Di tích lịch sử Cố đô Hoa Lư có phải là di tích quốc gia đặc biệt hay không? Ai có thẩm quyền cấp bằng xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt?
Di tích lịch sử Cố đô Hoa Lư có phải là di tích quốc gia đặc biệt hay không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 1 Quyết định 548/QĐ-TTg năm 2012 về việc xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt (đợt 2) do Thủ tướng Chính phủ ban hành như sau:
Xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt (đợt 2) các di tích sau:
1. Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật Cố đô Hoa Lư (huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình).
2. Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật Văn Miếu - Quốc Tử Giám (quận Đống Đa và quận Ba Đình, thành phố Hà Nội).
3. Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật Côn Sơn - Kiếp Bạc (thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương).
4. Di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật và khảo cổ Thành Nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa).
5. Di tích lịch sử Những địa điểm Khởi nghĩa Yên Thế (huyện Yên Thế, huyện Tân Yên, huyện Việt Yên và huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang).
6. Di tích lịch sử Nhà tù Côn Đảo (huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu).
7. Di tích lịch sử Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Kim Liên (huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An).
Như vậy, Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật Cố đô Hoa Lư (huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình) được Nhà nước công nhận và xếp hạng là di tích quốc gia đặc biệt.
Di tích lịch sử Cố đô Hoa Lư có phải là di tích quốc gia đặc biệt hay không? Ai có thẩm quyền cấp bằng xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt? (Hình từ Internet)
Ai có thẩm quyền cấp bằng xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt?
Căn cứ theo điểm c khoản 1 Điều 30 Luật Di sản văn hóa 2001,được sửa đổi bởi khoản 11 Điều 1 Luật Di sản văn hóa sửa đổi 2009 quy định về thẩm quyền quyết định xếp hạng di tích được quy định như sau như sau:
1. Thẩm quyền quyết định xếp hạng di tích được quy định như sau:
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định xếp hạng di tích cấp tỉnh, cấp bằng xếp hạng di tích cấp tỉnh;
b) Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định xếp hạng di tích quốc gia, cấp bằng xếp hạng di tích quốc gia;
c) Thủ tướng Chính phủ quyết định xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt, cấp bằng xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt; quyết định việc đề nghị Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc xem xét đưa di tích tiêu biểu của Việt Nam vào Danh mục di sản thế giới.
2. Trong trường hợp di tích đã được xếp hạng mà sau đó có đủ căn cứ xác định là không đủ tiêu chuẩn hoặc bị huỷ hoại không có khả năng phục hồi thì người có thẩm quyền quyết định xếp hạng di tích nào có quyền ra quyết định huỷ bỏ xếp hạng đối với di tích đó.
Như vậy, Thủ tướng Chính phủ sẽ là người cấp bằng xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt.
Ngân sách Nhà nước có ưu tiên cho việc bảo vệ di tích quốc gia đặc biệt hay không?
Căn cứ tại Điều 32 Luật Di sản văn hóa 2001, được sửa đổi bởi khoản 13 Điều 1 Luật Di sản văn hóa sửa đổi 2009 như sau:
1. Các khu vực bảo vệ di tích bao gồm:
- Khu vực bảo vệ I là vùng có các yếu tố gốc cấu thành di tích;
- Khu vực bảo vệ II là vùng bao quanh hoặc tiếp giáp khu vực bảo vệ I.
Trong trường hợp không xác định được khu vực bảo vệ II thì việc xác định chỉ có khu vực bảo vệ I đối với di tích cấp tỉnh do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định, đối với di tích quốc gia do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định, đối với di tích quốc gia đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
2. Các khu vực bảo vệ quy định tại khoản 1 Điều này phải được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định trên bản đồ địa chính, trong biên bản khoanh vùng bảo vệ của hồ sơ di tích và phải được cắm mốc giới trên thực địa.
3. Khu vực bảo vệ I phải được bảo vệ nguyên trạng về mặt bằng và không gian. Trường hợp đặc biệt có yêu cầu xây dựng công trình trực tiếp phục vụ việc bảo vệ và phát huy giá trị di tích, việc xây dựng phải được sự đồng ý bằng văn bản của người có thẩm quyền xếp hạng di tích đó.
Việc xây dựng công trình bảo vệ và phát huy giá trị di tích ở khu vực bảo vệ II đối với di tích cấp tỉnh phải được sự đồng ý bằng văn bản của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, đối với di tích quốc gia và di tích quốc gia đặc biệt phải được sự đồng ý bằng văn bản của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Việc xây dựng công trình quy định tại khoản này không được làm ảnh hưởng đến yếu tố gốc cấu thành di tích, cảnh quan thiên nhiên và môi trường - sinh thái của di tích.
Đồng thời, tại Điều 59 Luật Di sản văn hóa 2001 cũng có nêu rằng:
Nhà nước ưu tiên đầu tư ngân sách cho các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di tích quốc gia đặc biệt, bảo tàng quốc gia, bảo vật quốc gia, di tích lịch sử cách mạng và di sản văn hoá phi vật thể có giá trị tiêu biểu.
Như vậy, theo những quy định trên thì việc bảo vệ di tích quốc gia đặc biệt sẽ thực hiện theo từng khu vực bảo vệ và sẽ được ngân sách nhà nước ưu tiên đầu tư cho các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị của di tích.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu báo cáo theo Nghị định 30? Tải về Mẫu báo cáo văn bản hành chính? Hướng dẫn viết mẫu báo cáo?
- Số câu hỏi, nội dung và tiêu chuẩn đạt sát hạch chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng của cá nhân là bao nhiêu câu?
- Có được hoãn thi hành án tử hình khi người bị kết án tử hình khai báo những tình tiết mới về tội phạm không?
- Mẫu Kế hoạch giải quyết tố cáo đảng viên của chi bộ? Chi bộ có nhiệm vụ giải quyết tố cáo đối với đảng viên nào?
- Công ty tư vấn lập hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công, dự toán của công trình có được tham gia đấu thầu gói thầu tư vấn giám sát của công trình đó không?