Điều kiện cấp giấy phép trong lĩnh vực tư vấn chuyên ngành điện lực như thế nào? Hồ sơ, thủ tục ra sao?
- Lĩnh vực tư vấn chuyên ngành điện lực gồm các hoạt động gì?
- Điều kiện cấp giấy phép trong lĩnh vực tư vấn chuyên ngành điện lực như thế nào?
- Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép trong lĩnh vực tư vấn chuyên ngành điện lực gồm những giấy tờ gì?
- Thủ tục cấp phép hoạt động tư vấn chuyên ngành điện lực thực hiện như thế nào?
Lĩnh vực tư vấn chuyên ngành điện lực gồm các hoạt động gì?
Về lĩnh vực tư vấn chuyên ngành điện lực sẽ có nhiều hoạt động khác nhau, theo Điều 38 Nghị định 137/2013/NĐ-CP (Được sửa đổi bởi khoản 7 Điều 6 Nghị định 08/2018/NĐ-CP) quy định chi tiết như sau:
Điều 38. Hoạt động tư vấn chuyên ngành điện lực
1. Hoạt động tư vấn chuyên ngành điện lực bao gồm: Tư vấn đầu tư xây dựng công trình điện (không bao gồm hoạt động lập dự án đầu tư, đấu thầu công trình điện) và tư vấn giám sát thi công các công trình điện (bao gồm nhà máy thủy điện, nhà máy nhiệt điện, đường dây và trạm biến áp).
2. Điều kiện hoạt động tư vấn chuyên ngành điện lực chỉ áp dụng đối với các hạng Mục công trình liên quan trực tiếp đến chuyên ngành điện, các hạng Mục công trình xây dựng áp dụng theo quy định pháp luật về xây dựng.
3. Bảng phân hạng về quy mô của công trình nguồn và lưới điện áp dụng trong hoạt động tư vấn chuyên ngành điện lực:
4. Đối với nhà máy điện sử dụng năng lượng tái tạo theo nguyên lý sử dụng sức nước, sức gió và quang năng được phân hạng và áp dụng Điều kiện cấp giấy phép hoạt động tư vấn chuyên ngành điện lực tương tự như công trình nhà máy thủy điện.
5. Đối với nhà máy điện sử dụng năng lượng tái tạo theo nguyên lý chuyển đổi từ nhiệt năng được phân hạng và áp dụng Điều kiện cấp giấy phép tư vấn chuyên ngành điện lực tương tự như công trình nhà máy nhiệt điện”
Như vậy sẽ có các hoạt động tư vấn gồm:
- Tư vấn đầu tư xây dựng công trình điện và tư vấn giám sát thi công các công trình điện (không bao gồm hoạt động lập dự án đầu tư, đấu thầu công trình điện).
- Tư vấn giám sát thi công các công trình điện (bao gồm nhà máy thủy điện, nhà máy nhiệt điện, đường dây và trạm biến áp).
Mỗi hoạt động sẽ gồm các điều kiện khác nhau. Các quy định khác được thực hiện như nội dung quy định nêu trên.
Điều kiện cấp giấy phép trong lĩnh vực tư vấn chuyên ngành điện lực như thế nào?
Điều kiện cấp giấy phép trong lĩnh vực tư vấn chuyên ngành điện lực như thế nào?
Về điều kiện cấp phép các hoạt động tư vấn chuyên ngành điện lực gồm các điều kiện sau đây:
- Điều kiện cấp giấy phép tư vấn thiết kế công trình nhà máy thủy điện. Quy định tại Điều 39 Nghị định 137/2013/NĐ-CP (Được sửa đổi bởi khoản 7, khoản 8 Điều 3 Nghị định 17/2020/NĐ-CP).
- Điều kiện cấp giấy phép tư vấn thiết kế công trình nhà máy nhiệt điện. Quy định tại Điều 40 Nghị định 137/2013/NĐ-CP (Được sửa đổi bởi khoản 10, khoản 11 Điều 3 Nghị định 17/2020/NĐ-CP)
- Điều kiện cấp giấy phép tư vấn thiết kế công trình đường dây và trạm biến áp. Quy định tại Điều 41 Nghị định 137/2013/NĐ-CP (Được sửa đổi bởi khoản 12, khoản 13 Điều 3 Nghị định 17/2020/NĐ-CP)
- Điều kiện cấp giấy phép tư vấn giám sát thi công công trình nhà máy thủy điện. Quy định tại Điều 42 Nghị định 137/2013/NĐ-CP (Được sửa đổi bởi khoản 14, khoản 15 Điều 3 Nghị định 17/2020/NĐ-CP)
- Điều kiện cấp giấy phép tư vấn giám sát thi công công trình nhà máy nhiệt điện. Quy định tại Điều 43 Nghị định 137/2013/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm a khoản 12 Điều 6 Nghị định 08/2018/NĐ-CP và khoản 17 Điều 3 Nghị định 17/2020/NĐ-CP.
- Điều kiện cấp giấy phép tư vấn giám sát thi công công trình đường dây và trạm biến áp. Quy định tại Điều 44 Nghị định 137/2013/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm a khoản 13 Điều 6 Nghị định 08/2018/NĐ-CP và khoản 18 Điều 3 Nghị định 17/2020/NĐ-CP.
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép trong lĩnh vực tư vấn chuyên ngành điện lực gồm những giấy tờ gì?
Về hồ sơ thực hiện theo quy định tại Điều 6 Thông tư 21/2020/TT-BCT như sau:
Điều 6. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép trong lĩnh vực tư vấn chuyên ngành điện lực
1. Văn bản đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực theo Mẫu 01 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận thành lập (đối với các tổ chức không có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp) của tổ chức đề nghị cấp giấy phép.
3. Danh sách trích ngang chuyên gia tư vấn đảm nhiệm chức danh chủ nhiệm, chức danh giám sát trưởng và các chuyên gia tư vấn khác theo Mẫu 3a quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này; bản sao bằng tốt nghiệp đại học trở lên, chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng, hợp đồng lao động xác định thời hạn hoặc không xác định thời hạn của các chuyên gia tư vấn.
4. Tài liệu chứng minh kinh nghiệm của các chuyên gia tư vấn (Quyết định phân công nhiệm vụ, giấy xác nhận của các đơn vị có dự án mà chuyên gia đã thực hiện hoặc các tài liệu có giá trị tương đương).
Như vậy cần chuẩn bị hồ sơ đầy đủ các nội dung như trên để đề nghị cấp Giấy phép hoạt động.
Thủ tục cấp phép hoạt động tư vấn chuyên ngành điện lực thực hiện như thế nào?
Về trình tự, thủ tục cấp giấy phép có thể thực hiện dưới hai hình thức là trực tiếp và trực tuyến được quy định chi tiết tại khoản 4 và khoản 5 Điều 11 Thông tư 21/2020/TT-BCT như sau:
"Điều 11. Trình tự, thủ tục cấp, sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động điện lực
...
4. Trình tự, thủ tục cấp, sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động điện lực trực tuyến được thực hiện như sau:
a) Hồ sơ trực tuyến thực hiện theo hướng dẫn trên Cổng Dịch vụ công trực tuyến của Bộ Công Thương, cụ thể như sau:
- Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép thực hiện đăng ký tài khoản trên Cổng Dịch vụ công trực tuyến của Bộ Công Thương sử dụng tài khoản đã đăng ký để khai báo và gửi hồ sơ trực tuyến;
- Trong thời hạn 60 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu bổ sung, sửa đổi số liệu, tài liệu và các thông tin liên quan của cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực, tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép phải bổ sung, sửa đổi số liệu, tài liệu, các thông tin liên quan trên Cổng Dịch vụ công trực tuyến của Bộ Công Thương. Hết thời hạn trên, tổ chức, cá nhân không sửa đổi, bổ sung hồ sơ theo yêu cầu, cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực có quyền trả lại hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực;
- Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ trên Cổng Dịch vụ công trực tuyến của Bộ Công Thương, cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực có trách nhiệm thẩm định hồ sơ và cấp giấy phép hoạt động điện lực;
- Trường hợp sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động điện lực, trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ trên Cổng Dịch vụ công trực tuyến của Bộ Công Thương theo quy định tại Điều 10 Thông tư này, cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực có trách nhiệm thẩm định hồ sơ và cấp giấy phép hoạt động điện lực.
b) Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hướng dẫn việc cấp giấy phép thuộc thẩm quyền theo hình thức trực tuyến (nếu có) phù hợp với quy định tại Thông tư này.
5. Trình tự, thủ tục cấp, sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động điện lực không qua trực tuyến được thực hiện như sau:
a) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị cấp, sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động điện lực, cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép nếu hồ sơ không đầy đủ, hợp lệ. Trong văn bản thông báo, phải nêu rõ lý do và yêu cầu bổ sung, sửa đổi số liệu, tài liệu và các thông tin liên quan để hoàn thiện hồ sơ;
b) Trong thời hạn 60 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu bổ sung, sửa đổi số liệu, tài liệu và các thông tin liên quan của cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực, tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép phải bổ sung, sửa đổi số liệu, tài liệu, các thông tin liên quan và trả lời bằng văn bản. Hết thời hạn trên, tổ chức, cá nhân không sửa đổi, bổ sung hồ sơ theo yêu cầu, cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực có quyền trả lại hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực;
c) Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực có trách nhiệm thẩm định hồ sơ và cấp giấy phép hoạt động điện lực, trừ trường hợp quy định tại điểm d Khoản này;
d) Trường hợp sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động điện lực, trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định tại Điều 10 Thông tư này, cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực có trách nhiệm thẩm định hồ sơ và cấp giấy phép hoạt động điện lực."
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nguyên tắc hoạt động của Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước? 23 hành vi bị nghiêm cấm là gì theo Quyết định 1962?
- Lời nhận xét môn Khoa học lớp 5 cuối kì 1 năm học 2024 2025? Lời nhận xét môn Khoa học lớp 5 theo Thông tư 27?
- Cách viết bản kê khai tài sản thu nhập phục vụ công tác cán bộ? Công khai bản kê khai tài sản thu nhập như nào?
- Giấy giới thiệu công ty được dùng để làm gì? Cách viết mẫu Giấy giới thiệu công ty? Tải về mẫu?
- Mức phạt xe không chính chủ xe máy, xe ô tô 2025 theo Nghị định 168? Có trừ điểm giấy phép lái xe không?