Điều khiển xe ô tô lạng lách đánh võng có thể bị phạt lên đến 20 triệu đồng? Bị tước giấy phép lái xe có được tham gia lái xe không?
Điều khiển xe ô tô lạng lách đánh võng có thể bị phạt lên đến 20 triệu đồng?
Căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 7 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được bổ sung bởi điểm d khoản 3 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP) như sau:
Xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
...
7. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không chú ý quan sát, điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định gây tai nạn giao thông; dừng xe, đỗ xe, quay đầu xe, lùi xe, tránh xe, vượt xe, chuyển hướng, chuyển làn đường không đúng quy định gây tai nạn giao thông; không đi đúng phần đường, làn đường, không giữ khoảng cách an toàn giữa hai xe theo quy định gây tai nạn giao thông hoặc đi vào đường có biển báo hiệu có nội dung cấm đi vào đối với loại phương tiện đang điều khiển, đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều” gây tai nạn giao thông, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 8 Điều này;
b) Điều khiển xe lạng lách, đánh võng; chạy quá tốc độ đuổi nhau trên đường bộ; dùng chân điều khiển vô lăng xe khi xe đang chạy trên đường;
...
Đồng thời, căn cứ theo quy định tại điểm c khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP:
Xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
...
11. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
...
c) Thực hiện hành vi quy định tại điểm c khoản 5; điểm a, điểm b khoản 6; khoản 7 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng...
Như vậy, khi điều khiển xe ô tô lạng lách đánh võng sẽ vị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng, đồng thời bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.
Bên cạnh đó, căn cứ theo quy định tại khoản 9 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:
Xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
...
9. Phạt tiền từ 18.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 7 Điều này mà không chấp hành hiệu lệnh dừng xe của người thi hành công vụ hoặc gây tai nạn giao thông.
Như vậy, trong trường hợp điều khiển xe ô tô lạng lách đánh võng mà được người thi hành công vụ yêu cầu dừng xe mà không chấp hành hiệu lệnh dừng xe của người thi hành công vụ hoặc gây tai nạn giao thông thì sẽ bị phạt tiền từ 18.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng. Do đó, điều khiển xe ô tô lạng lách đánh võng có thể bị phạt lên đến 20 triệu đồng.
Điều khiển xe ô tô lạng lách đánh võng có thể bị phạt lên đến 20 triệu đồng? Bị tước giấy phép lái xe có được tham gia lái xe không? (Hình từ Internet)
Điều khiển xe ô tô lạng lách đánh võng bị tước giấy phép lái xe có được tham gia lái xe không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 25 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, quy định về tước giấy phép lái xe như sau:
Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn
...
1. Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn là hình thức xử phạt được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm nghiêm trọng các hoạt động được ghi trong giấy phép, chứng chỉ hành nghề. Trong thời gian bị tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, cá nhân, tổ chức không được tiến hành các hoạt động ghi trong giấy phép, chứng chỉ hành nghề.
...
Như vậy, trường hợp vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ có hình thức xử phạt là tước giấy phép lái xe có thời hạn thì trong khoảng thời hạn chấp hành, người điều khiển sẽ không được điều khiển xe ô tô. Nếu vẫn tiếp tục lái xe trong thời gian đang bị tước bằng thì sẽ bị xử phạt với lỗi không có giấy phép lái xe.
Trường hợp nào điều khiển xe không có giấy phép lái xe mà không bị phạt?
Căn cứ theo quy định tại Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (được bổ sung bởi điểm a, điểm b khoản 64 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020) quy định về trường hợp tạm giữ giấy phép lái xe như sau:
Tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính
...
6. Trong trường hợp chỉ áp dụng hình thức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính thì người có thẩm quyền xử phạt có quyền tạm giữ một trong các loại giấy tờ theo thứ tự: giấy phép lái xe hoặc giấy phép lưu hành phương tiện hoặc giấy tờ cần thiết khác có liên quan đến tang vật, phương tiện cho đến khi cá nhân, tổ chức đó chấp hành xong quyết định xử phạt. Nếu cá nhân, tổ chức vi phạm không có giấy tờ nói trên, thì người có thẩm quyền xử phạt có thể tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, trừ trường hợp quy định tại khoản 10 Điều này.
...
Theo đó, trong trường hợp vi phạm luật giao thông, bị xử phạt với hình thức phạt tiền, không bị tước giấy phép lái xe thì cảnh sát giao thông có quyền thu giữ giấy phép lái xe của nhằm mục đích đảm bảo việc chấp hành quyết định xử phạt. Lúc này, bạn sẽ giữ biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ.
Sau khi bạn đã nộp tiền phạt, bạn sẽ được trả lại giấy phép lái xe. Có nghĩa là trong thời gian bị tạm giữ giấy phép lái xe, bạn vẫn được phép điều khiển phương tiện tham gia giao thông. Khi bị cảnh sát kiểm tra, bạn có thể xuất trình biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Biên bản này có giá trị thay thế cho giấy tờ xe bị thu giữ.
Tuy nhiên, khi quá thời hạn nộp phạt trong biên bản xử phạt mà bạn vẫn chưa đến cơ quan công an để tiến hành nộp phạt mà vẫn tiếp tục lái xe máy sẽ bị áp dụng xử phạt như hành vi không có giấy phép lái xe.
Do vậy, trong tường hợp bị thu giữ giấy phép lái xe nhằm mục đích đảm bảo việc chấp hành quyết định xử phạt và có biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ thì lúc này không có bằng lái xe nhưng điều khiển xe vẫn không bị phạt.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trường hợp nào không được ứng cử vào Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam? Chủ tịch Liên đoàn Luật sư có nhiệm vụ quyền hạn thế nào?
- Ấn định thuế đối với hàng hóa xuất khẩu có được căn cứ vào bản án kết luận của Toà án hay không?
- Tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi có phải nộp phí bảo hiểm tiền gửi không? Ngân hàng nào không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi?
- Lời nhận xét năng lực phẩm chất theo Thông tư 27 cuối kì 1? Mẫu nhận xét năng lực phẩm chất theo Thông tư 27 học kì 1?
- Tải mẫu mới nhất: Bảng tổng hợp dự toán gói thầu thi công xây dựng? Quy định về việc xác định và thẩm tra, thẩm định, phê duyệt dự toán gói thầu?