Địa điểm lắp đặt thiết bị chiếu xạ công nghiệp sử dụng nguồn đồng vị gamma phải đáp ứng những điều kiện gì?
Thiết bị chiếu xạ công nghiệp là gì?
Thiết bị chiếu xạ công nghiệp được quy định tại tiểu mục 3.7 Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8289:2009 về An toàn bức xạ - Thiết bị chiếu xạ công nghiệp sử dụng nguồn đồng vị gamma - Yêu cầu chung như sau:
Thuật ngữ và định nghĩa
Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:
...
3.7. Thiết bị chiếu xạ công nghiệp (Irradiator)
Thiết bị chiếu xạ có sử dụng nguồn đồng vị phóng xạ gamma hoạt độ cao mà có thể sinh ra liều bức xạ cao.
...
Theo đó, thiết bị chiếu xạ công nghiệp là thiết bị chiếu xạ có sử dụng nguồn đồng vị phóng xạ gamma hoạt độ cao mà có thể sinh ra liều bức xạ cao.
Thiết bị chiếu xạ công nghiệp sử dụng nguồn đồng vị gamma (Hình từ Internet)
Địa điểm lắp đặt thiết bị chiếu xạ công nghiệp sử dụng nguồn đồng vị gamma phải đáp ứng những điều kiện gì?
Điều kiện địa điểm lắp đặt thiết bị chiếu xạ công nghiệp sử dụng nguồn đồng vị gamma được quy định tại Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8289:2009 về An toàn bức xạ - Thiết bị chiếu xạ công nghiệp sử dụng nguồn đồng vị gamma - Yêu cầu chung như sau:
Yêu cầu về địa điểm
4.1. Vị trí đặt thiết bị chiếu xạ:
a) Khoảng cách đến kho đạn dược, kho thuốc nổ, đường băng của sân bay dân sự và quân sự: không nhỏ hơn 2 km;
b) Khoảng cách đến khu vực dân cư và các địa điểm công cộng: không nhỏ hơn 30 m.
4.2. Khi thiết kế thiết bị chiếu xạ, phải xem xét các yêu cầu về địa chất, địa kỹ thuật và thuỷ văn nhằm đảm bảo độ bền và tính toàn vẹn của thiết bị chiếu xạ trong suốt thời gian sử dụng.
4.3. Đường đi đến vị trí đặt thiết bị chiếu xạ phải bằng phẳng và đủ vững chắc để chịu được tải trọng của thùng chứa cùng các thiết bị phụ trợ rất nặng của thiết bị chiếu xạ.
4.4. Cơ sở chiếu xạ cần có tường bao quanh để đảm bảo an ninh.
Theo đó, địa điểm lắp đặt thiết bị chiếu xạ công nghiệp sử dụng nguồn đồng vị gamma phải đáp ứng những điều kiện sau đây:
- Vị trí đặt thiết bị chiếu xạ:
+ Khoảng cách đến kho đạn dược, kho thuốc nổ, đường băng của sân bay dân sự và quân sự: không nhỏ hơn 2 km;
+ Khoảng cách đến khu vực dân cư và các địa điểm công cộng: không nhỏ hơn 30 m.
- Khi thiết kế thiết bị chiếu xạ, phải xem xét các yêu cầu về địa chất, địa kỹ thuật và thuỷ văn nhằm đảm bảo độ bền và tính toàn vẹn của thiết bị chiếu xạ trong suốt thời gian sử dụng.
- Đường đi đến vị trí đặt thiết bị chiếu xạ phải bằng phẳng và đủ vững chắc để chịu được tải trọng của thùng chứa cùng các thiết bị phụ trợ rất nặng của thiết bị chiếu xạ.
- Cơ sở chiếu xạ cần có tường bao quanh để đảm bảo an ninh.
Việc nạp và tháo nguồn phóng xạ phải đáp ứng những yêu cầu nào?
Việc nạp và tháo nguồn phóng xạ được quy định tại Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8289:2009 về An toàn bức xạ - Thiết bị chiếu xạ công nghiệp sử dụng nguồn đồng vị gamma - Yêu cầu chung như sau:
- Việc đóng gói và vận chuyển nguồn phóng xạ phải được thực hiện theo đúng các quy định về an toàn theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6867-1:2001 về an toàn bức xạ - vận chuyển an toàn chất phóng xạ - phần 1: quy định chung do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành.
- Các hoạt động nạp và tháo nguồn phóng xạ phải được thực hiện ở bên trong buồng chiếu xạ hoặc thực hiện ở bên ngoài buồng chiếu xạ thông qua một cổng nạp nguồn phóng xạ.
- Thùng vận chuyển nguồn phóng xạ phải được đưa vào buồng chiếu xạ thông qua một vị trí được mở trên trần của buồng chiếu xạ hoặc thông qua lối vào của sản phẩm chiếu xạ hoặc đường nhân viên.
- Khi một vị trí được mở trên trần của buồng chiếu xạ, thì vị trí này phải được đậy kín bởi một tấm chắn bảo vệ trong suốt khoảng thời gian hoạt động của thiết bị chiếu xạ. Thiết bị chiếu xạ phải ngừng hoạt động một cách tự động nếu tấm chắn bảo vệ không được đậy khít với vị trí được mở trên trần của buồng chiếu xạ.
- Việc nạp nguồn phóng xạ từ bên ngoài buồng chiếu xạ phải thông qua các kênh nguồn riêng biệt được đánh dấu và nhận diện rõ ràng từ cổng nạp nguồn.
- Các thiết bị, dụng cụ được sử dụng để dịch chuyển nguồn phóng xạ đối với thiết bị chiếu xạ hạng IV trong suốt khoảng thời gian nạp và tháo nguồn phải có những khe mở nhằm đảm bảo hiệu quả che chắn của nước tại mọi thời điểm.
- Sự dịch chuyển nguồn thật (từ một cổng nạp nguồn hoặc thông qua một thùng trung chuyển) chỉ có thể thực hiện sau khi đảm bảo rằng việc lựa chọn và sắp đặt đã chính xác vào các vị trí kênh liên quan và được thẩm định bằng các thử nghiệm.
- Thiết bị dịch chuyển nguồn phóng xạ được sử dụng cho việc vận chuyển thùng chứa nguồn phóng xạ trong nhà phải phù hợp với Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6867-1:2001 về an toàn bức xạ - vận chuyển an toàn chất phóng xạ - phần 1: quy định chung do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan là gì? Quản lý rủi ro gồm các hoạt động nào?
- Khi nào khởi tố vụ án hình sự đối với tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ?
- Hoạt động thuê ngoài là gì? Quản lý hoạt động thuê ngoài của tổ chức tín dụng phi ngân hàng gồm các hoạt động nào?
- Kiểm toán viên nội bộ của tổ chức tín dụng phi ngân hàng là ai? Kiểm toán viên không được kiểm toán đối với các bộ phận?
- Quy trình số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế bao gồm các bước nào?