Điều kiện để được cấp phép kinh doanh dịch vụ bưu chính là gì? Có trường hợp nào không cần giấy phép bưu chính vẫn có thể cung ứng dịch vụ bưu chính không?
Doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính có quyền và nghĩa vụ nào khác với doanh nghiệp thông thường?
Tại Điều 29 Luật Bưu chính 2010 quy định về quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính cụ thể như sau:
"Điều 29. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính
Ngoài quyền và nghĩa vụ quy định tại Luật doanh nghiệp, doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính còn có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
1. Thiết lập mạng bưu chính để cung ứng dịch vụ bưu chính;
2. Được thanh toán đủ giá cước dịch vụ bưu chính mà mình cung ứng;
3. Kiểm tra nội dung gói, kiện hàng hoá trước khi chấp nhận;
4. Từ chối cung ứng dịch vụ bưu chính nếu phát hiện bưu gửi vi phạm quy định tại Điều 12 của Luật này và quy định về điều kiện cung ứng dịch vụ bưu chính của doanh nghiệp;
5. Xử lý bưu gửi không có người nhận quy định tại khoản 5 Điều 17 của Luật này;
6. Cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin về dịch vụ bưu chính cho người sử dụng dịch vụ bưu chính;
7. Niêm yết công khai tại điểm phục vụ Danh mục vật phẩm, hàng hoá không được gửi, chấp nhận, vận chuyển qua mạng bưu chính quy định tại Điều 12 của Luật này và các quy định về điều kiện cung ứng dịch vụ bưu chính của doanh nghiệp;
8. Bảo đảm an toàn, an ninh trong cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính theo quy định tại Điều 13 và Điều 14 của Luật này;
9. Chịu trách nhiệm trước pháp luật khi cố ý chấp nhận bưu gửi vi phạm quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 7 và Điều 12 của Luật này;
10. Không được tiết lộ thông tin về sử dụng dịch vụ bưu chính của tổ chức, cá nhân, trừ trường hợp quy định tại Điều 14 của Luật này;
11. Không được cung ứng dịch vụ bưu chính vi phạm quy định về phạm vi dịch vụ bưu chính dành riêng dưới mọi hình thức;
12. Hưởng thù lao, chi phí hợp lý khi thay mặt người sử dụng dịch vụ bưu chính thực hiện thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu bưu gửi quốc tế quy định tại Điều 15 của Luật này;
13. Thực hiện dịch vụ thay đổi họ tên, địa chỉ người nhận, rút lại bưu gửi, chuyển tiếp, chuyển hoàn bưu gửi theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 16, khoản 2 và khoản 3 Điều 17 của Luật này;
14. Giải quyết khiếu nại, tranh chấp, bồi thường thiệt hại theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan."
Theo đó, ngoài những quyền và nghĩa vụ chung của doanh nghiệp được quy định tại Điều 7 và Điều 8 Luật Doanh nghiệp 2020 thì doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính còn có các quyền và nghĩa vụ nêu trên.
Quy định về việc cấp phép kinh doanh dịch vụ bưu chính
Điều kiện để được cấp phép kinh doanh dịch vụ bưu chính là gì?
Căn cứ theo Điều 21 Luật Bưu chính 2010 quy định về điều kiện cấp phép kinh doanh dịch vụ bưu chính như sau:
"Điều 21. Điều kiện cấp phép kinh doanh dịch vụ bưu chính
1. Doanh nghiệp cung ứng dịch vụ thư có địa chỉ nhận có khối lượng đơn chiếc đến 02 kilôgam (kg) phải có giấy phép kinh doanh dịch vụ bưu chính (sau đây gọi là giấy phép bưu chính) do cơ quan nhà nước có thẩm quyền về bưu chính cấp.
2. Doanh nghiệp được cấp giấy phép bưu chính khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoạt động bưu chính hoặc giấy chứng nhận đầu tư trong lĩnh vực bưu chính;
b) Có khả năng tài chính, nhân sự phù hợp với phương án kinh doanh theo nội dung đề nghị được cấp giấy phép;
c) Có phương án kinh doanh khả thi phù hợp với quy định về giá cước, chất lượng dịch vụ bưu chính;
d) Có biện pháp đảm bảo an ninh thông tin và an toàn đối với con người, bưu gửi, mạng bưu chính."
Như vậy, để được cấp phép kinh doanh dịch vụ bưu chính thì doanh nghiệp cần phải đảm ứng các điều kiện quy định trên.
Các trường hợp nào không cần phải có giấy phép bưu chính?
Theo Điều 26 Luật Bưu chính 2010 quy định về các trường hợp không cần giấy phép bưu chính, không cần thông báo hoạt động như sau:
- Cá nhân nhận, vận chuyển và phát thư, gói, kiện hàng hoá trên cơ sở tự thoả thuận với người gửi mà không lấy tiền công với số lượng bưu gửi tối đa theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về bưu chính.
- Tổ chức nhận, vận chuyển và phát thư, gói, kiện hàng hoá trong nội bộ hoặc cho khách hàng của mình mà không lấy tiền công.
- Hoạt động cung cấp dịch vụ bưu chính quy định tại khoản 1 Điều 19 của Luật này.
Dẫn chiếu đến khoản 1 Điều 19 Luật Bưu chính 2010 quy định về mạng bưu chính phục vụ cơ quan Đảng, Nhà nước, quốc phòng, an ninh như sau:
"1. Mạng bưu chính phục vụ cơ quan Đảng, Nhà nước, quốc phòng, an ninh được thiết lập để cung cấp dịch vụ bưu chính phục vụ các cơ quan này, hoạt động không vì mục đích kinh doanh."
Như vậy, khi thuộc một trong các trường hợp nêu trên thì không cần phải có giấy phép bưu chính vẫn có thể cung ứng dịch vụ bưu chính.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hạn ngạch thuế quan là gì? Lưu ý điều gì khi áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan theo quy định?
- Người yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định trong tố tụng dân sự có phải nộp tiền tạm ứng chi phí giám định không?
- Nguyên nhân thanh lý rừng trồng? Tổ chức có rừng trồng được thanh lý có trách nhiệm gì sau khi hoàn thành việc thanh lý?
- Trong hồ sơ thanh toán hợp đồng xây dựng theo đơn giá cố định, đề nghị thanh toán của bên nhận thầu cần thể hiện các nội dung gì?
- Nguyên tắc bố trí kinh phí NSNN cải tạo nâng cấp hạng mục công trình trong dự án đã đầu tư xây dựng?