Địa bàn hoạt động hải quan tại cửa khẩu cảng biển, cảng thủy nội địa bao gồm những khu vực nào?
Địa bàn hoạt động hải quan tại cửa khẩu cảng biển, cảng thủy nội địa bao gồm những khu vực nào?
Theo quy định tại Điều 6 Nghị định 01/2015/NĐ-CP thì phạm vi cụ thể địa bàn hoạt động hải quan tại cửa khẩu cảng biển, cảng thủy nội địa có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh bao gồm:
(1) Khu vực ngăn cách tính từ đường ranh giới phía ngoài của vùng nước cảng có hàng hóa ra vào cảng phải chịu sự giám sát hải quan đến ranh giới các cổng cảng, cụ thể gồm các kho bãi, cầu cảng, nhà xưởng, khu hành chính và dịch vụ, vùng nước trước cầu cảng, vùng neo đậu, chuyển tải, vùng tránh bão, vùng nước của nhiều cảng gần kề nhau và luồng quá cảnh.
(2) Khu vực đón trả hoa tiêu vào đến cảng và nơi quy định cho tàu, thuyền xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh neo đậu để chờ vào cảng biển, cảng thủy nội địa, neo đậu để chuyển tải và các luồng lạch từ các khu vực nói trên vào cảng biển, cảng thủy nội địa.
Địa bàn hoạt động hải quan tại cửa khẩu cảng biển, cảng thủy nội địa bao gồm những khu vực nào? (Hình từ Internet)
Trong địa bàn hoạt động hải quan, cơ quan hải quan chịu trách nhiệm gì?
Trách nhiệm của cơ quan hải quan trong địa bàn hoạt động hải quan được quy định tại khoản 2 Điều 7 Luật Hải quan 2014 như sau:
Địa bàn hoạt động hải quan
1. Địa bàn hoạt động hải quan bao gồm:
a) Khu vực cửa khẩu đường bộ, ga đường sắt liên vận quốc tế, cảng hàng không dân dụng quốc tế; cảng biển, cảng thủy nội địa có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh; khu vực đang lưu giữ hàng hóa chịu sự giám sát hải quan, khu chế xuất, khu vực ưu đãi hải quan; các địa điểm làm thủ tục hải quan, kho ngoại quan, kho bảo thuế, bưu điện quốc tế, trụ sở người khai hải quan khi kiểm tra sau thông quan; các địa điểm kiểm tra hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong lãnh thổ hải quan;
b) Khu vực, địa điểm khác đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, được phép xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh phương tiện vận tải theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
2. Trong địa bàn hoạt động hải quan, cơ quan hải quan chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát, kiểm soát đối với hàng hóa, phương tiện vận tải và xử lý vi phạm pháp luật về hải quan phù hợp với pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
3. Chính phủ quy định chi tiết phạm vi địa bàn hoạt động hải quan.
Theo đó, trong địa bàn hoạt động hải quan, cơ quan hải quan chịu trách nhiệm:
- Kiểm tra, giám sát, kiểm soát đối với hàng hóa, phương tiện vận tải;
- Xử lý vi phạm pháp luật về hải quan phù hợp với pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Ai có trách nhiệm hỗ trợ cơ quan hải quan trong việc truy đuổi phương tiện vận tải ngoài địa bàn hoạt động hải quan?
Căn cứ Điều 14 Nghị định 01/2015/NĐ-CP quy định về phối hợp trong tuần tra, kiểm soát, kiểm tra, truy đuổi, dừng phương tiện vận tải như sau:
Phối hợp trong tuần tra, kiểm soát, kiểm tra, truy đuổi, dừng phương tiện vận tải
1. Cơ quan hải quan có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan nhà nước hữu quan thường xuyên tuần tra, kiểm soát trên các tuyến, địa bàn biên giới và trên các địa bàn trọng điểm trong nội địa để kịp thời phát hiện đối tượng, đường dây, ổ nhóm buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.
2. Bộ đội biên phòng có trách nhiệm phối hợp, hỗ trợ cơ quan hải quan trong tuần tra, kiểm soát, kiểm tra, truy đuổi, dừng phương tiện tại các cửa khẩu biên giới đất liền, vùng nội thủy.
3. Cảnh sát biển có trách nhiệm phối hợp, hỗ trợ cơ quan hải quan trong tuần tra, kiểm soát, kiểm tra, truy đuổi, dừng phương tiện tại vùng nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải.
4. Cảnh sát giao thông có trách nhiệm phối hợp, hỗ trợ cơ quan hải quan truy đuổi, dừng phương tiện vận tải ngoài địa bàn hoạt động hải quan.
5. Các cơ quan chức năng khác có trách nhiệm phối hợp, hỗ trợ lực lượng, phương tiện để truy đuổi, dừng phương tiện vận tải; bắt giữ đối tượng, hàng hóa, phương tiện vận tải khi nhận được yêu cầu hỗ trợ của cơ quan hải quan trong trường hợp truy đuổi liên tục từ trong địa bàn hoạt động hải quan ra ngoài địa bàn hoạt động hải quan.
Theo đó, cảnh sát giao thông là cơ quan có trách nhiệm phối hợp, hỗ trợ cơ quan hải quan truy đuổi, dừng phương tiện vận tải ngoài địa bàn hoạt động hải quan.
Ngoài ra, các cơ quan chức năng khác cũng có trách nhiệm phối hợp, hỗ trợ lực lượng, phương tiện để truy đuổi, dừng phương tiện vận tải; bắt giữ đối tượng, hàng hóa, phương tiện vận tải khi nhận được yêu cầu hỗ trợ của cơ quan hải quan trong trường hợp truy đuổi liên tục từ trong địa bàn hoạt động hải quan ra ngoài địa bàn hoạt động hải quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có được áp dụng hình thức kỷ luật tước danh hiệu Công an nhân dân đối với cán bộ sử dụng chất gây nghiện trái phép không?
- Việc xử lý bưu gửi không có người nhận được thực hiện như thế nào? Tổ chức xử lý không đúng quy định đối với bưu gửi bị xử phạt bao nhiêu?
- Loại hình giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ là gì? VSDC thực hiện thanh toán giao dịch theo phương thức nào?
- 05 căn cứ tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ trong trường hợp cần thiết? Chế độ chính sách của cán bộ bị tạm đình chỉ công tác được thực hiện thế nào?
- Hướng dẫn quy trình lựa chọn nhà đầu tư qua mạng mới nhất hiện nay? Lựa chọn nhà đầu tư qua mạng là gì?