Điểm mới Nghị định 71/2023/NĐ-CP về xử lý kỷ luật cán bộ công chức viên chức từ 20/9/2023 ra sao?
Nghị định 71/2023/NĐ-CP sửa đổi quy định về xử lý kỷ luật cán bộ công chức viên chức có những điểm mới gì?
Ngày 20/9/2023, Chính Phủ ban hành Nghị định 71/2023/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 112/2020/NĐ-CP về xử lý kỷ luật cán bộ công chức.
> Tải toàn bộ Nghị định 71/2023/NĐ-CP tẠI ĐÂY
Theo đó, Nghị định 71/2023/NĐ-CP đã sửa đổi, bổ sung nhiều quy định mới về xử lý kỷ luật cán bộ công chức viên chức như sau:
(1) Sửa đổi đối tượng áp dụng
Đối tượng cán bộ áp dụng quy định xử lý kỷ luật được sửa đổi như sau:
Bao gồm các cán bộ trong các cơ quan hành chính nhà nước; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Trưởng ban, Phó Trưởng ban của Hội đồng nhân dân.
Trước đây, cán bộ bao gồm cán bộ trong các cơ quan hành chính nhà nước, đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách.
(2) Sửa đổi, bổ xung nguyên tắc xử lý kỷ luật cán bộ công chức viên chức thành 11 nguyên tắc.
> Xem chi tiết: 11 Nguyên tắc xử lý kỷ luật cán bộ công chức viên chức
(3) Người thuộc trường hợp chưa xem xét kỷ luật có thể tự mình đề nghị xem xét kỷ luật
Cụ thể, tại quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định 112/2020/NĐ-CP được sửa đổi như sau:
Các trường hợp chưa xem xét xử lý kỷ luật
...
3. Cán bộ, công chức, viên chức là nữ giới đang trong thời gian mang thai, nghỉ thai sản, đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi hoặc cán bộ, công chức, viên chức là nam giới (trong trường hợp vợ chết hoặc vì lý do khách quan, bất khả kháng khác) đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp người có hành vi vi phạm có văn bản đề nghị xem xét xử lý kỷ luật.
Như vậy, so với quy định cũ, quy định mới đã bổ sung nội dung "trừ trường hợp người có hành vi vi phạm có văn bản đề nghị xem xét xử lý kỷ luật".
Theo đó, có thể hiểu cán bộ, công chức, viên chức là nữ giới đang trong thời gian mang thai, nghỉ thai sản, đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi hoặc cán bộ, công chức, viên chức là nam giới đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi thuộc trường hợp chưa xét xét xử lý kỷ luật có thể làm đơn đề nghị cơ quan, tổ chức, đơn vị xem xét kỷ luật.
(4) Công chức vi phạm ở cơ quan cũ sang cơ quan mới vẫn có thể bị kỷ luật
Tại khoản 10 Điều 2 Nghị định 112/2020/NĐ-CP được bổ sung bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 71/2023/NĐ-CP như sau:
Nguyên tắc xử lý kỷ luật
...
10. Cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm trong thời gian công tác tại cơ quan, tổ chức, đơn vị cũ đến khi chuyển sang cơ quan, tổ chức, đơn vị mới mới phát hiện hành vi vi phạm đó và vẫn còn trong thời hiệu xử lý kỷ luật thì cấp có thẩm quyền của cơ quan, tổ chức, đơn vị mới thực hiện việc xem xét xử lý kỷ luật và áp dụng hình thức kỷ luật theo quy định pháp luật tương ứng với vị trí cán bộ, công chức, viên chức hiện đang đảm nhiệm. Đối với trường hợp này, cơ quan, tổ chức, đơn vị cũ có trách nhiệm cung cấp toàn bộ hồ sơ liên quan đến hành vi vi phạm và cử người phối hợp trong quá trình xem xét, xử lý kỷ luật. Các quy định về đánh giá, xếp loại chất lượng và các quy định khác có liên quan được tính ở đơn vị cũ.
Như vậy, theo quy định mới thì cán bộ, công chức vi phạm ở cơ quan cũ khi đến cơ quan mới vẫn có thể bị xử lý kỷ luật nếu bị phát hiện hành vi vi phạm đó và vẫn còn trong thời hiệu xử lý kỷ luật.
Điểm mới Nghị định 71/2023/NĐ-CP về xử lý kỷ luật cán bộ công chức viên chức từ 20/9/2023 ra sao? (Hình từ Internet)
Thời hiệu xử lý kỷ luật theo quy định mới ra sao?
Căn cứ Điều 5 Nghị định 112/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi Nghị định 71/2023/NĐ-CP như sau:
Thời hiệu, thời hạn xử lý kỷ luật
1. Thời hiệu xử lý kỷ luật là thời hạn mà khi hết thời hạn đó thì cán bộ, công chức, viên chức, người đã nghỉ việc, nghỉ hưu có hành vi vi phạm không bị xử lý kỷ luật. Thời hiệu xử lý kỷ luật được tính từ thời điểm có hành vi vi phạm. Trường hợp có hành vi vi phạm mới trong thời hạn để tính thời hiệu xử lý kỷ luật theo quy định thì thời hiệu xử lý kỷ luật đối với hành vi vi phạm cũ được tính lại kể từ thời điểm xảy ra hành vi vi phạm mới.
2. Xác định thời điểm có hành vi vi phạm:
a) Đối với hành vi vi phạm xác định được thời điểm chấm dứt thì thời điểm có hành vi vi phạm được tính từ thời điểm chấm dứt.
b) Đối với hành vi vi phạm chưa chấm dứt thì thời điểm có hành vi vi phạm được tính từ thời điểm phát hiện.
c) Đối với hành vi vi phạm không xác định được thời điểm chấm dứt thì thời điểm có hành vi vi phạm được tính từ thời điểm có kết luận của cấp có thẩm quyền.
3. Trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này, thời hiệu xử lý kỷ luật được quy định như sau:
a) 05 năm đối với hành vi vi phạm ít nghiêm trọng đến mức phải kỷ luật bằng hình thức khiển trách;
b) 10 năm đối với hành vi vi phạm không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này.
4. Đối với các hành vi vi phạm sau đây thì không áp dụng thời hiệu xử lý kỷ luật:
a) Cán bộ, công chức, viên chức là đảng viên có hành vi vi phạm đến mức phải kỷ luật bằng hình thức khai trừ;
b) Có hành vi vi phạm quy định về công tác bảo vệ chính trị nội bộ;
c) Có hành vi xâm hại đến lợi ích quốc gia trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, đối ngoại;
d) Sử dụng văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận, xác nhận giả hoặc không hợp pháp.
Như vậy, thời hiệu xử lý kỷ luật cán bộ công chức viên chức được thực hiện theo nội dung trên.
Khi nào áp dụng Nghị định 71/2023/NĐ-CP?
Căn cứ Điều 2 Nghị định 71/2023/NĐ-CP Về hiệu lực thi hành như sau:
Điều khoản thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
...
Theo đó, Nghị định 71/2023/NĐ-CP chính thức có hiệu lực từ ngày 20/9/2023.
> Tải toàn bộ Nghị định 71/2023/NĐ-CP tẠI ĐÂY
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Điều kiện thành lập trung tâm học tập cộng đồng công lập hoặc cho phép thành lập trung tâm học tập cộng đồng tư thục?
- Thủ tục từ chức lãnh đạo, quản lý, xin thôi việc đối với công chức, viên chức thuộc Bộ Nội vụ như thế nào?
- Để đáp ứng điều kiện hoạt động giáo dục, trường trung học phải có đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên thế nào?
- Việc công bố quyết định thanh tra chuyên ngành thống kê được thực hiện trong trường hợp nào?
- Quy trình, thủ tục cấp Giấy chứng nhận cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G2, G3, G4 trên mạng theo Nghị định 147 ra sao?