Điền tờ khai thay đổi thông tin cư trú như nào khi chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp bao gồm nhiều cá nhân, tổ chức?
Điền tờ khai thay đổi thông tin cư trú như nào khi chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp bao gồm nhiều cá nhân, tổ chức?
Hướng dẫn điền tờ khai thay đổi thông tin cư trú được quy định tại Mẫu CT01 ban hành kèm theo Thông tư 66/2023/TT-BCA (thay thế cho biểu mẫu CT01 ban hành kèm theo Thông tư 56/2021/TT-BCA)
>> Xem thêm:
Tải về Mẫu CT01 ban hành kèm theo Thông tư 66/2023/TT-BCA (Mẫu tờ khai thay đổi thông tin cư trú)
Tải về Hướng dẫn chi tiết cách điền mẫu tờ khai thay đổi thông tin cư trú.
Tải về Xem chi tiết trọn bộ biểu mẫu trong đăng ký, quản lý cư trú
Điền tờ khai thay đổi thông tin cư trú như nào khi chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp bao gồm nhiều cá nhân, tổ chức? (Hình từ Internet)
Tờ khai thay đổi thông tin cư trú được sử dụng khi nào?
Tờ khai thay đổi thông tin cư trú được sử dụng theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 56/2021/TT-BCA được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 2 Thông tư 66/2023/TT-BCA như sau:
Các biểu mẫu sử dụng trong đăng ký, quản lý cư trú
1. Tờ khai thay đổi thông tin cư trú được sử dụng khi công dân Việt Nam đang cư trú ở trong nước thực hiện các thủ tục đăng ký thường trú, xóa đăng ký thường trú, tách hộ, điều chỉnh thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú, đăng ký tạm trú, xóa đăng ký tạm trú, gia hạn tạm trú, khai báo thông tin về cư trú, xác nhận thông tin về cư trú (ký hiệu là CT01)
2. Tờ khai thay đổi thông tin cư trú (dùng cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài) được sử dụng khi người Việt Nam định cư ở nước ngoài về Việt Nam nhập cảnh vào Việt Nam lần gần nhất bằng hộ chiếu hoặc giấy tờ thay thế hộ chiếu do nước ngoài cấp hoặc giấy tờ khác do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp hoặc sử dụng hộ chiếu Việt Nam nhưng bị mất, hết hạn sử dụng thực hiện thủ tục đăng ký thường trú (ký hiệu là CT02).
3. Phiếu khai báo tạm vắng được sử dụng để cấp cho công dân khai báo tạm vắng theo quy định tại khoản 1 Điều 31 Luật Cư trú (ký hiệu là CT03).
...
Theo đó, tờ khai thay đổi thông tin cư trú CT01 ban hành kèm theo Thông tư 66/2023/TT-BCA (thay thế cho biểu mẫu CT01 ban hành kèm theo Thông tư 56/2021/TT-BCA) được sử dụng khi công dân Việt Nam đang cư trú ở trong nước thực hiện các thủ tục đăng ký thường trú, xóa đăng ký thường trú, tách hộ, điều chỉnh thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú, đăng ký tạm trú, xóa đăng ký tạm trú, gia hạn tạm trú, khai báo thông tin về cư trú, xác nhận thông tin về cư trú.
Hướng dẫn đăng ký tạm trú trên Cổng dịch vụ công Quốc gia?
Việc đăng ký tạm trú trên Cổng dịch vụ công Quốc gia được thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Đăng nhập cổng dịch vụ công của Bộ Công an tại đây.
Người dùng có thể đăng nhập thông qua hai phương thức:
- Tài khoản cơ sở cho thuê lưu trú hoặc;
- Tài khoản Cổng dịch vụ công Quốc gia;
Bước 2:
Tìm kiếm mục “Đăng ký tạm trú”. Tại mục “Thủ tục hành chính” người dùng nhấn chọn “Khai báo thông tin về cư trú đối với người đủ điều kiện đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú”
Lưu ý: Để tìm kiếm nhanh người dùng thực hiện => nhập từ khóa “Tạm trú” => chọn lĩnh vực thủ tục hành chính là “Đăng ký, Quản lý cư trú” => Chọn mức độ dịch vụ công rồi nhấn chọn “Tìm kiếm”.
Bước 3: Chọn mục “Nộp hồ sơ”. Người dùng nhấn chọn “Nộp hồ sơ” để nộp hồ sơ đăng ký tạm trú.
Bước 4: Người dùng điền lần lượt các thông tin từ trên xuống dưới gồm các mục:
- Cơ quan thực hiện
- Thủ tục hành chính yêu cầu
- Thông tin người đề nghị đăng ký thường trú
- Thông tin đề nghị
- Hồ sơ đính kèm
- Thông tin nhận thông báo tình trạng hồ sơ, kết quả giải quyết hồ sơ.
Tại mục “Thông tin nhận thông báo tình trạng hồ sơ, kết quả giải quyết hồ sơ” người dùng chọn:
- Hình thức nhận thông báo: qua email hoặc qua cổng thông tin.
- Hình thức nhận kết quả: nhận trực tiếp, qua email hoặc qua cổng thông tin.
Cuối cùng tích chọn ô “Tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật về lời khai trên”.
Lưu ý:
Các mục có dấu (*) là các mục bắt buộc phải điền.
Tại mục “Thông tin nhận thông báo tình trạng hồ sơ, kết quả giải quyết hồ sơ” người dùng chọn:
- Hình thức nhận thông báo: qua email hoặc qua cổng thông tin.
- Hình thức nhận kết quả: qua email hoặc qua cổng thông tin hoặc nhận trực tiếp.
Cuối cùng tích chọn ô “Tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật về lời khai trên”
Bước 5: Gửi hồ sơ. Sau khi hoàn tất hồ sơ người dùng nhấn chọn “Ghi” để lưu lại và nhấn “Ghi và Gửi hồ sơ” để hoàn tất đăng ký tạm trú online.
Bước 6: Kiểm tra lại hồ sơ. Để kiểm tra lại hồ sơ đăng ký tạm trú chọn tại Mục "Tài khoản" sau đó chọn "Quản lý hồ sơ đã nộp" và xem tại Mục "Hồ sơ".
Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Giờ hành chính các ngày làm việc từ thứ 2 đến thứ 6 và sáng thứ 7 hàng tuần (trừ các ngày nghỉ lễ, tết theo quy định của pháp luật).
Lưu ý:
Tiếp nhận, giải quyết hồ sơ và thông báo kết quả giải quyết thủ tục về cư trú được quy định tại Điều 3 Thông tư 55/2021/TT-BCA được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 66/2023/TT-BCA có thể được thực hiện thông qua các kênh sau:
Hình thức trực tiếp: tại cơ quan đăng ký cư trú
Hình thức trực tuyến: qua cổng dịch vụ công, ứng dụng VNeID, dịch vụ công trực tuyến khác theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Chương trình Đại hội chi bộ? Chi bộ hoạt động ở ngoài nước không tổ chức đại hội chi bộ được thì làm thế nào?
- Doanh nghiệp cần có tối thiểu bao nhiêu thẩm định viên để được kinh doanh dịch vụ thẩm định giá?
- Mẫu giấy xác nhận quá trình thực hành công tác xã hội là mẫu nào? Nguyên tắc thực hành công tác xã hội gồm những gì?
- Đảng viên sinh hoạt đảng tạm thời thì thực hiện kiểm điểm ở đâu? Đảng viên sinh hoạt đảng tạm thời vi phạm thì xử lý kỷ luật mức nào?
- Nhà giáo Việt Nam làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục ở đâu? Chính sách đối với nhà giáo như thế nào?