Dịch vụ thành lập công ty là gì? Cá nhân thành lập công ty có thể dừng thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp khi nào?
Dịch vụ thành lập công ty là gì?
Theo khoản 25 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020 giải thích thì Người thành lập doanh nghiệp là cá nhân, tổ chức thành lập hoặc góp vốn để thành lập doanh nghiệp.
Hiện nay, pháp luật doanh nghiệp không có quy định cụ thể về Dịch vụ thành lập công ty.
Tuy nhiên, có thể hiểu Dịch vụ thành lập công ty hay Dịch vụ thành lập doanh nghiệp là một loại hình dịch vụ chuyên cung cấp các dịch vụ về tư vấn và hỗ trợ cho các doanh nghiệp, về tất cả những vấn đề pháp lý lớn, nhỏ như thủ tục, pháp lý thực hiện thành lập doanh nghiệp và tất cả các loại giấy tờ, hồ sơ để chuẩn bị cho việc thành lập doanh nghiệp.
Xu hướng tìm thuê dịch vụ thành lập công ty hiện nay đang phát triển ở Việt Nam vì đây là một trong những sự lựa chọn vô cùng tiện lợi dành cho những công ty, doanh nghiệp mới không có đủ kinh nghiệm trong vấn đề pháp lý. Cũng như là cho các công ty lớn có nhu cầu thành lập thêm các chi nhánh hoặc các công ty con.
Các vấn đề liên quan đến thủ tục sẽ được các dịch vụ thành lập doanh nghiệp hoàn thành trong thời gian sớm nhất và giải quyết thật gọn tất cả mọi phát sinh.
Hiện nay, không có văn bản quy phạm pháp luật nào quy định về việc không được phép thuê dịch vụ thành lập công ty nên việc thuê dịch vụ thành lập công ty vẫn được cho phép.
- Ưu điểm khi thuê dịch dịch vụ thành lập công ty:
+ Mọi vấn đề liên quan đến thủ tục thành lập công ty sẽ được dịch vụ thành lập công ty giải quyết nhanh gọn tiết kiệm thời gian tạo điều kiện cho công ty, doanh nghiệp nhanh chóng được hoạt động.
+ Lựa chọn thuê dịch vụ thành lập công ty sẽ được tư vấn những vấn đề cùng với những dịch vụ phù hợp với mục đích kinh doanh mà doanh nghiệp đang hướng tới.
+ Những vấn đề liên quan đến thành lập công ty được thực hiện một cách chuyên nghiệp, hạn chế những vấn đề phát sinh về sau trong quá trình hoạt động của công ty, doanh nghiệp.
- Nhược điểm khi thuê dịch vụ thành lập doanh nghiệp: Chi phí thuê dịch vụ thành lập doanh nghiệp khá cao.
Dịch vụ thành lập công ty (Hình từ Internet)
Cá nhân có thể nộp hồ sơ đăng ký thành lập công ty tại đâu?
Cá nhân có thể nộp hồ sơ đăng ký thành lập công ty theo quy định tại khoản 1 Điều 32 Nghị định 01/2021/NĐ-CP như sau:
Tiếp nhận, xử lý hồ sơ đăng ký doanh nghiệp
1. Người nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp theo quy định tại Nghị định này nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
2. Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp được tiếp nhận để nhập thông tin vào Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có đủ giấy tờ theo quy định tại Nghị định này;
b) Tên doanh nghiệp đã được điền vào Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp, Giấy đề nghị đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp;
c) Có địa chỉ liên lạc của người nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp;
d) Đã nộp đủ phí, lệ phí đăng ký doanh nghiệp theo quy định.
3. Sau khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận về việc nhận hồ sơ cho người nộp hồ sơ.
4. Sau khi trao Giấy biên nhận về việc nhận hồ sơ, Phòng Đăng ký kinh doanh nhập đầy đủ, chính xác thông tin trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và tải các văn bản đã được số hóa trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp vào Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
...
Theo quy định trên, cá nhân thành lập công ty nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi công ty đặt trụ sở chính.
Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp được tiếp nhận để nhập thông tin vào Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp khi có đủ các điều kiện nêu trên.
Cá nhân thành lập công ty có thể dừng thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp khi nào?
Cá nhân thành lập công ty có thể dừng thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp theo quy định tại khoản 5 Điều 32 Nghị định 01/2021/NĐ-CP như sau:
Tiếp nhận, xử lý hồ sơ đăng ký doanh nghiệp
...
5. Người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp có thể dừng thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp khi hồ sơ đăng ký doanh nghiệp chưa được chấp thuận trên Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Trong trường hợp này, người có thẩm quyền ký văn bản đề nghị đăng ký doanh nghiệp gửi văn bản đề nghị dừng thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đã nộp hồ sơ. Phòng Đăng ký kinh doanh xem xét, ra thông báo về việc dừng thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp và hủy hồ sơ đăng ký doanh nghiệp theo quy trình trên Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị. Trường hợp từ chối dừng thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh ra thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do từ chối cho người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp.
Như vậy, cá nhân thành lập công ty có thể dừng thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp khi hồ sơ đăng ký doanh nghiệp chưa được chấp thuận trên Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Việc ghi sổ thu chi tài chính công đoàn cơ sở được căn cứ vào đâu? Mẫu sổ thu chi tài chính công đoàn cơ sở mới nhất?
- STT Ngày Ông Công Ông Táo? Ngày Ông Công Ông Táo CBCCVC bắt đầu nghỉ Tết Nguyên đán Ất tỵ chưa?
- Các điểm bắn pháo hoa Tết âm lịch 2025 trên cả nước? Địa điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán 63 tỉnh thành năm 2025?
- Tổ chức hội thảo khoa học kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 3 2 khi nào?
- Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản gồm những khoản nào? Cách tính thuế ra sao?