Điều kiện cho thuê nhà nghỉ, khách sạn là gì? Đối với việc đảm bảo an ninh, trật tự khi cho thuê nhà nghỉ, khách sạn thì thực hiện như thế nào?
Muốn cho thuê nhà nghỉ, khách sạn thì phải đáp ứng điều kiện gì?
Theo quy định tại Điều 48 Luật Du lịch 2017 quy định như sau:
Điều 48. Các loại cơ sở lưu trú du lịch
1. Khách sạn.
2. Biệt thự du lịch.
3. Căn hộ du lịch.
4. Tàu thủy lưu trú du lịch.
5. Nhà nghỉ du lịch.
6. Nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê.
7. Bãi cắm trại du lịch.
8. Các cơ sở lưu trú du lịch khác.
Vây cho thuê nhà nghỉ, khách sạn là một trong những loại hình kinh doanh cơ sở lưu trú. Vậy muốn kinh doanh cơ sở lưu trú phải đáp ứng các điều kiện theo quy định tại Điều 49 Luật Du lịch 2017 như sau:
Điều 49. Điều kiện kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch
1. Điều kiện kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch bao gồm:
a) Có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật;
b) Đáp ứng điều kiện về an ninh, trật tự, an toàn về phòng cháy và chữa cháy, bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật;
c) Đáp ứng điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất kỹ thuật và dịch vụ phục vụ khách du lịch.
2. Chính phủ quy định chi tiết điểm c khoản 1 Điều này.
Điều kiện cho thuê nhà nghỉ, khách sạn là gì? Đối với việc đảm bảo an ninh, trật tự khi cho thuê nhà nghỉ, khách sạn thì thực hiện như thế nào?
Điều kiện về an ninh, trật tự khi thực hiện việc cho thuê nhà nghỉ, khách sạn như thế nào?
Căn cứ khoản 22 Điều 3 Nghị định 96/2016/NĐ-CP thì cho thuê nhà nghỉ, khách sạn thuộc loại hình kinh doanh dịch vụ lưu trú. Đây là loại hình kinh doanh có điều kiện do đó cần phải đảm bảo điều kiện về an ninh, trật tự khi kinh doanh loại hình này.
Cụ thể, khi kinh doanh dịch vụ cho thuê nhà nghỉ, khách sạn phải đáp ứng các điều kiện chung đựoc quy định tại Điều 7 Nghị định 96/2016/NĐ-CP như sau:
Điều 7. Điều kiện về an ninh, trật tự áp dụng chung cho các ngành, nghề
1. Được đăng ký, cấp phép hoặc thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam.
2. Người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh phải không thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Đối với người Việt Nam:
Đã bị khởi tố hình sự mà các cơ quan tố tụng của Việt Nam hoặc của nước ngoài đang tiến hành điều tra, truy tố, xét xử.
Có tiền án về các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội khác do lỗi cố ý bị kết án từ trên 03 năm tù trở lên chưa được xóa án tích; đang trong thời gian được tạm hoãn chấp hành hình phạt tù; đang chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ; đang bị quản chế, cấm cư trú, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự theo quyết định của Tòa án.
Đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; có quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính trong thời gian chờ thi hành quyết định; đang nghiện ma túy; đang được tạm hoãn, tạm đình chỉ chấp hành quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; đã bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính nhưng chưa đủ thời hạn để được coi là chưa bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính;
b) Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài mang hộ chiếu nước ngoài và người nước ngoài:
Chưa được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp phép cư trú.
3. Đủ điều kiện về an toàn phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy.
Muốn cho thuê nhà nghỉ, khách sạn thì chủ kinh doanh phải lập phương án bảo đảm an ninh, trật tự như thế nào?
Ngoài ra, đối với việc kinh doanh dịch vụ lưu trú nếu chị là doanh nghiệp thì theo quy định tại điểm m khoản 1 Điều 8 Nghị định 96/2016/NĐ-CP chị còn phải có phương án bảo đảm an ninh, trật tự theo quy định tại khoản 2 Điều này như sau:
2. Phương án bảo đảm an ninh, trật tự gồm các nội dung cơ bản sau đây:
a) Xác định khu vực, địa bàn, mục tiêu cụ thể cần phải tăng cường để bảo đảm an ninh, trật tự;
b) Biện pháp thực hiện;
c) Lực lượng phục vụ thường xuyên;
d) Phương tiện phục vụ;
đ) Biện pháp tổ chức, chỉ đạo;
e) Biện pháp phối hợp với chính quyền, cơ quan chức năng có liên quan ở địa phương mà cơ sở kinh doanh hoạt động;
g) Tình huống giả định khi có vụ việc liên quan đến an ninh, trật tự xảy ra; công tác huy động lực lượng, phương tiện; biện pháp xử lý.
Căn cứ quy định tại khoản 2, 3 Điều 5 Thông tư 42/2017/TT-BCA thì trường hợp phương án bảo đảm an ninh, trật tự do cơ sở kinh doanh xây dựng chưa đáp ứng nội dung đã được quy định như trên thì cơ quan Công an có thẩm quyền trực tiếp quản lý cơ sở kinh doanh có trách nhiệm hướng dẫn hoàn thiện. Cơ sở kinh doanh có trách nhiệm bảo đảm các điều kiện cần thiết để tổ chức thực hiện phương án bảo đảm an ninh, trật tự.
Tuy nhiên chị chỉ phải thực hiện việc lập phương án này khi chị là doanh nghiệp cho thuê nhà nghỉ, khách sạn, trường hợp là cá nhân, hộ gia đình cho thuê thì không phải lập.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngành quản lý tòa nhà trình độ cao đẳng là ngành gì? Ngành quản lý tòa nhà hệ cao đẳng có nhiều cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp không?
- Nhà thầu phải gửi đơn kiến nghị kết quả lựa chọn nhà thầu thông qua bộ phận thường trực đến người có thẩm quyền trong thời hạn bao lâu?
- Quy trình xử lý văn bản hồ sơ công việc trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được thiết kế như thế nào?
- Hệ thống dữ liệu thiết bị giám sát hành trình và thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe từ 01/01/2025 thế nào?
- Cá nhân đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng có được hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm khi Nhà nước thu hồi đất?