Điều kiện để công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý của KTNN được xếp loại ở mức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ là gì?
- Điều kiện để công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý của KTNN được xếp loại ở mức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ là gì?
- Thẩm quyền đánh giá, xếp loại công chức được quy định như thế nào?
- Kết quả xếp loại công chức của Kiểm toán nhà nước có được sử dụng làm cơ sở để liên thông trong đánh giá, xếp loại đảng viên không?
Điều kiện để công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý của KTNN được xếp loại ở mức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ là gì?
Công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý đạt được tất cả các tiêu chí sau đây thì xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được quy định tại khoản 1 Điều 4 Quy chế đánh giá, xếp loại chất lượng công chức, viên chức và người lao động của Kiểm toán Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 1368/QĐ-KTNN năm 2023 (Có hiệu lực từ 09/11/2023) như sau:
Tiêu chí xếp loại chất lượng công chức ở mức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ
1. Công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý đạt được tất cả các tiêu chí sau đây thì xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ:
a) Thực hiện tốt các quy định tại khoản 1, 2, 3, 4 và điểm a khoản 5 Điều 3 Quy chế này;
b) Hoàn thành 100% nhiệm vụ theo quy định của pháp luật, theo kế hoạch đề ra hoặc theo công việc cụ thể được giao bảo đảm đúng tiến độ, chất lượng, hiệu quả cao, trong đó ít nhất 50% nhiệm vụ hoàn thành vượt mức;
c) Đối với công chức tham gia kiểm toán: Trong năm đánh giá, 100% cuộc kiểm toán xếp loại thành viên đoàn kiểm toán từ mức “Đạt” trở lên và có ít nhất 01 cuộc kiểm toán xếp loại thành viên đoàn kiểm toán mức “Xuất sắc”.
...
Trước đây, công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý đạt được tất cả các tiêu chí sau đây thì xếp loại ở mức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Quy chế đánh giá, xếp loại công chức, viên chức và người lao động của Kiểm toán nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 1681/QĐ-KTNN năm 2020 (Hết hiệu lực từ 09/11/2023) như sau:
Tiêu chí xếp loại công chức ở mức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ
1. Công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý đạt được tất cả các tiêu chí sau đây thì xếp loại ở mức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ:
a) Thực hiện tốt các quy định tại khoản 1, 2, 3, 4 và điểm a khoản 5 Điều 3 Quy chế này;
b) Hoàn thành 100% nhiệm vụ theo quy định của pháp luật, theo kế hoạch đề ra hoặc theo công việc cụ thể được giao bảo đảm đúng tiến độ, chất lượng, hiệu quả cao, trong đó ít nhất 50% nhiệm vụ hoàn thành vượt mức;
c) Đối với công chức tham gia kiểm toán: Trong năm đánh giá, 100% cuộc kiểm toán xếp loại thành viên đoàn kiểm toán từ mức “Đạt” trở lên và có ít nhất 01 cuộc kiểm toán xếp loại thành viên đoàn kiểm toán mức “Xuất sắc”.
...
Theo quy định nêu trên thì công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý của KTNN được xếp loại ở mức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ nếu đạt được tất cả các tiêu chí sau đây:
- Thực hiện tốt các quy định tại khoản 1, 2, 3, 4 và điểm a khoản 5 Điều 3 Quy chế đánh giá, xếp loại công chức, viên chức và người lao động của Kiểm toán nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 1681/QĐ-KTNN năm 2020, cụ thể:
+ Chính trị tư tưởng;
+ Đạo đức, lối sống;
+ Tác phong, lề lối làm việc;
+ Ý thức tổ chức kỷ luật;
+ Kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý.
- Hoàn thành 100% nhiệm vụ theo quy định của pháp luật, theo kế hoạch đề ra hoặc theo công việc cụ thể được giao bảo đảm đúng tiến độ, chất lượng, hiệu quả cao, trong đó ít nhất 50% nhiệm vụ hoàn thành vượt mức;
- Đối với công chức tham gia kiểm toán: Trong năm đánh giá, 100% cuộc kiểm toán xếp loại thành viên đoàn kiểm toán từ mức “Đạt” trở lên và có ít nhất 01 cuộc kiểm toán xếp loại thành viên đoàn kiểm toán mức “Xuất sắc”.
Điều kiện để công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý của KTNN được xếp loại ở mức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ là gì? (Hình từ Internet)
Thẩm quyền đánh giá, xếp loại công chức được quy định như thế nào?
Thẩm quyền đánh giá, xếp loại công chức được quy định tại Điều 12 Quy chế đánh giá, xếp loại chất lượng công chức, viên chức và người lao động của Kiểm toán Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 1368/QĐ-KTNN năm 2023 (Có hiệu lực từ 09/11/2023) như sau:
Thẩm quyền đánh giá, xếp loại chất lượng công chức, viên chức
1. Công chức, viên chức căn cứ chức trách, nhiệm vụ được giao tự nhận xét, đánh giá quá trình công tác và chịu trách nhiệm về kết quả tự nhận xét, đánh giá, xếp loại chất lượng của mình.
2. Thủ trưởng đơn vị trực tiếp đánh giá, xếp loại chất lượng và thông báo kết quả xếp loại chất lượng đối với Phó Vụ trưởng và tương đương trở xuống thuộc thẩm quyền quản lý; chịu trách nhiệm về kết quả nhận xét, đánh giá, xếp loại chất lượng đối với công chức, viên chức thuộc thẩm quyền quản lý (bao gồm cả công chức, viên chức biệt phái).
3. Tổng Kiểm toán nhà nước đánh giá, xếp loại chất lượng và thông báo kết quả xếp loại chất lượng đối với Vụ trưởng và tương đương.
Trước đây, thẩm quyền đánh giá, xếp loại công chức, viên chức được quy định theo khoản 4 Điều 12 Quy chế đánh giá, xếp loại công chức, viên chức và người lao động của Kiểm toán nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 1681/QĐ-KTNN năm 2020 (Hết hiệu lực từ 09/11/2023) như sau:
Thẩm quyền đánh giá, xếp loại công chức, viên chức
1. Công chức, viên chức căn cứ chức trách, nhiệm vụ được giao tự nhận xét, đánh giá quá trình công tác và chịu trách nhiệm về kết quả tự nhận xét, đánh giá, xếp loại của mình.
2. Thủ trưởng đơn vị trực tiếp đánh giá, xếp loại và thông báo kết quả xếp loại đối với Phó Vụ trưởng và tương đương trở xuống thuộc thẩm quyền quản lý; chịu trách nhiệm về kết quả nhận xét, đánh giá, xếp loại đối với công chức, viên chức thuộc thẩm quyền quản lý (bao gồm cả công chức, viên chức biệt phái).
3. Tổng Kiểm toán nhà nước đánh giá, xếp loại và thông báo kết quả xếp loại đối với công chức lãnh đạo là Vụ trưởng và tương đương.
Căn cứ trên quy định thẩm quyền đánh giá, xếp loại công chức được quy định như sau:
- Công chức căn cứ chức trách, nhiệm vụ được giao tự nhận xét, đánh giá quá trình công tác và chịu trách nhiệm về kết quả tự nhận xét, đánh giá, xếp loại của mình.
- Thủ trưởng đơn vị trực tiếp đánh giá, xếp loại và thông báo kết quả xếp loại đối với Phó Vụ trưởng và tương đương trở xuống thuộc thẩm quyền quản lý; chịu trách nhiệm về kết quả nhận xét, đánh giá, xếp loại đối với công chức thuộc thẩm quyền quản lý (bao gồm cả công chức biệt phái).
Kết quả xếp loại công chức của Kiểm toán nhà nước có được sử dụng làm cơ sở để liên thông trong đánh giá, xếp loại đảng viên không?
Kết quả xếp loại công chức của Kiểm toán nhà nước được sử dụng làm cơ sở để liên thông trong đánh giá, xếp loại đảng viên theo quy định tại khoản 5 Điều 2 Quy chế đánh giá, xếp loại chất lượng công chức, viên chức và người lao động của Kiểm toán Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 1368/QĐ-KTNN năm 2023 (Có hiệu lực từ 09/11/2023) như sau:
Nguyên tắc đánh giá, xếp loại chất lượng
...
5. Kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng công chức, viên chức được sử dụng làm cơ sở để liên thông trong đánh giá, xếp loại chất lượng đảng viên.
...
Trước đây, nguyên tắc đánh giá, xếp loại được quy định tại khoản 4 Điều 2 Quy chế đánh giá, xếp loại công chức, viên chức và người lao động của Kiểm toán nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 1681/QĐ-KTNN năm 2020 (Hết hiệu lực từ 09/11/2023) như sau:
Nguyên tắc đánh giá, xếp loại
...
4. Kết quả đánh giá, xếp loại công chức, viên chức được sử dụng làm cơ sở để liên thông trong đánh giá, xếp loại đảng viên.
Như vậy, theo quy định nêu trên thì kết quả xếp loại công chức của Kiểm toán nhà nước được sử dụng làm cơ sở để liên thông trong đánh giá, xếp loại đảng viên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải về mẫu biên bản họp Đại hội đồng cổ đông công ty cổ phần về việc thông qua hợp đồng hợp nhất để thành lập công ty mới?
- Mẫu phiếu đề nghị xử lý kỷ luật áp dụng đối với đoàn viên công đoàn trong tổ chức công đoàn theo Quyết định 684?
- Thông tin gốc về doanh nghiệp là gì? Ngành nghề kinh doanh có được ghi nhận vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp?
- Di dời công trình xây dựng là gì? Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép di dời công trình gồm những giấy tờ nào?
- Thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở là gì? Có bao gồm thời hạn sử dụng công trình xây dựng không?