên đường sắt khi nào thì bị cấm?
Điều kiện để vận chuyển thi hài, hài cốt trên đường sắt quốc gia được quy định thế nào?
Căn cứ theo Điều 64 Luật Đường sắt 2017 có quy định về điều kiện để vận chuyển thi hài, hài cốt trên đường sắt quốc gia như sau:
(1) Thi hài, hài cốt khi vận chuyển trên đường sắt quốc gia phải có người áp tải.
(2) Thi hài, hài cốt khi vận chuyển trên đường sắt quốc gia phải bảo đảm vệ sinh, phòng dịch, bảo vệ môi trường và có đủ giấy tờ theo quy định của pháp luật.
Vận chuyển thi hài, hài cốt trên đường sắt quốc gia (hình từ Internet)
Vận chuyển thi hài, hài cốt trên đường sắt khi nào thì bị cấm?
Tại Điều 9 Luật Đường sắt 2017 quy định về các hành vi bị cấm trong hoạt động đường sắt như sau:
Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động đường sắt
1. Phá hoại công trình đường sắt, phương tiện giao thông đường sắt.
2. Lấn chiếm hành lang an toàn giao thông đường sắt, phạm vi bảo vệ công trình đường sắt.
3. Tự mở lối đi qua đường sắt; xây dựng trái phép cầu vượt, hầm chui, cống hoặc công trình khác trong phạm vi đất dành cho đường sắt; khoan, đào trái phép trong phạm vi bảo vệ công trình đường sắt.
4. Làm sai lệch công trình, hệ thống báo hiệu trên đường sắt; làm che lấp hoặc làm sai lạc tín hiệu giao thông đường sắt.
5. Ngăn cản việc chạy tàu, tùy tiện báo hiệu hoặc sử dụng các thiết bị để dừng tàu, trừ trường hợp phát hiện có sự cố gây mất an toàn giao thông đường sắt.
6. Vượt rào, vượt chắn đường ngang, vượt qua đường ngang khi có tín hiệu cấm; vượt rào ngăn giữa đường sắt với khu vực xung quanh.
7. Xả chất thải không bảo đảm vệ sinh môi trường lên đường sắt; để vật chướng ngại, đổ chất độc hại, chất phế thải lên đường sắt; để chất dễ cháy, chất dễ nổ trong phạm vi bảo vệ công trình đường sắt và hành lang an toàn giao thông đường sắt.
8. Chăn thả súc vật, họp chợ trên đường sắt, trong phạm vi bảo vệ công trình đường sắt và hành lang an toàn giao thông đường sắt.
9. Đi, đứng, nằm, ngồi hoặc hành vi khác trên nóc toa xe, đầu máy, bậc lên xuống toa xe; đu bám, đứng, ngồi hai bên thành toa xe, đầu máy, nơi nối giữa các toa xe, đầu máy; mở cửa lên, xuống tàu, đưa đầu, tay, chân và vật khác ra ngoài thành toa xe khi tàu đang chạy, trừ nhân viên đường sắt, lực lượng chức năng đang thi hành nhiệm vụ.
10. Đi, đứng, nằm, ngồi hoặc hành vi khác trên đường sắt, trừ nhân viên đường sắt, lực lượng chức năng đang thi hành nhiệm vụ.
11. Ném đất, đá hoặc vật khác lên tàu hoặc từ trên tàu xuống.
12. Mang, vận chuyển hàng hóa cấm lưu thông, động vật có dịch bệnh vào ga, lên tàu; mang, vận chuyển trái phép động vật hoang dã, chất phóng xạ, chất dễ cháy, chất dễ nổ và hàng nguy hiểm khác vào ga, lên tàu; mang, vận chuyển thi hài, hài cốt vào ga, lên tàu đường sắt đô thị.
13. Làm, tiêu thụ vé giả; bán vé trái quy định.
14. Đưa phương tiện giao thông đường sắt, trang thiết bị không bảo đảm an toàn kỹ thuật vào hoạt động phục vụ giao thông đường sắt; sử dụng toa xe chở hàng để vận chuyển hành khách; tự ý thay đổi kết cấu, hình dáng, tính năng sử dụng của phương tiện giao thông đường sắt; giao hoặc để cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện giao thông đường sắt.
15. Nối vào tàu khách các toa xe vận tải động vật, hàng hoá có mùi hôi thối, chất dễ cháy, chất dễ nổ, chất độc hại và hàng nguy hiểm khác.
16. Điều khiển tàu chạy quá tốc độ quy định.
17. Nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu trong khi làm nhiệm vụ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn hoặc có chất kích thích khác mà pháp luật cấm sử dụng.
Theo quy định trên thì cấm mang, vận chuyển thi hài, hài cốt vào ga, lên tàu đường sắt đô thị.
Trường hợp vận chuyển thi hài, hài cốt trên đường sắt trên đường sắt trái quy định thì bị phạt thế nào?
Về hành vi vận chuyển thi hài, hài cốt trên đường sắt trên đường sắt trái quy định của doanh nghiệp trực tiếp kinh doanh vận tải đường sắt thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo Điều 71 Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:
Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về kinh doanh vận tải đường sắt
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với doanh nghiệp trực tiếp kinh doanh vận tải đường sắt thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Vận chuyển thi hài, hài cốt trái quy định;
...
4. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
a) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều này buộc phải đưa thi hài, hài cốt, động vật sống xuống tàu tại ga đến gần nhất để xử lý theo quy định;
...
Theo đó thì doanh nghiệp trực tiếp kinh doanh vận tải đường sắt thực hiện vận chuyển thi hài, hài cốt trái quy định sẽ bị phạt từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
Đồng thời buộc phải đưa thi hài, hài cốt xuống tàu tại ga đến gần nhất để xử lý theo quy định.
Đối với cá nhân mang thi hài, hài cốt vào ga, lên tàu đường sắt đô thị; mang thi hài, hài cốt vào ga, lên tàu đường sắt quốc gia trái quy định thì bị xử phạt theo Điều 73 Nghị định 100/2019/NĐ-CP với số tiền phạt là từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng.
Đồng thời sẽ phải buộc đưa thi hài, hài cốt xuống tàu (tại ga đến gần nhất trong trường hợp tàu đang chạy), ra ga để xử lý theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đất nghĩa trang có thuộc nhóm đất chưa sử dụng? Đất nghĩa trang được nhà nước giao cho tổ chức kinh tế bằng hình thức nào?
- Mẫu Nhận xét của chi ủy đối với đảng viên cuối năm? Nhận xét của chi ủy đối với đảng viên được thông báo đến ai?
- Tam tai là gì? Cúng sao giải hạn tam tai có phải mê tín dị đoan không? Hành vi mê tín dị đoan bị xử lý thế nào?
- Nhóm kín, nhóm tele, nhóm zalo chia sẻ link 18+, link quay lén trong group kín thì có bị phạt tù không?
- Chủ đầu tư có phải mua bảo hiểm bắt buộc cho người lao động thi công trên công trường hay không?