Điều kiện để thành lập thư viện công cộng cấp xã cần đáp ứng những yêu cầu gì? Tính loại hình thư viện đối với thư viện công cộng được quy định ra sao?
Thư viện công cộng được hiểu như thế nào?
Theo Điều 11 Luật Thư viện 2019 có quy định như sau:
Thư viện công cộng là thư viện có tài nguyên thông tin tổng hợp phục vụ Nhân dân. Thư viện công cộng được phân cấp như sau: Thư viện cấp tỉnh, Thư viện cấp huyện và Thư viện cấp xã.
Cũng theo tiểu mục 2.1.6 Mục 2 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12843:2019 về Thông tin và tư liệu - Thông kê thư viện có định nghĩa thư viện công cộng như sau:
Thư viện công cộng (public library)
Thư viện tổng hợp mở cửa phục vụ công chúng và mọi người dân trong một cộng đồng địa phương hoặc vùng, thường hoạt động hoàn toàn hoặc một phần bằng ngân sách nhà nước.
CHÚ THÍCH: Thư viện công cộng được định nghĩa là mở cửa cho công chúng, bao gồm trường hợp các dịch vụ thư viện chủ yếu dành cho một bộ phận người sử dụng nhất định thuộc đối tượng phục vụ của thư viện, như: trẻ em, người khiếm thị, hoặc bệnh nhân tại bệnh viện. Các dịch vụ cơ bản của thư viện công cộng đều miễn phí hoặc có mức phí được trợ cấp. Định nghĩa này bao quát cả những dịch vụ do thư viện công cộng cung cấp cho trường học và những dịch vụ do tổ chức cấp vùng cung cấp cho thư viện công cộng trong vùng.
Tính loại hình thư viện đối với thư viện công cộng được quy định ra sao?
Tính loại hình thư viện đối với thư viện công cộng được quy định ra sao?
Theo tiểu mục 6.1.2.4 Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12843:2019 về Thông tin và tư liệu - Thống kê thư viện:
Chia theo cấp quản lý số lượng thư viện theo đơn vị hành chính được khuyến nghị tính như sau:
a) Số lượng thư viện:
Số lượng thư viện gồm hai chỉ tiêu:
- Số lượng thư viện hiện có chia theo cấp quản lý (Trung ương, cấp tỉnh, huyện và xã); số lượng thư viện hiện có của tỉnh/thành, sau đó chia theo đơn vị hành chính (thư viện cấp tỉnh, số thư viện cấp huyện và số thư viện cấp xã của tỉnh/thành phố đó).
Số thư viện hiện có của từng tỉnh/thành được tính bằng thư viện cấp tỉnh + số thư viện cấp huyện + số thư viện cấp xã hiện có của tỉnh/thành đó; sau đó chia theo đơn vị hành chính (thư viện cấp tỉnh, số thư viện cấp huyện, số thư viện cấp xã hiện có của tỉnh/thành phố đó).
- Số lượng thư viện mới thành lập của từng tỉnh/thành; sau đó chia theo đơn vị hành chính (thư viện cấp tỉnh nếu có, số thư viện cấp huyện, số thư viện cấp xã của tỉnh/thành phố đó).
Số thư viện mới thành lập của từng tỉnh/thành được tính bằng thư viện cấp tỉnh (đối với tỉnh mới tách) + số thư viện cấp huyện + số thư viện cấp xã mới thành lập của tỉnh/thành đó; sau đó chia theo đơn vị hành chính (thư viện cấp tính, số thư viện cấp huyện và số thư viện cấp xã mới thành lập của tỉnh/thành phố đó).
b) Bình quân đầu dân/01 thư viện công cộng:
Chỉ tiêu này được chia thành cấp độ bình quân đầu dân/01 thư viện công cộng của từng tỉnh/thành phố. Bình quân đầu dân/thư viện công cộng của từng tỉnh/thành được tính bằng tổng số dân của tỉnh/thành đó chia cho tổng số thư viện công cộng hiện có của tỉnh/thành đó.
Chức năng và nhiệm vụ của thư viện công cộng cấp xã là gì?
Theo Điều 4; khoản 4 Điều 11 Luật Thư viện 2019 có quy định về chức năng, nhiệm vụ của thư viện cấp xã sau đây:
- Xây dựng, xử lý, lưu giữ, bảo quản, kết nối và phát triển tài nguyên thông tin phù hợp với người sử dụng thư viện.
- Tổ chức sử dụng chung tài nguyên thông tin, sản phẩm thông tin và dịch vụ thư viện; truyền bá tri thức, giá trị văn hóa của dân tộc và nhân loại; phục vụ nhu cầu nghiên cứu, học tập, giải trí; góp phần hình thành và phát triển kiến thức, kỹ năng, phẩm chất, năng lực của người sử dụng thư viện.
- Ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ, hiện đại hóa thư viện.
- Phát triển văn hóa đọc và góp phần tạo môi trường học tập suốt đời cho Nhân dân, xây dựng xã hội học tập, nâng cao dân trí, xây dựng con người Việt Nam toàn diện.
+ Tiếp nhận tài nguyên thông tin, tiện ích thư viện từ thư viện cấp tỉnh, thư viện cấp huyện và các nguồn hợp pháp khác;
+ Luân chuyển tài nguyên thông tin đến thư viện cộng đồng, thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng trên địa bàn;
+ Tham gia xây dựng văn hóa đọc, hình thành thói quen đọc cho Nhân dân trên địa bàn;
+ Thực hiện nhiệm vụ khác do cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao.
Điều kiện để thành lập thư viện công cộng cấp xã cần đáp ứng những yêu cầu gì?
Theo Điều 13 Nghị định 93/2020/NĐ-CP quy định về điều kiện thành lập thư viện công cộng cấp xã như sau:
- Có mục tiêu hoạt động đáp ứng các yêu cầu về chức năng, nhiệm vụ quy định tại khoản 4 Điều 11 của Luật Thư viện; có đối tượng phục vụ là tổ chức, cá nhân có nhu cầu sử dụng thư viện trên địa bàn xã, phường, thị trấn.
- Có ít nhất 2.000 bản sách và 02 đầu báo, tạp chí (khuyến khích sử dụng báo điện tử) được xử lý theo quy tắc nghiệp vụ thư viện.
- Có cơ sở vật chất và tiện ích thư viện bảo đảm các yêu cầu sau:
+ Được bố trí ở gần cộng đồng dân cư hoặc vị trí giao thông thuận tiện;
+ Không gian thư viện phải đáp ứng yêu cầu bảo quản tài nguyên thông tin, khu vực phục vụ và khu vệ sinh;
+ Bảo đảm ít nhất 40 m2 đối với không gian đọc cho người sử dụng thư viện;
+ Có các phương tiện, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ của người làm công tác thư viện và phục vụ người sử dụng thư viện; bảo đảm các thiết bị, phương tiện bảo quản tài nguyên thông tin, an ninh, an toàn và phòng cháy, chữa cháy.
- Người làm công tác thư viện tốt nghiệp từ trung học phổ thông trở lên, đã tham gia tập huấn hoặc được hướng dẫn nghiệp vụ về thư viện.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản là gì? Thuộc nhóm đất nào? Sử dụng đất cho hoạt động khoáng sản như thế nào?
- Sĩ quan thuộc lực lượng vũ trang nhân dân được điều động theo yêu cầu quốc phòng, an ninh có được thuê nhà ở công vụ không?
- Nhà đầu tư có được ủy quyền cho công ty điều hành huy động vốn cho dự án dầu khí ở nước ngoài không?
- Kế hoạch tài chính 05 năm xác định các mục tiêu gì? Kế hoạch tài chính 05 năm được sử dụng để làm gì?
- Được chuyển mục đích sử dụng đất rừng sản xuất thành đất thổ cư không? Hạn mức giao đất rừng sản xuất là bao nhiêu?