Điều kiện để áp dụng hình thức chào hàng cạnh tranh đối với gói thầu mua sắm hàng hóa quy định thế nào?
- Gói thầu mua sắm hàng hóa có thuộc đối tượng được áp dụng hình thức chào hàng cạnh tranh hay không?
- Hình thức chào hàng cạnh tranh được áp dụng đối với gói thầu mua sắm hàng hóa có giá trị trong hạn mức là bao nhiêu?
- Quy trình lựa chọn nhà thầu đối với chào hàng cạnh tranh được thực hiện như thế nào?
Gói thầu mua sắm hàng hóa có thuộc đối tượng được áp dụng hình thức chào hàng cạnh tranh hay không?
>> Mới nhất Tải Tổng hợp trọn bộ văn bản về Đấu thầu hiện hành
Theo điểm b khoản 1 Điều 23 Luật Đấu thầu 2013 quy định về chào hàng cạnh tranh như sau:
Chào hàng cạnh tranh
1. Chào hàng cạnh tranh được áp dụng đối với gói thầu có giá trị trong hạn mức theo quy định của Chính phủ và thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Gói thầu dịch vụ phi tư vấn thông dụng, đơn giản;
b) Gói thầu mua sắm hàng hóa thông dụng, sẵn có trên thị trường với đặc tính kỹ thuật được tiêu chuẩn hóa và tương đương nhau về chất lượng;
c) Gói thầu xây lắp công trình đơn giản đã có thiết kế bản vẽ thi công được phê duyệt.
2. Chào hàng cạnh tranh được thực hiện khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
a) Có kế hoạch lựa chọn nhà thầu được phê duyệt;
b) Có dự toán được phê duyệt theo quy định;
c) Đã được bố trí vốn theo yêu cầu tiến độ thực hiện gói thầu.
Theo quy định nêu trên thì hình thức chào hàng cạnh tranh được áp dụng đối với gói thầu có giá trị trong hạn mức theo quy định của Chính phủ và gói thầu mua sắm hàng hóa thông dụng, sẵn có trên thị trường với đặc tính kỹ thuật được tiêu chuẩn hóa và tương đương nhau về chất lượng.
Bên cạnh đó, chào hàng cạnh tranh được thực hiện khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
- Có kế hoạch lựa chọn nhà thầu được phê duyệt;
- Có dự toán được phê duyệt theo quy định;
- Đã được bố trí vốn theo yêu cầu tiến độ thực hiện gói thầu.
Hình thức chào hàng cạnh tranh được áp dụng đối với gói thầu mua sắm hàng hóa có giá trị trong hạn mức là bao nhiêu?
Theo Điều 57 Nghị định 63/2014/NĐ-CP quy định hướng dẫn phạm vi áp dụng chào hàng cạnh tranh như sau:
Phạm vi áp dụng chào hàng cạnh tranh
1. Chào hàng cạnh tranh theo quy trình thông thường áp dụng đối với gói thầu quy định tại Khoản 1 Điều 23 của Luật Đấu thầu có giá trị không quá 05 tỷ đồng.
2. Chào hàng cạnh tranh theo quy trình rút gọn áp dụng đối với gói thầu quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 23 của Luật Đấu thầu có giá trị không quá 500 triệu đồng, gói thầu quy định tại Điểm b và Điểm c Khoản 1 Điều 23 của Luật Đấu thầu có giá trị không quá 01 tỷ đồng, gói thầu đối với mua sắm thường xuyên có giá trị không quá 200 triệu đồng.
Như vậy, hình thức chào hàng cạnh tranh được áp dụng đối với gói thầu mua sắm hàng hóa có giá trị trong hạn mức:
- Chào hàng cạnh tranh theo quy trình thông thường áp dụng đối với gói thầu mua sắm hàng hóa có giá trị không quá 05 tỷ đồng.
- Chào hàng cạnh tranh theo quy trình rút gọn áp dụng đối với gói thầu mua sắm hàng hóa có giá trị không quá 01 tỷ đồng, gói thầu đối với mua sắm thường xuyên có giá trị không quá 200 triệu đồng.
Điều kiện để áp dụng hình thức chào hàng cạnh tranh đối với gói thầu mua sắm hàng hóa quy định thế nào? (Hình từ Internet)
Quy trình lựa chọn nhà thầu đối với chào hàng cạnh tranh được thực hiện như thế nào?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 38 Luật Đấu thầu 2013 quy định như sau:
Quy trình lựa chọn nhà thầu
...
2. Quy trình lựa chọn nhà thầu đối với chỉ định thầu được thực hiện như sau:
a) Đối với chỉ định thầu theo quy trình thông thường bao gồm các bước: chuẩn bị lựa chọn nhà thầu; tổ chức lựa chọn nhà thầu; đánh giá hồ sơ đề xuất và thương thảo về các đề xuất của nhà thầu; trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu; hoàn thiện, ký kết hợp đồng;
b) Đối với chỉ định thầu theo quy trình rút gọn bao gồm các bước: chuẩn bị và gửi dự thảo hợp đồng cho nhà thầu; thương thảo, hoàn thiện hợp đồng; trình, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu; ký kết hợp đồng.
3. Quy trình lựa chọn nhà thầu đối với chào hàng cạnh tranh được thực hiện như sau:
a) Đối với chào hàng cạnh tranh theo quy trình thông thường bao gồm các bước: chuẩn bị lựa chọn nhà thầu; tổ chức lựa chọn nhà thầu; đánh giá hồ sơ đề xuất và thương thảo hợp đồng; trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu; hoàn thiện, ký kết hợp đồng;
b) Đối với chào hàng cạnh tranh theo quy trình rút gọn bao gồm các bước: chuẩn bị và gửi yêu cầu báo giá cho nhà thầu; nhà thầu nộp báo giá; đánh giá các báo giá và thương thảo hợp đồng; trình, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu; hoàn thiện, ký kết hợp đồng.
...
Như vậy, quy trình lựa chọn nhà thầu đối với chào hàng cạnh tranh được thực hiện như sau:
(1) Đối với chào hàng cạnh tranh theo quy trình thông thường bao gồm các bước:
- Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu;
- Tổ chức lựa chọn nhà thầu;
- Đánh giá hồ sơ đề xuất và thương thảo hợp đồng;
- Trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu;
- Hoàn thiện, ký kết hợp đồng;
(2) Đối với chào hàng cạnh tranh theo quy trình rút gọn bao gồm các bước:
- Chuẩn bị và gửi yêu cầu báo giá cho nhà thầu;
- Nhà thầu nộp báo giá;
- Đánh giá các báo giá và thương thảo hợp đồng;
- Trình, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu;
- Hoàn thiện, ký kết hợp đồng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hành vi không kê khai giá với cơ quan nhà nước của tổ chức, cá nhân bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?
- DAV là đại học gì? Ban Giám đốc Học viện Ngoại giao gồm những ai? Những nhiệm vụ và quyền hạn của Học viện Ngoại giao?
- Đại lý thuế có cung cấp dịch vụ thực hiện thủ tục đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế thay người nộp thuế?
- Tiêu chuẩn để xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng theo Thông tư 93 như thế nào?
- Người thuê nhà ở công vụ có được đề nghị đơn vị quản lý vận hành nhà ở sửa chữa kịp thời hư hỏng của nhà ở công vụ không?