Điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật được pháp luật quy định như thế nào? Hồ sơ cấp giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật gồm những gì?
Điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật được pháp luật quy định như thế nào?
Theo khoản 1 Điều 4 Nghị định 123/2018/NĐ-CP quy định điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật như sau:
“Tổ chức, cá nhân buôn bán thuốc bảo vệ thực vật phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 63 Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật và các điều kiện chi tiết sau:
1. Người trực tiếp quản lý, người trực tiếp bán thuốc bảo vệ thực vật phải có trình độ trung cấp trở lên về một trong các chuyên ngành bảo vệ thực vật, trồng trọt, hóa học, sinh học, nông học hoặc có Giấy chứng nhận bồi dưỡng chuyên môn về thuốc bảo vệ thực vật.
2. Địa điểm cửa hàng buôn bán thuốc bảo vệ thực vật tách biệt với khu vực dịch vụ ăn uống, trường học, bệnh viện; khi xây dựng phải cách nguồn nước (sông, hồ, kênh, rạch, giếng nước) tối thiểu 20 m.
3. Kho thuốc bảo vệ thực vật
a) Đối với cơ sở bán buôn, kho thuốc bảo vệ thực vật phải đảm bảo yêu cầu của Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5507:2002 Hóa chất nguy hiểm - Quy phạm an toàn trong sản xuất, kinh doanh, sử dụng, bảo quản và vận chuyển;
b) Đối với cơ sở bán lẻ, kho thuốc bảo vệ thực vật phải xây dựng cách nguồn nước (sông, hồ, kênh, rạch, giếng nước) tối thiểu 20 m và có kệ kê hàng cao tối thiểu 10 cm so với mặt sàn, cách tường tối thiểu 20 cm.”
Đối chiếu quy định trên, như vậy, trường hợp của bạn có bằng đại học Khoa học cây trồng có thể làm người trực tiếp quản lý, người trực tiếp bán thuốc bảo vệ thực vật được.
Buôn bán thuốc bảo vệ thực vật
Hồ sơ cấp giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật gồm những gì?
Căn cứ Điều 51 Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật 2013 quy định hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật như sau:
"1. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật;
b) Bản sao Giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật;
c) Mẫu nhãn thuốc bảo vệ thực vật;
d) Kết quả khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật tại Việt Nam.
2. Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật được quy định như sau:
a) Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật cho cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật ở trung ương;
b) Trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật ở trung ương tổ chức thẩm định, trình Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đưa vào Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam; cấp Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật; trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
3. Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật có giá trị trong thời hạn 05 năm và có thể được gia hạn."
Theo quy định nêu trên, bạn cần chuẩn bị hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau:
+ Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật;
+ Bản sao Giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật;
+ Mẫu nhãn thuốc bảo vệ thực vật;
+ Kết quả khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật tại Việt Nam.
Quyền và nghĩa vụ cá nhân buôn bán thuốc bảo vệ thực vật được quy định ra sao?
Theo Điều 64 Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật 2013 quy định quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân buôn bán thuốc bảo vệ thực vật như sau:
"1. Tổ chức, cá nhân buôn bán thuốc bảo vệ thực vật có quyền sau đây:
a) Buôn bán thuốc thành phẩm có trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam;
b) Được cung cấp thông tin và hướng dẫn liên quan đến thuốc bảo vệ thực vật;
c) Chủ cơ sở và người trực tiếp buôn bán thuốc được tham gia tập huấn về an toàn sử dụng, bảo quản, vận chuyển và phòng ngừa sự cố do thuốc bảo vệ thực vật gây ra.
2. Tổ chức, cá nhân buôn bán thuốc bảo vệ thực vật có nghĩa vụ sau đây:
a) Tuân thủ quy định của pháp luật về quản lý thuốc bảo vệ thực vật;
b) Chỉ được sử dụng người trực tiếp bán thuốc bảo vệ thực vật bảo đảm sức khỏe và đã được đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn;
c) Niêm yết giá bán và lập sổ theo dõi việc mua, bán thuốc;
d) Hướng dẫn sử dụng thuốc cho người mua theo đúng nội dung của nhãn thuốc;
đ) Khi phát hiện sự cố gây rò rỉ, phát tán thuốc bảo vệ thực vật có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe con người, vật nuôi, môi trường sinh thái, cơ sở buôn bán thuốc phải áp dụng ngay biện pháp khắc phục, đồng thời báo cáo Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra sự cố để giám sát và có các biện pháp cảnh báo, phòng ngừa hậu quả xấu;
e) Chỉ bán thuốc bảo vệ thực vật dùng để xông hơi khử trùng cho người có thẻ hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật hoặc cho tổ chức có Giấy chứng nhận hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật;
g) Cung cấp thông tin liên quan đến việc buôn bán thuốc bảo vệ thực vật của cơ sở cho cơ quan có thẩm quyền khi được yêu cầu;
h) Bồi thường thiệt hại do lỗi của cơ sở buôn bán thuốc bảo vệ thực vật theo quy định của pháp luật;
i) Khi phát hiện thuốc của cơ sở buôn bán không bảo đảm các yêu cầu theo quy định, cơ sở buôn bán có trách nhiệm thông báo cho đại lý trực tiếp hoặc cơ sở sản xuất đã cung cấp thuốc để thu hồi ngay toàn bộ thuốc đó trên thị trường; tham gia thu hồi thuốc đã bán ra;
k) Chấp hành quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy, hóa chất, môi trường, lao động;
l) Thực hiện quy định của pháp luật về thuế bảo vệ môi trường và quy định khác của pháp luật có liên quan."
Theo đó, khi buôn bán thuốc bảo vệ thực vật bạn có các quyền và nghĩa vụ nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là gì? Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đúng không?
- Công ty đại chúng có phải công bố thông tin định kỳ về báo cáo tình hình quản trị công ty hay không?
- Mục tiêu của giáo dục đại học là gì? Phát triển giáo dục đại học nhằm mục đích gì theo quy định?
- Viết bài văn tả con vật trên tivi lớp 4? Tả con vật em đã được quan sát trên ti vi lớp 4 hay nhất?
- Phạm vi hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân được quy định như thế nào? Bộ máy giúp việc của Quỹ Hỗ trợ nông dân gồm có ai?