Điều kiện áp dụng phương pháp giá giao dịch trong thẩm định giá doanh nghiệp? Giá trị vốn chủ sở hữu doanh nghiệp được tính ra sao?
Điều kiện áp dụng phương pháp giá giao dịch trong thẩm định giá doanh nghiệp là gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam về Thẩm định giá doanh nghiệp ban hành kèm theo Thông tư 36/2024/TT-BTC về cách tiếp cận từ thị trường trong thẩm định giá doanh nghiệp như sau:
Các cách tiếp cận và phương pháp thẩm định giá doanh nghiệp
Việc áp dụng các cách tiếp cận và phương pháp thẩm định giá doanh nghiệp phải phù hợp với cơ sở giá trị doanh nghiệp và nhận định về trạng thái hoạt động của doanh nghiệp tại và sau thời điểm thẩm định giá.
1. Cách tiếp cận từ thị trường
Giá trị doanh nghiệp được xác định thông qua giá trị của doanh nghiệp so sánh với doanh nghiệp cần thẩm định giá tương đồng về các yếu tố: quy mô; ngành nghề kinh doanh chính; rủi ro kinh doanh, rủi ro tài chính; các chỉ số tài chính hoặc giá giao dịch đã thành công của chính doanh nghiệp cần thẩm định giá. Phương pháp sử dụng trong cách tiếp cận từ thị trường để xác định giá trị doanh nghiệp là phương pháp tỷ số bình quân và phương pháp giá giao dịch.
2. Cách tiếp cận từ chi phí
Giá trị doanh nghiệp được xác định thông qua giá trị các tài sản của doanh nghiệp. Phương pháp sử dụng trong cách tiếp cận từ chi phí để xác định giá trị doanh nghiệp là phương pháp tài sản.
...
Theo đó, phương pháp giá giao dịch là một trong những phương pháp được sử dụng trong cách tiếp cận từ thị trường để xác định giá trị doanh nghiệp.
Theo Điều 12 Chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam về Thẩm định giá doanh nghiệp ban hành kèm theo Thông tư 36/2024/TT-BTC có quy định như sau:
Phương pháp giá giao dịch
1. Phương pháp giá giao dịch ước tính giá trị vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp cần thẩm định giá thông qua giá giao dịch chuyển nhượng phần vốn góp hoặc chuyển nhượng cổ phần thành công trên thị trường của chính doanh nghiệp cần thẩm định giá.
2. Điều kiện áp dụng phương pháp giá giao dịch
Doanh nghiệp cần thẩm định giá có ít nhất 03 giao dịch chuyển nhượng phần vốn góp hoặc chuyển nhượng cổ phần thành công trên thị trường; đồng thời, thời điểm diễn ra giao dịch không quá 01 năm tính đến thời điểm thẩm định giá.
3. Nguyên tắc thực hiện: Cần đánh giá, xem xét việc điều chỉnh giá các giao dịch thành công cho phù hợp với thời điểm thẩm định giá nếu cần thiết.
Như vậy, điều kiện áp dụng phương pháp giá giao dịch đối với doanh nghiệp cần thẩm định giá như sau:
- Có ít nhất 03 giao dịch chuyển nhượng phần vốn góp hoặc chuyển nhượng cổ phần thành công trên thị trường;
- Thời điểm diễn ra giao dịch không quá 01 năm tính đến thời điểm thẩm định giá.
Điều kiện áp dụng phương pháp giá giao dịch trong thẩm định giá doanh nghiệp? Giá trị vốn chủ sở hữu doanh nghiệp được tính ra sao? (Hình từ Internet)
Giá trị vốn chủ sở hữu doanh nghiệp theo phương pháp giá giao dịch được tính như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 13 Chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam về Thẩm định giá doanh nghiệp ban hành kèm theo Thông tư 36/2024/TT-BTC thì giá trị vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp cần thẩm định giá theo phương pháp giá giao dịch được tính theo giá bình quân theo khối lượng giao dịch của ít nhất 03 giao dịch thành công của việc chuyển nhượng phần vốn góp hoặc cổ phần gần nhất trước thời điểm thẩm định giá.
Trường hợp doanh nghiệp cần thẩm định giá là doanh nghiệp đã niêm yết cổ phần trên sàn chứng khoán hoặc đã đăng ký giao dịch trên UPCoM, giá cổ phần để tính giá thị trường vốn chủ sở hữu là giá giao dịch hoặc giá tham chiếu của cổ phần của doanh nghiệp cần thẩm định giá tại hoặc gần nhất với thời điểm thẩm định giá trong vòng 30 ngày kể từ thời điểm thẩm định giá về trước.
Cơ sở giá trị thẩm định giá doanh nghiệp được xác định dựa trên căn cứ nào?
Cơ sở giá trị thẩm định giá doanh nghiệp được quy định tại Điều 4 Chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam về Thẩm định giá doanh nghiệp ban hành kèm theo Thông tư 36/2024/TT-BTC, cụ thể như sau:
Cơ sở giá trị
Cơ sở giá trị thẩm định giá doanh nghiệp được xác định trên cơ sở mục đích thẩm định giá, đặc điểm pháp lý, đặc điểm kinh tế - kỹ thuật và đặc điểm thị trường của doanh nghiệp cần thẩm định giá, yêu cầu của khách hàng thẩm định giá tại hợp đồng thẩm định giá (nếu phù hợp với mục đích thẩm định giá) và quy định của pháp luật có liên quan. Các nội dung khác thực hiện theo quy định tại Chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam về Cơ sở giá trị thẩm định giá.
Như vậy, cơ sở giá trị thẩm định giá doanh nghiệp được xác định dựa trên các căn cứ sau đây:
- Mục đích thẩm định giá;
- Đặc điểm pháp lý, đặc điểm kinh tế - kỹ thuật và đặc điểm thị trường của doanh nghiệp cần thẩm định giá;
- Yêu cầu của khách hàng thẩm định giá tại hợp đồng thẩm định giá (nếu phù hợp với mục đích thẩm định giá) và quy định của pháp luật có liên quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu thông báo tuyển dụng nhân viên kế toán cuối năm là mẫu nào? Người lao động có phải trả chi phí cho việc tuyển dụng?
- Lời chúc giáng sinh dành cho người yêu ý nghĩa? Lễ Giáng sinh Noel người lao động có được tạm ứng tiền lương không?
- Đảng viên, tổ chức đảng thiếu trách nhiệm là gì? Trường hợp nào chưa kỷ luật, không hoặc miễn kỷ luật Đảng?
- Lời chúc giáng sinh dành cho bạn bè? Lễ giáng sinh Noel có phải là ngày lễ lớn trong năm không?
- Cách điền phiếu biểu quyết thi hành kỷ luật/ đề nghị thi hành kỷ luật đối với Đảng viên chuẩn Hướng dẫn 05?