Điểm đông đặc của mẫu dầu thô là gì? Chuẩn bị mẫu thử trong phương pháp xác định điểm đông đặc của mẫu dầu thô được thực hiện như thế nào?

Việc chuẩn bị mẫu thử trong phương pháp xác định điểm đông đặc của mẫu dầu thô được thực hiện như thế nào? Đối với dầu thô, cần đặc biệt cẩn thận khi lấy mẫu vì sao? Đây là câu hỏi của anh L.G đến từ Bến Tre.

Điểm đông đặc của mẫu dầu thô là gì?

Điểm đông đặc được giải thích về tiểu mục 3.3 Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9793:2013 (ASTM D 5853 – 11) như sau:

Điểm đông đặc (pour point)
Nhiệt độ thấp nhất mà tại đó quan sát thấy sự chuyển động của mẫu thử trong các điều kiện của phép thử.

Và theo tiểu mục 5.1 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9793:2013 (ASTM D 5853 – 11) như sau:

Ý nghĩa và sử dụng
5.1. Điểm đông đặc của mẫu dầu thô là chỉ số về nhiệt độ thấp nhất tại đó dầu này có thể sử dụng cho các ứng dụng cụ thể nào đó.
5.2. Đây là phương pháp xác định điểm đông đặc duy nhất được xây dựng dành riêng cho dầu thô.
5.3. Điểm đông đặc cao nhất và điểm đông đặc thấp nhất cung cấp một khoảng các nhiệt độ mà tại đó một loại dầu thô có thể tồn tại ở dạng lỏng cũng như dạng rắn tùy theo tiền sử diễn biến nhiệt của nó.
5.4. Phương pháp thử này có thể sử dụng để bổ sung cho các phép đo tính chảy của dầu ở nhiệt độ thấp. Phương pháp thử này rất hữu ích để kiểm tra sự ảnh hưởng của các phụ gia cải thiện tính tương tác của sáp đến tính chất dòng chảy của dầu thô.

Theo đó, điểm đông đặc của mẫu dầu thô là chỉ số về nhiệt độ thấp nhất tại đó dầu này có thể sử dụng cho các ứng dụng cụ thể nào đó.

dầu thô

Xác định điểm đông đặc của mẫu dầu thô (Hình từ Internet)

Chuẩn bị mẫu thử trong phương pháp xác định điểm đông đặc của mẫu dầu thô được thực hiện như thế nào?

Việc chuẩn bị mẫu thử trong phương pháp xác định điểm đông đặc của mẫu dầu thô được thực hiện theo tiểu mục 8.2 Mục 8 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9793:2013 (ASTM D 5853 – 11) như sau:

Lấy mẫu, mẫu thử và mẫu đại diện
CHÚ THÍCH 3: Lấy mẫu được xác định là bao gồm tất cả các bước cần thiết để lấy được một phần của lượng dầu chứa trong đường ống, bồn chứa hoặc các hệ thống khác và cho mẫu dầu lấy được vào vật chứa của phòng thử nghiệm.
8.1. Mẫu phòng thử nghiệm – Điều quan trọng là mẫu nhận được bởi phòng thử nghiệm là mẫu đại diện cho mẻ sản xuất hoặc lô dầu thô mà từ đó mẫu được lấy ra. TCVN 6777 (ASTM D 4057) và ASTM D 4177 đưa ra các hướng dẫn để lấy các mẫu đại diện.
8.2. Chuẩn bị mẫu thử - Điểm đông đặc của dầu thô rất nhạy với các lượng vết của sáp có nhiệt độ nóng chảy cao. Thực hiện chuẩn bị mẫu thật cẩn thận, tỉ mỉ để đảm bảo nếu có các sáp loại này thì chúng phải được làm tan chảy hoàn toàn, hoặc nếu các chất dễ bay hơi làm hạn chế không gia nhiệt đến tan chảy hoàn toàn sáp được thì làm đồng nhất chúng ở dạng huyền phù (Phụ lục A.1). Kiểm tra các bề mặt của vật chứa ban đầu để đảm bảo rằng không có vật liệu có điểm tan chảy cao còn bám vào đó.
CHÚ THÍCH 4: Không thể qui định được các nguyên tắc tổng hợp mang tính bắt buộc để chuẩn bị các mẫu thử dầu thô. Các hướng dẫn về xử lý mẫu trong các tình huống thường gặp nhất được nêu tại Phụ lục A.1.
...

Theo đó, chuẩn bị mẫu thử trong phương pháp xác định điểm đông đặc của mẫu dầu thô được thực hiện như sau:

- Điểm đông đặc của dầu thô rất nhạy với các lượng vết của sáp có nhiệt độ nóng chảy cao.

- Thực hiện chuẩn bị mẫu thật cẩn thận, tỉ mỉ để đảm bảo nếu có các sáp loại này thì chúng phải được làm tan chảy hoàn toàn, hoặc nếu các chất dễ bay hơi làm hạn chế không gia nhiệt đến tan chảy hoàn toàn sáp được thì làm đồng nhất chúng ở dạng huyền phù (Phụ lục A.1).

- Kiểm tra các bề mặt của vật chứa ban đầu để đảm bảo rằng không có vật liệu có điểm tan chảy cao còn bám vào đó.

Đối với dầu thô, cần đặc biệt cẩn thận khi lấy mẫu vì sao?

Đối với dầu thô, cần đặc biệt cẩn thận khi lấy mẫu vì các lý do được quy định tại tiết A.1.1.4 tiểu mục A.1.1 Mục A.1 Phụ lục A Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9793:2013 (ASTM D 5853 – 11) như sau:

A.1. Hướng dẫn bảo quản mẫu
A.1.1. Giới thiệu
...
A.1.1.4. Đối với dầu thô, cần đặc biệt cẩn thận khi lấy mẫu vì:
A.1.1.4.1. Dầu thô có chứa các thành phần bay hơi, do vậy sự thất thoát có thể xảy ra do bay hơi.
A.1.1.4.2. Dầu thô có chứa nước hoặc cặn, hoặc cả hai, có xu hướng tách ra trong bình chứa mẫu.
A.1.1.4.3. Nếu không duy trì tại nhiệt độ đủ cao, thì có thể xảy ra hiện tượng bám sát vào thành bình chứa hoặc sáp kết tủa.
A.1.1.5. Khi tạo các mẫu gộp, cần thao tác cẩn thận để không thất thoát các thành phần nhẹ và đảm bảo các mẫu gộp được đồng nhất.
A.1.1.6. Với các mẫu dầu thô có yêu cầu xác định áp suất hơi, khối lượng riêng, hoặc các phép thử khác mà trong đó việc duy trì các thành phần nhẹ là quan trọng, thì trước tiên thực hiện lấy các mẫu nhỏ cho các phép thử này, rồi sau đó mới thực hiện các qui trình xử lý mẫu khác được yêu cầu thực hiện trong quá trình lấy mẫu dùng cho các phép thử khác, chẳng hạn như phép đo điểm đông đặc.
...

Theo đó, đối với dầu thô, cần đặc biệt cẩn thận khi lấy mẫu vì:

- Dầu thô có chứa các thành phần bay hơi, do vậy sự thất thoát có thể xảy ra do bay hơi.

- Dầu thô có chứa nước hoặc cặn, hoặc cả hai, có xu hướng tách ra trong bình chứa mẫu.

- Nếu không duy trì tại nhiệt độ đủ cao, thì có thể xảy ra hiện tượng bám sát vào thành bình chứa hoặc sáp kết tủa.

- Khi tạo các mẫu gộp, cần thao tác cẩn thận để không thất thoát các thành phần nhẹ và đảm bảo các mẫu gộp được đồng nhất.

- Với các mẫu dầu thô có yêu cầu xác định áp suất hơi, khối lượng riêng, hoặc các phép thử khác mà trong đó việc duy trì các thành phần nhẹ là quan trọng, thì trước tiên thực hiện lấy các mẫu nhỏ cho các phép thử này, rồi sau đó mới thực hiện các qui trình xử lý mẫu khác được yêu cầu thực hiện trong quá trình lấy mẫu dùng cho các phép thử khác, chẳng hạn như phép đo điểm đông đặc.

Dầu thô
Tiêu chuẩn Việt Nam
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11934:2017 (ISO 16578:2013) đặt ra những yêu cầu phát hiện các trình tự axit nucleic đặc hiệu bằng microarray thế nào?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11933:2017 (ISO 16577:2016) về phân tích dấu ấn sinh học phân tử ra sao?
Pháp luật
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6954:2001 hướng dẫn các phương pháp thử thùng làm bằng vật liệu phi kim loại?
Pháp luật
Bệnh nhiệt thán ở gia xúc có thể truyền nhiễm sang cho người không? Có thể lấy mẫu bệnh phẩm từ gia xúc đã chết để chẩn đoán bệnh không?
Pháp luật
Lợn có dễ mắc bệnh nhiệt thán ở gia xúc hay không? Trường hợp mắc bệnh sẽ có triệu chứng lâm sàng như thế nào?
Pháp luật
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7938 :2009 hướng dẫn kiểm tra nội bộ của nhà sản xuất trong quy trình chứng nhận đối với thanh và dây thép làm cốt bê tông?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13899:2023 về Hỗn hợp nhựa có trình tự của phương pháp thử vệt hằn bánh xe ra sao?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia Việt Nam TCVN 8220:2009 yêu cầu về việc lấy mẫu trong phương pháp xác định độ dày danh định của vải địa kỹ thuật dạng dệt, dạng không dệt?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8710-2:2019 về Bệnh hoại tử thần kinh ở cá biển có triệu chứng lâm sàng ra sao?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12237-1:2018 (IEC 61558-1:2017) yêu cầu gì về An toàn của máy biến áp, cuộn kháng, bộ cấp nguồn và các kết hợp của chúng?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Dầu thô
839 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Dầu thô Tiêu chuẩn Việt Nam
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào