Địa vị pháp lý của Đoàn Luật sư được quy định như thế nào? Đoàn Luật sư tổ chức và hoạt động phải đảm bảo các nguyên tắc nào?
Địa vị pháp lý của Đoàn Luật sư được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 17 Điều lệ Liên đoàn Luật sư Việt Nam kèm theo Quyết định 856/QĐ-TTg năm 2022 quy định địa vị pháp lý của Đoàn Luật sư như sau:
- Đoàn Luật sư là tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản và trụ sở.
Tên của Đoàn Luật sư bao gồm cụm từ Đoàn Luật sư tỉnh (thành phố trực thuộc trung ương) và tên tỉnh (thành phố trực thuộc trung ương) nơi Đoàn Luật sư được thành lập.
- Đoàn Luật sư được thành lập theo quy định của Luật Luật sư.
- Thành viên của Đoàn Luật sư là các luật sư đã gia nhập Đoàn Luật sư theo quy định của Luật Luật sư và Điều lệ Liên đoàn Luật sư Việt Nam.
- Đoàn Luật sư được tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật Luật sư, Điều lệ Liên đoàn Luật sư Việt Nam. Đoàn Luật sư ban hành nội quy để thể chế hóa Điều lệ Liên đoàn Luật sư Việt Nam trong việc điều chỉnh quan hệ nội bộ của Đoàn Luật sư.
- Đoàn Luật sư là thành viên của Liên đoàn Luật sư Việt Nam, có các quyền, nghĩa vụ thành viên Liên đoàn, được Liên đoàn bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp và chịu sự hướng dẫn, giám sát của Liên đoàn theo quy định của Luật Luật sư và Điều lệ này.
Đoàn Luật sư tổ chức và hoạt động phải đảm bảo các nguyên tắc nào?
Theo Điều 18 Điều lệ Liên đoàn Luật sư Việt Nam kèm theo Quyết định 856/QĐ-TTg năm 2022 quy định Đoàn Luật sử đảm bảo các nguyên tắc sau:
Nguyên tắc tổ chức, hoạt động của Đoàn Luật sư
Đoàn Luật sư được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc dân chủ, bình đẳng, thiểu số phục tùng đa số; thực hiện tự quản trong hệ thống tổ chức thống nhất của Liên đoàn Luật sư Việt Nam theo quy định của Hiến pháp, pháp luật, Điều lệ Liên đoàn Luật sư Việt Nam và Nội quy Đoàn Luật sư; chịu sự quản lý của Nhà nước theo quy định của Hiến pháp, pháp luật.
Như vậy, Đoàn Luật sư được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc dân chủ, bình đẳng, thiểu số phục tùng đa số;
Thực hiện tự quản trong hệ thống tổ chức thống nhất của Liên đoàn Luật sư Việt Nam theo quy định của Hiến pháp, pháp luật, Điều lệ Liên đoàn Luật sư Việt Nam và Nội quy Đoàn Luật sư; chịu sự quản lý của Nhà nước theo quy định của Hiến pháp, pháp luật.
Đoàn Luật sư (Hình từ Internet)
Đoàn Luật sư có quyền hạn và nhiệm vụ gì?
Tại Điều 19 Điều lệ Liên đoàn Luật sư Việt Nam kèm theo Quyết định 856/QĐ-TTg năm 2022 quy định nhiệm vụ, quyền hạn như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Đoàn Luật sư
1. Các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Điều 61 của Luật Luật sư.
2. Đại diện ý chí, nguyện vọng, quyền, lợi ích hợp pháp của các luật sư thành viên trong quan hệ với các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
3. Hỗ trợ và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của luật sư trong hành nghề.
4. Thực hiện hợp tác quốc tế theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của Liên đoàn Luật sư Việt Nam.
5. Bầu luật sư tham dự Đại hội đại biểu Luật sư toàn quốc; giới thiệu luật sư vào danh sách ứng cử viên bầu vào các cơ quan và các chức danh lãnh đạo, quản lý, điều hành của Liên đoàn.
6. Thực hiện nghị quyết, quyết định, quy định, hướng dẫn của Liên đoàn Luật sư Việt Nam; tham gia các hoạt động của Liên đoàn; đề xuất ý kiến, kiến nghị về việc củng cố, phát triển tổ chức, hoạt động của Liên đoàn.
7. Được Liên đoàn hỗ trợ, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp.
8. Đoàn kết, hợp tác với các Đoàn Luật sư khác để thực hiện tôn chỉ, mục đích của Liên đoàn Luật sư Việt Nam.
9. Ban hành nghị quyết, quyết định, nội quy, quy định về phí, khoản thu và các quy định khác không được trái với quy định của pháp luật và Điều lệ Liên đoàn Luật sư Việt Nam.
10. Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ này.
Như vậy, Đoàn Luật sư có quyền hạn và nhiệm vụ sau:
- Các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Điều 61 của Luật Luật sư.
- Đại diện ý chí, nguyện vọng, quyền, lợi ích hợp pháp của các luật sư thành viên trong quan hệ với các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
- Hỗ trợ và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của luật sư trong hành nghề.
- Thực hiện hợp tác quốc tế theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của Liên đoàn Luật sư Việt Nam.
- Bầu luật sư tham dự Đại hội đại biểu Luật sư toàn quốc; giới thiệu luật sư vào danh sách ứng cử viên bầu vào các cơ quan và các chức danh lãnh đạo, quản lý, điều hành của Liên đoàn.
- Thực hiện nghị quyết, quyết định, quy định, hướng dẫn của Liên đoàn Luật sư Việt Nam; tham gia các hoạt động của Liên đoàn; đề xuất ý kiến, kiến nghị về việc củng cố, phát triển tổ chức, hoạt động của Liên đoàn.
- Được Liên đoàn hỗ trợ, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp.
- Đoàn kết, hợp tác với các Đoàn Luật sư khác để thực hiện tôn chỉ, mục đích của Liên đoàn Luật sư Việt Nam.
- Ban hành nghị quyết, quyết định, nội quy, quy định về phí, khoản thu và các quy định khác không được trái với quy định của pháp luật và Điều lệ Liên đoàn Luật sư Việt Nam.
- Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phân chia lợi nhuận từ tài sản chung không chia sau khi ly hôn như thế nào? Khi thỏa thuận chia tài sản chung thì có cần xét tới yếu tố lỗi làm cho hôn nhân bị đổ vỡ không?
- Ai được gặp phạm nhân? Tải về mẫu đơn xin gặp mặt phạm nhân mới nhất hiện nay? Trách nhiệm của người gặp?
- Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp bắt buộc trước khi khởi kiện đúng không?
- Kế toán chi tiết là gì? Sổ kế toán có bao gồm sổ kế toán chi tiết theo quy định pháp luật về kế toán?
- Hướng dẫn viết báo cáo giám sát đảng viên của chi bộ? Có bao nhiêu hình thức giám sát của Đảng?