Điện cung cấp cho rạp chiếu phim lấy từ đâu và có điện áp bao nhiêu vôn? Chiếu sáng cho phòng khán giả của rạp chiếu phim như thế nào để đảm bảo yêu cầu?

Cho tôi hỏi điện cung cấp cho rạp chiếu phim lấy từ đâu và có điện áp bao nhiêu vôn? Thiết bị điện của rạp chiếu phim có những nhóm nào? Chiếu sáng cho phòng khán giả của rạp chiếu phim như thế nào để đảm bảo yêu cầu về chiếu sáng và thiết bị điện? Trên đây là thắc mắc của chị Cẩm Tú tại TP. Đà Lạt.

Điện cung cấp cho rạp chiếu phim lấy từ đâu và có điện áp bao nhiêu vôn?

Căn cứ theo tiểu mục 8.1 đến tiểu mục 8.6 Mục 8 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5577:2012 quy định yêu cầu về chiếu sáng và thiết bị điện như sau:

Yêu cầu về chiếu sáng và thiết bị điện
8.1. Rạp phải được cấp điện từ lưới điện có điện áp 380 V/220 V trung tính nối đất trực tiếp. Được phép dùng điện áp 220 V/127 V đối với rạp có điện áp này từ trước.
CHÚ THÍCH: Trong trường hợp cần thiết cho phép rạp sử dụng máy phát điện riêng.
8.2. Điện cung cấp cho rạp lấy từ trạm biến thế hoặc trạm phát điện chạy bằng máy phát điện diezel đặt trong khu đất xây dựng rạp hay trong rạp phải được cách âm và tuân theo quy định về an toàn điện[4].
8.3. Khi chọn công suất, số lượng và chế độ làm việc của máy biến áp phải căn cứ vào tính toán phụ tải ngày đêm trong chế độ làm việc bình thường của tất cả các thiết bị tiêu thụ điện của rạp có tính đến dòng điện động cơ bơm nước chữa cháy.
8.4. Trạm biến áp, trạm phát điện không được đặt ở phía dưới các phòng có sức chứa từ 50 người trở lên.
8.5. Điều khiển và phân phối điện trong rạp phải thực hiện ở bảng phân phối chính đặt ở trong phòng bảng điện. Bảng phân phối điện chiếu sáng không được đặt trong phòng khán giả.
CHÚ THÍCH:
1) Khi trạm biến áp đặt trong rạp thì có thể sử dụng bảng điện của trạm biến áp là bảng phân phối điện chính hoặc thiết bị đầu vào của rạp.
2) Cấp điện cho phòng máy chiếu, thiết bị thông hơi, máy bơm chữa cháy, chiếu sáng bên ngoài và chiếu sáng sự cố phải có đường dây độc lập đấu vào các phân đoạn khác nhau của bảng phân phối chính và phải có thiết bị tự động đóng điện cho một động cơ bơm nước chữa cháy khi động cơ kia hỏng, và tự động cắt điện ở các đường dây cấp điện cho hệ thống thông gió và điều hòa nhiệt độ khi khởi động động cơ bơm nước chữa cháy.
8.6. Được phép dùng điện áp trên 380 V để cấp điện cho các động cơ bơm nước chữa cháy có công suất lớn và các thiết bị điều hòa nhiệt độ.
...

Theo đó, rạp chiếu phim phải được cấp điện từ lưới điện có điện áp 380V/220V trung tính nối đất trực tiếp. Được phép dùng điện áp 220V/127V đối với rạp có điện áp này từ trước.

Trong trường hợp cần thiết cho phép rạp sử dụng máy phát điện riêng.

Điện cung cấp cho rạp chiếu phim lấy từ trạm biến thế hoặc trạm phát điện chạy bằng máy phát điện diezel đặt trong khu đất xây dựng rạp hay trong rạp phải được cách âm và tuân theo quy định về an toàn điện.

Trạm biến áp, trạm phát điện không được đặt ở phía dưới các phòng có sức chứa từ 50 người trở lên.

Rạp chiếu phim

Điện cung cấp cho rạp chiếu phim lấy từ đâu và có điện áp bao nhiêu vôn? (Hình từ Internet)

Thiết bị điện của rạp chiếu phim có những nhóm nào?

Căn cứ theo tiểu mục 8.7 Mục 8 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5577:2012 quy định yêu cầu về chiếu sáng và thiết bị điện như sau:

Yêu cầu về chiếu sáng và thiết bị điện
...
8.7. Thiết bị điện của rạp được chia thành các nhóm sau:
- Thiết bị điều hòa không khí;
- Chữa cháy;
- Thiết bị kỹ thuật của phòng máy chiếu (kỹ thuật điện, kỹ thuật âm thanh);
- Chiếu sáng;
- Các thiết bị điện lực khác.
8.8. Hệ thống điều khiển và bảo vệ từng nhóm cầu dao, cầu chì... phải bố trí ở phòng bảng điện của rạp.
...

Theo đó, thiết bị điện của rạp được chia thành các nhóm sau:

- Thiết bị điều hòa không khí;

- Chữa cháy;

- Thiết bị kỹ thuật của phòng máy chiếu (kỹ thuật điện, kỹ thuật âm thanh);

- Chiếu sáng;

- Các thiết bị điện lực khác.

Chiếu sáng cho phòng khán giả của rạp chiếu phim như thế nào để đảm bảo yêu cầu về chiếu sáng và thiết bị điện?

Căn cứ theo tiểu mục 8.9 Mục 8 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5577:2012 quy định yêu cầu về chiếu sáng và thiết bị điện như sau:

Yêu cầu về chiếu sáng và thiết bị điện
...
8.9. Chiếu sáng cho phòng khán giả được phép dùng đèn nung sáng, kể cả đèn halogen nung sáng và đèn huỳnh quang, cần dùng chiếu sáng phản xạ.
8.10. Chiếu sáng và làm tối phòng khán giả phải dần dần, bảo đảm không làm lóa mắt khán giả. Thiết bị điều khiển chiếu sáng cần đặt tập trung trong phòng bảng điện.
8.11. Cho phép thiết kế chiếu sáng tự nhiên cho phòng khán giả qua cửa mái, lỗ lấy ánh sáng ở vị trí cao của phòng khán giả nhưng không được phép bố trí cửa sổ ở phía màn ảnh.
8.12. Độ rọi chiếu sáng trong các phòng của rạp không được nhỏ hơn độ rọi quy định trong Bảng 11.
...
8.13. Cung cấp điện cho hệ thống chiếu sáng sự cố cần bảo đảm những yêu cầu sau:
a) Chiếu sáng chỉ dẫn lối ra trên đường phân tán lấy từ hệ thống điện xoay chiều điện áp 42 V. Khi có sự cố mất điện làm việc cần được đóng tự động vào nguồn điện 1 chiều dự phòng.
b) Chiếu sáng sự cố để tiếp tục làm việc cần tự động đóng vào nguồn điện dự phòng.
c) Ngoài công tắc tự động của hệ thống chiếu sáng sự cố cần có công tắc đóng hãm bằng tay.
d) Không cho phép đặt ổ cắm điện trên đường dây của hệ thống chiếu sáng sự cố.
8.14. Cung cấp điện cho hệ thống chiếu sáng sự cố cần dùng bộ ắc quy có điện áp không lớn hơn 36 V và có dung lượng bảo đảm cho hệ thống chiếu sáng sự cố hoạt động trong 1h. Nếu có luận chứng kinh tế kỹ thuật xác đáng thì được dùng điện áp lớn hơn 36 V.
CHÚ THÍCH: Nếu dùng máy phát điện thay ắc quy phải có biến áp hạ thế từ 220 V hoặc 110 V của máy phát điện chuyền sáng 30 V đến 36 V.
8.15. Phải thiết kế chiếu sáng để phân tán người ở phòng khán giả. Trị số độ rọi nhỏ nhất trên mặt nền (hoặc sàn) các lối đi bậc thang v.v... không được nhỏ hơn 1 lux ở trong nhà và 2 lux ở ngoài nhà.
8.16. Chiếu sáng sự cố và chiếu sáng phân tán người chỉ dùng đèn sợi đốt, tuyệt đối không được dùng đèn huỳnh quang, đèn thủy ngân cao áp, đèn halogen v.v...
8.17. Mạng điện của hệ thống chiếu sáng sự cố, hệ thống chiếu sáng để phân tán người và phải mắc vào nguồn điện riêng, không được mất điện trong bất kỳ tình huống nào.
8.18. Đèn chiếu sáng sự cố trong các phòng có thể dùng để chiếu sáng phân tán người.
8.19. Phía trên các cửa ra, cửa phòng khán giả, tại đầu hành lang, cầu thang hay chỗ rẽ, phải có đèn báo hiệu chỉ dẫn lối thoát khi có sự cố. Những đèn chiếu sáng này phải mắc vào mạng điện chiếu sáng sự cố và có ký hiệu riêng.
8.20. Đèn chiếu sáng sự cố và đèn chiếu sáng để phân tán người phải khác với đèn chiếu sáng làm việc về kích thước, chủng loại hoặc dấu hiệu riêng trên đèn.
8.21. Phải thiết kế chiếu sáng bảo vệ dọc theo ranh giới của rạp.
Trị số độ rọi để chiếu sáng bảo vệ ở mặt phẳng nằm ngang sát mặt đất hoặc ở một phía của mặt phẳng thẳng đứng cách mặt đất 0,5 m, không được nhỏ hơn 1,0 lux.
8.22. Bố trí mạng điện phải bảo đảm các yêu cầu sau:
a) Trong phòng khán giả và phòng máy chiếu đường dây dẫn điện phải đặt ngầm hay đặt trong đường rãnh kín che bằng vật liệu không cháy.
b) Không cho phép đặt đường dây dẫn điện sử dụng cho phòng khác đi qua phòng khán giả và phòng máy chiếu.
c) Phải tách riêng đường dây chiếu sáng làm việc với các đường dây chiếu sáng sự cố và chiếu sáng để phân tán người.
8.23. Cần phải nối đất vỏ và các kết cấu bằng kim loại của thiết bị kỹ thuật.

Theo đó, chiếu sáng cho phòng khán giả của rạp chiếu phim được phép dùng đèn nung sáng, kể cả đèn halogen nung sáng và đèn huỳnh quang, cần dùng chiếu sáng phản xạ.

Chiếu sáng và làm tối phòng khán giả phải dần dần, bảo đảm không làm lóa mắt khán giả. Thiết bị điều khiển chiếu sáng cần đặt tập trung trong phòng bảng điện.

Cho phép thiết kế chiếu sáng tự nhiên cho phòng khán giả qua cửa mái, lỗ lấy ánh sáng ở vị trí cao của phòng khán giả nhưng không được phép bố trí cửa sổ ở phía màn ảnh và các yêu cầu được quy định cụ thể trên.

Rạp chiếu phim
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Các chỉ tiêu kỹ thuật về âm thanh và hình ảnh trong rạp chiếu phim được đo bằng phương pháp nào?
Pháp luật
Công an có quyền vào rạp chiếu phim tiến hành kiểm tra đột xuất độ tuổi người xem phim hay không?
Pháp luật
Rạp chiếu phim làng đại học tại Nhà Văn Hóa Sinh Viên địa chỉ ở đâu? Sơ lược về lịch sử hình thành và phát triển của nhà văn hóa sinh viên?
Pháp luật
Rạp chiếu phim có được phép bán vé cho trẻ em xem các thể loại phim có cảnh quay khỏa thân, tình dục hay không?
Pháp luật
Trẻ em có được miễn, giảm vé xem phim từ năm 2023 không? Khung giờ nào được ưu tiên phát sóng phim cho trẻ em?
Pháp luật
Miễn, giảm giá vé cho người cao tuổi, người khuyết tật, trẻ em, người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn khi xem phim chiếu rạp?
Pháp luật
Người đi xem phim chiếu rạp thì có được mang theo rượu bia uống không? Người đi xem phim chiếu rạp mang theo rượu bia vào uống thì bị xử phạt như thế nào?
Pháp luật
Trẻ em dưới 16 tuổi có được coi phim tại rạp chiếu phim sau 24h hay không? Mức xử phạt khi chiếu phim cho trẻ em không đúng khung giờ thế nào?
Pháp luật
Điện cung cấp cho rạp chiếu phim lấy từ đâu và có điện áp bao nhiêu vôn? Chiếu sáng cho phòng khán giả của rạp chiếu phim như thế nào để đảm bảo yêu cầu?
Pháp luật
Để đảm bảo yêu cầu phòng cháy và chữa cháy lối vào, lối ra và đường thoát nạn của rạp chiếu phim được quy định bố trí như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Rạp chiếu phim
1,033 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Rạp chiếu phim
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào