Địa bàn hoạt động hải quan tại cửa khẩu ga đường sắt liên vận quốc tế trong nội địa gồm những khu vực nào?

Cho tôi hỏi địa bàn hoạt động hải quan tại cửa khẩu ga đường sắt liên vận quốc tế trong nội địa gồm những khu vực nào? Hàng hóa tồn đọng được lưu giữ tại khu vực cảng, kho, bãi thuộc địa bàn hoạt động hải quan bao gồm những hàng hóa nào? Câu hỏi của anh T.P.L từ Lào Cai.

Hàng hóa nhập khẩu chịu sự giám sát hải quan từ khi nào?

Hàng hóa nhập khẩu được quy định tại khoản 4 Điều 38 Luật Hải quan 2014 như sau:

Đối tượng, phương thức và thời gian giám sát hải quan
1. Đối tượng giám sát hải quan gồm hàng hóa, phương tiện vận tải, phương tiện vận tải nội địa vận chuyển hàng hóa đang chịu sự giám sát hải quan.
2. Giám sát hải quan được thực hiện bằng các phương thức sau đây:
a) Niêm phong hải quan;
b) Giám sát trực tiếp do công chức hải quan thực hiện;
c) Sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật.
3. Căn cứ kết quả phân tích, đánh giá rủi ro và các thông tin khác có liên quan đến đối tượng giám sát hải quan, cơ quan hải quan quyết định phương thức giám sát phù hợp. Trường hợp có dấu hiệu vi phạm pháp luật, cơ quan hải quan tiến hành kiểm tra thực tế hàng hóa.
4. Thời gian giám sát hải quan:
a) Hàng hóa nhập khẩu chịu sự giám sát hải quan từ khi tới địa bàn hoạt động hải quan đến khi được thông quan, giải phóng hàng hóa và đưa ra khỏi địa bàn hoạt động hải quan;
b) Hàng hóa xuất khẩu miễn kiểm tra thực tế hàng hóa chịu sự giám sát hải quan từ khi thông quan đến khi ra khỏi địa bàn hoạt động hải quan. Trường hợp phải kiểm tra thực tế, hàng hóa xuất khẩu chịu sự giám sát hải quan từ khi bắt đầu kiểm tra thực tế hàng hóa đến khi ra khỏi địa bàn hoạt động hải quan;
c) Hàng hóa quá cảnh chịu sự giám sát hải quan từ khi tới cửa khẩu nhập đầu tiên đến khi ra khỏi cửa khẩu xuất cuối cùng;
d) Thời gian giám sát hải quan đối với phương tiện vận tải thực hiện theo quy định tại Điều 68 của Luật này.

Như vậy, theo quy định, hàng hóa nhập khẩu chịu sự giám sát hải quan từ khi tới địa bàn hoạt động hải quan đến khi được thông quan, giải phóng hàng hóa và đưa ra khỏi địa bàn hoạt động hải quan.

Địa bàn hoạt động hải quan tại cửa khẩu ga đường sắt liên vận quốc tế trong nội địa gồm những khu vực nào?

Hàng hóa nhập khẩu chịu sự giám sát hải quan từ khi nào? (Hình từ Internet)

Địa bàn hoạt động hải quan tại cửa khẩu ga đường sắt liên vận quốc tế trong nội địa gồm những khu vực nào?

Địa bàn hoạt động hải quan được quy định tại Điều 4 Nghị định 01/2015/NĐ-CP như sau:

Phạm vi cụ thể địa bàn hoạt động hải quan tại cửa khẩu ga đường sắt liên vận quốc tế trong nội địa
Phạm vi cụ thể địa bàn hoạt động hải quan tại cửa khẩu ga đường sắt liên vận quốc tế trong nội địa bao gồm:
1. Khu vực nhà ga sử dụng cho các chuyến tàu liên vận quốc tế đi, đến; nơi hành khách xuất cảnh, nhập cảnh; sân ga, khu vực kho hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh.
2. Bến bãi và các khu vực sử dụng cho các chuyến tàu hỏa liên vận quốc tế đi, đến và thực hiện các dịch vụ vận chuyển hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh.
3. Những khu vực có các chuyến tàu hỏa liên vận quốc tế chưa làm thủ tục hải quan, đang chịu sự giám sát, kiểm soát của cơ quan hải quan.

Như vậy, theo quy định, phạm vi địa bàn hoạt động hải quan tại cửa khẩu ga đường sắt liên vận quốc tế trong nội địa bao gồm:

(1) Khu vực nhà ga sử dụng cho các chuyến tàu liên vận quốc tế đi, đến; nơi hành khách xuất cảnh, nhập cảnh;

Sân ga, khu vực kho hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh.

(2) Bến bãi và các khu vực sử dụng cho các chuyến tàu hỏa liên vận quốc tế đi, đến và thực hiện các dịch vụ vận chuyển hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh.

(3) Những khu vực có các chuyến tàu hỏa liên vận quốc tế chưa làm thủ tục hải quan, đang chịu sự giám sát, kiểm soát của cơ quan hải quan.

Hàng hóa tồn đọng được lưu giữ tại khu vực cảng, kho, bãi thuộc địa bàn hoạt động hải quan bao gồm những hàng hóa nào?

Hàng hóa tồn đọng được quy định tại khoản 1 Điều 58 Luật Hải quan 2014 như sau:

Kiểm tra, giám sát hải quan, xử lý hàng hóa tồn đọng
1. Hàng hóa tồn đọng được lưu giữ tại khu vực cảng, kho, bãi thuộc địa bàn hoạt động hải quan bao gồm:
a) Hàng hóa mà chủ hàng hóa tuyên bố từ bỏ hoặc thực hiện hành vi chứng tỏ việc từ bỏ.
Không thừa nhận việc chủ hàng hóa từ bỏ hoặc thực hiện hành vi chứng tỏ việc từ bỏ đối với hàng hóa có dấu hiệu vi phạm pháp luật;
b) Hàng hóa nhập khẩu quá 90 ngày kể từ ngày đến cửa khẩu nhưng không có người đến nhận;
c) Hàng hóa do doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi thu gom trong quá trình xếp dỡ hàng hóa;
d) Hàng hóa nhập khẩu ngoài vận đơn, bản khai hàng hóa nhưng không có người đến nhận.
2. Trường hợp cơ quan hải quan có căn cứ để xác định hàng hóa quy định tại khoản 1 Điều này là hàng hóa buôn lậu thì xử lý theo quy định của pháp luật.
3. Hàng hóa quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này mà không có người nhận thì cơ quan hải quan thông báo công khai trên phương tiện thông tin đại chúng. Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày thông báo, nếu chủ hàng hóa đến nhận thì được làm thủ tục hải quan và bị xử phạt theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; nếu không có người đến nhận thì xử lý theo quy định tại khoản 6 Điều này.
...

Như vậy, theo quy định, hàng hóa tồn đọng được lưu giữ tại khu vực cảng, kho, bãi thuộc địa bàn hoạt động hải quan bao gồm:

(1) Hàng hóa mà chủ hàng hóa tuyên bố từ bỏ hoặc thực hiện hành vi chứng tỏ việc từ bỏ.

Không thừa nhận việc chủ hàng hóa từ bỏ hoặc thực hiện hành vi chứng tỏ việc từ bỏ đối với hàng hóa có dấu hiệu vi phạm pháp luật;

(2) Hàng hóa nhập khẩu quá 90 ngày kể từ ngày đến cửa khẩu nhưng không có người đến nhận;

(3) Hàng hóa do doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi thu gom trong quá trình xếp dỡ hàng hóa;

(4) Hàng hóa nhập khẩu ngoài vận đơn, bản khai hàng hóa nhưng không có người đến nhận.

Hoạt động hải quan
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Nguồn kinh phí cho xử lý hàng hóa tồn đọng thuộc địa bàn hoạt động hải quan được quy định như thế nào?
Pháp luật
Bưu điện quốc tế có phải là địa bàn hoạt động hải quan không? Phạm vi cụ thể địa bàn hoạt động hải quan tại bưu điện quốc tế được quy định ra sao?
Pháp luật
Phạm vi địa bàn hoạt động hải quan tại cửa khẩu cảng hàng không dân dụng quốc tế gồm những khu vực nào?
Pháp luật
Địa bàn hoạt động hải quan tại cửa khẩu cảng biển, cảng thủy nội địa bao gồm những khu vực nào?
Pháp luật
Địa bàn hoạt động hải quan tại cửa khẩu ga đường sắt liên vận quốc tế trong nội địa gồm những khu vực nào?
Pháp luật
Địa bàn hoạt động hải quan được quy định ra sao? Địa bàn hoạt động hải quan tại các khu vực ngoài cửa khẩu gồm những nơi nào?
Pháp luật
Niêm phong hải quan là gì? Giám sát hải quan có được thực hiện bằng phương thức niêm phong hải quan không?
Pháp luật
Lãnh thổ hải quan là gì? Các hành vi bị pháp luật nghiêm cấm trong lĩnh vực hải quan quy định thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hoạt động hải quan
1,281 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Hoạt động hải quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Hoạt động hải quan

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào