Điều kiện cấp bảo lãnh Chính phủ đối với Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện chương trình tín dụng chính sách là gì?
Điều kiện cấp bảo lãnh Chính phủ đối với Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện chương trình tín dụng chính sách là gì?
Theo khoản 2 Điều 5 Nghị định 91/2018/NĐ-CP quy định về điều kiện cấp bảo lãnh Chính phủ như sau:
Điều kiện cấp bảo lãnh Chính phủ
...
2. Điều kiện được cấp bảo lãnh Chính phủ đối với ngân hàng chính sách thực hiện chương trình tín dụng chính sách của Nhà nước thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 43 Luật Quản lý nợ công.
Dẫn chiếu theo khoản 2 Điều 43 Luật Quản lý nợ công 2017 quy định cụ thể về điều kiện cấp bảo lãnh Chính phủ như sau:
Điều kiện cấp bảo lãnh Chính phủ
...
2. Ngân hàng chính sách của Nhà nước được cấp bảo lãnh Chính phủ phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
a) Được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật, có chức năng huy động vốn để cho vay theo điều lệ được cấp có thẩm quyền ban hành;
b) Khoản bảo lãnh nằm trong hạn mức bảo lãnh hằng năm đã được Chính phủ phê duyệt;
c) Khoản vay được Chính phủ bảo lãnh được sử dụng để thực hiện, chương trình tín dụng chính sách của Nhà nước theo quy định của Chính phủ.
Như vậy, Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện chương trình tín dụng chính sách của Nhà nước được cấp bảo lãnh Chính phủ phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện bao gồm:
- Được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật, có chức năng huy động vốn để cho vay theo điều lệ được cấp có thẩm quyền ban hành;
- Khoản bảo lãnh nằm trong hạn mức bảo lãnh hằng năm đã được Chính phủ phê duyệt;
- Khoản vay được Chính phủ bảo lãnh được sử dụng để thực hiện, chương trình tín dụng chính sách của Nhà nước theo quy định của Chính phủ.
Điều kiện cấp bảo lãnh Chính phủ đối với Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện chương trình tín dụng chính sách là gì? (Hình từ Internet)
Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện chương trình tín dụng chính sách được cấp bảo lãnh Chính phủ có trách nhiệm thế nào?
Theo khoản 2 Điều 48 Luật Quản lý nợ công 2017 quy định về trách nhiệm của đối tượng được cấp bảo lãnh Chính phủ như sau:
Trách nhiệm của cơ quan cấp bảo lãnh, đối tượng được bảo lãnh, Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
...
2. Đối tượng được bảo lãnh có trách nhiệm sau đây:
a) Cung cấp đầy đủ hồ sơ, chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của hồ sơ cung cấp cho Bộ Tài chính;
b) Chủ trì đàm phán thỏa thuận vay, phát hành trái phiếu;
c) Quản lý, sử dụng vốn vay được Chính phủ bảo lãnh đúng mục đích đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
d) Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ trả nợ đối với bên cho vay;
đ) Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với người bảo lãnh. Trường hợp không trả được nợ đầy đủ, đúng hạn thì phải chấp hành các biện pháp, chế tài mà người bảo lãnh áp dụng; chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật nếu không trả được nợ;
e) Định kỳ hoặc theo yêu cầu của Bộ Tài chính, cung cấp thông tin về tình hình thực hiện dự án và khả năng thực hiện nghĩa vụ theo thỏa thuận vay, phát hành trái phiếu; chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của thông tin đã cung cấp;
g) Báo cáo kịp thời về nguy cơ vi phạm thỏa thuận vay, văn bản bảo lãnh.
...
Như vậy, Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện chương trình tín dụng chính sách được cấp bảo lãnh Chính phủ có trách nhiệm bao gồm:
- Cung cấp đầy đủ hồ sơ, chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của hồ sơ cung cấp cho Bộ Tài chính;
- Chủ trì đàm phán thỏa thuận vay, phát hành trái phiếu;
- Quản lý, sử dụng vốn vay được Chính phủ bảo lãnh đúng mục đích đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ trả nợ đối với bên cho vay;
- Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với người bảo lãnh.
Trường hợp không trả được nợ đầy đủ, đúng hạn thì phải chấp hành các biện pháp, chế tài mà người bảo lãnh áp dụng; chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật nếu không trả được nợ;
- Định kỳ hoặc theo yêu cầu của Bộ Tài chính, cung cấp thông tin về tình hình thực hiện dự án và khả năng thực hiện nghĩa vụ theo thỏa thuận vay, phát hành trái phiếu; chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của thông tin đã cung cấp;
- Báo cáo kịp thời về nguy cơ vi phạm thỏa thuận vay, văn bản bảo lãnh.
Ngân hàng Chính sách xã hội được quy định như thế nào?
Theo Điều 2 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Ngân hàng chính sách xã hội do Thủ tướng Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định 16/2003/QĐ-TTg quy định về Ngân hàng Chính sách xã hội như sau:
Điều 2.
1. Ngân hàng Chính sách xã hội là một pháp nhân.
2. Tên tiếng Việt: Ngân hàng Chính sách xã hội.
Viết tắt là: NHCSXH.
3. Tên giao dịch quốc tế: Vietnam bank for Social Policies.
Viết tắt là: VBSP.
4. Hội sở chính đặt tại Thủ đô Hà Nội.
5. Vốn điều lệ là 5.000.000.000.000 đồng (năm nghìn tỷ đồng).
6. Có con dấu; có tài khoản mở tại Ngân hàng Nhà nước, Kho bạc Nhà nước và các ngân hàng trong nước và ngoài nước.
7. Có bảng cân đối tài chính, các quỹ theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lệnh giới nghiêm có phải được công bố liên tục trên các phương tiện thông tin đại chúng khi được ban bố không?
- Mẫu báo cáo công tác bảo vệ môi trường mới nhất? Báo cáo công tác bảo vệ môi trường có bắt buộc không?
- Chương trình hội nghị kiểm điểm Đảng viên cuối năm 2024 ngắn gọn, ý nghĩa? Chương trình kiểm điểm Đảng viên năm 2024?
- Báo cáo tự kiểm tra Đảng viên chấp hành năm 2024? Cách viết báo cáo tự kiểm tra Đảng viên chấp hành năm 2024 như thế nào?
- Người có Chứng chỉ hành nghề dược có được cho người khác thuê Chứng chỉ hành nghề dược của mình không?