Dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường sắt có phải là dịch vụ logistics hay không?
- Dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường sắt có phải là dịch vụ logistics hay không?
- Thương nhân kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường sắt có phải chịu trách nhiệm về những tổn thất do làm đúng chỉ dẫn của người được khách hàng uỷ quyền không?
- Khi nào thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics có quyền định đoạt hàng hoá?
Dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường sắt có phải là dịch vụ logistics hay không?
Theo quy định tại khoản 11 Điều 3 Nghị định 163/2017/NĐ-CP có quy định về phân loại dịch vụ logistics như sau:
Phân loại dịch vụ logistics
Dịch vụ logistics được cung cấp bao gồm:
1. Dịch vụ xếp dỡ container, trừ dịch vụ cung cấp tại các sân bay.
2. Dịch vụ kho bãi container thuộc dịch vụ hỗ trợ vận tải biển.
3. Dịch vụ kho bãi thuộc dịch vụ hỗ trợ mọi phương thức vận tải.
4. Dịch vụ chuyển phát.
5. Dịch vụ đại lý vận tải hàng hóa.
6. Dịch vụ đại lý làm thủ tục hải quan (bao gồm cả dịch vụ thông quan).
7. Dịch vụ khác, bao gồm các hoạt động sau: Kiểm tra vận đơn, dịch vụ môi giới vận tải hàng hóa, kiểm định hàng hóa, dịch vụ lấy mẫu và xác định trọng lượng; dịch vụ nhận và chấp nhận hàng; dịch vụ chuẩn bị chứng từ vận tải.
8. Dịch vụ hỗ trợ bán buôn, hỗ trợ bán lẻ bao gồm cả hoạt động quản lý hàng lưu kho, thu gom, tập hợp, phân loại hàng hóa và giao hàng.
9. Dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải biển.
10. Dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường thủy nội địa.
11. Dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường sắt.
12. Dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường bộ.
13. Dịch vụ vận tải hàng không.
14. Dịch vụ vận tải đa phương thức.
15. Dịch vụ phân tích và kiểm định kỹ thuật.
16. Các dịch vụ hỗ trợ vận tải khác.
17. Các dịch vụ khác do thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics và khách hàng thỏa thuận phù hợp với nguyên tắc cơ bản của Luật thương mại.
Như vậy, theo quy định trên thì dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường sắt là một trong các dịch vụ logistics.
Dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường sắt có phải là dịch vụ logistics hay không? (Hình từ Internet)
Thương nhân kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường sắt có phải chịu trách nhiệm về những tổn thất do làm đúng chỉ dẫn của người được khách hàng uỷ quyền không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 237 Luật Thương mại 2005 có quy định về các trường hợp miễn trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường sắt như sau:
Các trường hợp miễn trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics
1. Ngoài những trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 của Luật này, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics không phải chịu trách nhiệm về những tổn thất đối với hàng hoá phát sinh trong các trường hợp sau đây:
a) Tổn thất là do lỗi của khách hàng hoặc của người được khách hàng uỷ quyền;
b) Tổn thất phát sinh do thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics làm đúng theo những chỉ dẫn của khách hàng hoặc của người được khách hàng uỷ quyền;
c) Tổn thất là do khuyết tật của hàng hoá;
d) Tổn thất phát sinh trong những trường hợp miễn trách nhiệm theo quy định của pháp luật và tập quán vận tải nếu thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics tổ chức vận tải;
đ) Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics không nhận được thông báo về khiếu nại trong thời hạn mười bốn ngày, kể từ ngày thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics giao hàng cho người nhận;
e) Sau khi bị khiếu nại, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics không nhận được thông báo về việc bị kiện tại Trọng tài hoặc Toà án trong thời hạn chín tháng, kể từ ngày giao hàng.
...
Như vậy, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics được miễn trách nhiệm về những tổn thất đối với hàng hoá phát sinh trong các trường hợp nêu trên.
Theo đó, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics không phải chịu trách nhiệm về những tổn thất đối với hàng hóa do làm đúng chỉ dẫn của người được khách hàng uỷ quyền.
Khi nào thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics có quyền định đoạt hàng hoá?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 239 Luật Thương mại 2005 có quy định về quyền cầm giữ và định đoạt hàng hoá cụ thể như sau:
Quyền cầm giữ và định đoạt hàng hoá
...
2. Sau thời hạn bốn mươi lăm ngày kể từ ngày thông báo cầm giữ hàng hoá hoặc chứng từ liên quan đến hàng hoá, nếu khách hàng không trả tiền nợ thì thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics có quyền định đoạt hàng hoá hoặc chứng từ đó theo quy định của pháp luật; trong trường hợp hàng hoá có dấu hiệu bị hư hỏng thì thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics có quyền định đoạt hàng hoá ngay khi có bất kỳ khoản nợ đến hạn nào của khách hàng.
...
Theo quy định trên, sau thời hạn bốn mươi lăm ngày kể từ ngày thông báo cầm giữ hàng hoá nếu khách hàng không trả tiền nợ thì thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics có quyền định đoạt hàng hoá.
Trong trường hợp hàng hoá có dấu hiệu bị hư hỏng thì thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics có quyền định đoạt hàng hoá ngay khi có bất kỳ khoản nợ đến hạn nào của khách hàng.
Như vậy, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics có quyền định đoạt hàng hoá sau thời hạn bốn mươi lăm ngày kể từ ngày thông báo cầm giữ hàng hoá nếu khách hàng không trả tiền nợ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đi tù về có được vay vốn ngân hàng theo Quyết định 22 hay không? Thời hạn cho vay là bao nhiêu lâu?
- Cách viết đơn xin giao đất mới nhất theo Nghị định 102? Diện tích đất tính tiền sử dụng đất được quy định thế nào?
- Mẫu Báo cáo định kỳ hằng năm của DN sử dụng vật liệu nổ công nghiệp mới nhất theo quy định hiện nay?
- Giải thể doanh nghiệp có phải mất phí không? Doanh nghiệp có được ký kết hợp đồng mới khi đã có quyết định giải thể doanh nghiệp không?
- Mục đích của chỉ dẫn kỹ thuật trong xây dựng là gì? Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm trình chủ đầu tư chấp thuận nội dung gì?