Địa điểm nuôi ong mật có bắt buộc phải được khảo sát kỹ trước khi làm trại và không bị dịch bệnh ong trước đó 6 tháng hay không?
Địa điểm nuôi ong mật được quy định thế nào?
Căn cứ quy định tại mục 1 Chương 2 Quy trình thực hành chăn nuôi tốt cho chăn nuôi ong an toàn tại Việt Nam (VIETGAHP) ban hành kèm theo Quyết định 1580/QĐ-BNN-KHCN năm 2008 như sau:
- Lựa chọn địa điểm: Địa điểm đặt ong phải được khảo sát kỹ trước khi làm trại, phù hợp với vùng nuôi ong, an toàn cho nhân dân xung quanh khu vực trại, không bị dịch bệnh ong trước đó 6 tháng.
+ Thuận tiện giao thông, cách xa các trại nuôi ong khác; khu công nghiệp, công sở, trường học, khu chế biến sản phẩm chăn nuôi, bệnh viện, và xa hệ thống kênh mương thoát nước thải của khu vực theo quy định hiện hành.
+ Gần nguồn thức ăn, nước sạch, bóng râm và xa nguồn ô nhiễm về chất thải sinh hoạt và chất thải công nghiệp, khu vực phun thuốc trừ sâu hay các kho chứa thuốc trừ sâu. Đảm bảo không bị phá hoại hay tấn công của súc vật, không nguy hiểm do hỏa hoạn, lũ lụt.
- Bố trí đàn ong:
+ Đàn ong phải được đặt ở nơi thoáng, thuận lợi cho việc chia đàn. Tổ phải cao hơn mặt đất theo đúng kỹ thuật nuôi ong.
+ Tổ ong phải được đặt đảm bảo giảm tối đa ong vào nhầm tổ. Tổ ong phải được đặt thành hàng hoặc quanh gốc cây.
+ Cửa tổ quay về nhiều hướng. Mùa hè tránh hướng Tây, mùa đông tránh hướng Bắc. Phía trước cửa tổ phải quang đãng.
+ Tạo cho các tổ có bề mặt ngoài dễ phân biệt bằng cách sử dụng các loại sơn có màu khác nhau (đen, trắng, nâu và xanh) để tạo thành các sọc hoặc các kiểu trang trí gần cửa tổ. Tránh sự lặp lại các màu trang trí gần cửa tổ của 2 thùng có cùng vị trí và cùng hướng cửa tổ
Dựa theo quy định trên, ta thấy địa điểm đặt ong phải được khảo sát kỹ trước khi làm trại, phù hợp với vùng nuôi ong, an toàn cho nhân dân xung quanh khu vực trại, không bị dịch bệnh ong trước đó 6 tháng.
Địa điểm nuôi ong mật
Ong mật là con giống được lựa chọn và quản lý thế nào?
Việc lựa chọn và quản lý ong giống được tiến hành theo quy định tại mục 2 Chương 2 Quy trình thực hành chăn nuôi tốt cho chăn nuôi ong an toàn tại Việt Nam (VIETGAHP) ban hành kèm theo Quyết định 1580/QĐ-BNN-KHCN năm 2008 như sau:
"2. Con giống và quản lý giống
2.1. Nguồn gốc con giống: Con giống phải có nguồn gốc rõ ràng, có hồ sơ ghi rõ tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân nơi cung cấp, thời gian cung cấp, số lượng, chủng loại. Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép.
2.2. Chất lượng con giống: Ong chúa có sức đẻ trứng cao, tuổi thọ ong thợ dài. Đàn ong đông quân, có năng suất mật cao và có sức kháng cao đối với dịch bệnh và thời tiết khắc nghiệt.
2.3. Quản lý con giống: Quản lý con giống phù hợp theo quy trình kỹ thuật hiện hành.
Lập hồ sơ theo dõi, ghi chép về năng suất mật và các sản phẩm khác của toàn bộ các đàn ong trong trại để phân loại và chọn lọc đại trà hoặc chọn lọc cá thể để nhân giống. Đối với đàn ong năng suất kém hoặc bị bệnh có thể loại thải hoặc thay chúa có năng suất cao."
Theo đó, khi lựa chọn và quản lý ong mật là con giống cần tuân theo quy định trên.
Quản lý thức ăn, nước uống và dịch bệnh đối với ong mật được quy định như thế nào?
* Theo mục 3 Chương 2 Quy trình thực hành chăn nuôi tốt cho chăn nuôi ong an toàn tại Việt Nam (VIETGAHP) ban hành kèm theo Quyết định 1580/QĐ-BNN-KHCN năm 2008 việc quản lý thức ăn và nước uống đối với ong mật thực hiện như sau:
- Thức ăn
+ Cây nguồn mật phải đảm bảo xa nguồn ô nhiễm về chất thải sinh hoạt và chất thải công nghiệp, khu vực phun thuốc trừ sâu hay các kho chứa thuốc trừ sâu.
+ Thức ăn bổ sung phải có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, ghi rõ thành phần, đảm bảo không có tồn dư kim loại nặng, thuốc kháng sinh, aflatoxin, các loại hoocmon, các loại kích tố tăng trưởng. Cho ong ăn bổ sung khi thiếu nguồn mật, phấn trong tự nhiên nhằm giúp cho đàn ong duy trì được thế đàn.
+ Cho ong ăn kích thích khi ngoài tự nhiên có các cây nguồn mật nở hoa để kích thích chúa đẻ, ong thợ đi làm nhiều, xây tổ nhanh, đàn ong sẽ phát triển.
+ Thức ăn tự trộn phải đảm bảo cân đối thành phần dinh dưỡng phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đàn ong.
- Nước uống
+ Nguồn nước và nước uống phải đạt được các tiêu chuẩn đã được quy định trong tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN).
+ Máng nước đặt trong trại ong nên có kích thước tương xứng với tổ và đảm bảo an toàn cho ong.
* Quản lý dịch bệnh đối với ong mật được quy định tại mục 5 Chương 2 Quy trình thực hành chăn nuôi tốt cho chăn nuôi ong an toàn tại Việt Nam (VIETGAHP) ban hành kèm theo Quyết định 1580/QĐ-BNN-KHCN năm 2008 như sau:
- Giám sát dịch bệnh: Lập hồ sơ theo dõi đàn ong về dịch bệnh, các loại thuốc phòng và điều trị sử dụng nhằm hạn chế sự lây lan bệnh tật.
- Khi phát hiện có dịch bệnh, ấu trùng, nhộng, ong chết phải báo với cán bộ kỹ thuật để có biện pháp sử lý.
- Khi điều trị bệnh, phải ghi chép thông tin đầy đủ về dịch bệnh, tên thuốc, liều lượng, lý do dùng, thời gian dùng, người trị bệnh, thời điểm ngưng sử dụng thuốc. Không khai thác mật và các sản phẩm ong khác trong thời gian điều trị hoặc cách ly thuốc.
Như vậy, việc nuôi ong mật cần tuân thủ các nguyên tắc trong lựa chọn địa điểm nuôi, lựa chọn và quản lý con giống, quản lý thức ăn, nước uống, quản lý dịch bệnh,... Trong đó, việc lựa chọn địa điểm nuôi ong mật phải được khảo sát kỹ trước khi làm trại, phù hợp với vùng nuôi ong, an toàn cho nhân dân xung quanh khu vực trại, không bị dịch bệnh ong trước đó 6 tháng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cách điền phiếu biểu quyết thi hành kỷ luật/ đề nghị thi hành kỷ luật đối với Đảng viên chuẩn Hướng dẫn 05?
- Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, dự án đầu tư được thể hiện thông qua những gì? Có bao nhiêu giai đoạn đầu tư xây dựng?
- Phân chia lợi nhuận từ tài sản chung không chia sau khi ly hôn như thế nào? Khi thỏa thuận chia tài sản chung thì có cần xét tới yếu tố lỗi làm cho hôn nhân bị đổ vỡ không?
- Ai được gặp phạm nhân? Tải về mẫu đơn xin gặp mặt phạm nhân mới nhất hiện nay? Trách nhiệm của người gặp?
- Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp bắt buộc trước khi khởi kiện đúng không?