Đi tàu thủy bị lỡ chuyến có được hoàn tiền, giảm giá vé? Đối tượng được miễn giảm giá vé hành khách khi đi tàu thủy?
Đi tàu thủy bị lỡ chuyến có được hoàn tiền, giảm giá vé?
Căn cứ Điều 11 Thông tư 80/2014/TT-BGTVT có quy định về việc xử lý vé hành khách đối với vận tải hành khách, hành lý, bao gửi trên đường thủy nội địa:
Xử lý vé hành khách
1. Hành khách đi qua cảng, bến thủy nội địa ghi trong vé thì phải mua vé bổ sung quãng đường đi thêm.
2. Hành khách có nhu cầu lên tại cảng, bến gần hơn cảng, bến thủy nội địa đến đã ghi trong vé thì không được hoàn lại tiền vé đoạn đường không đi.
3. Hành khách trả lại vé ít nhất 01 giờ trước thời gian phương tiện xuất bến được hoàn lại 90% giá vé.
4. Hành khách có vé nhưng đến chậm sau khi phương tiện đã xuất bến theo lịch chạy tàu đã công bố mà không thông báo cho người kinh doanh vận tải hoặc người bán vé biết thì thực hiện theo các quy định sau đây:
a) Hành khách muốn đi chuyến kế tiếp thì người kinh doanh vận tải có trách nhiệm bố trí cho hành khách đi chuyến kế tiếp và thu thêm 50% giá vé;
b) Hành khách không muốn đi chuyến kế tiếp thì không được hoàn lại tiền vé.
5. Hành khách có vé nhưng đến chậm sau khi phương tiện đã xuất bến và đã thông báo cho người kinh doanh vận tải hoặc người bán vé (bằng điện thoại, điện tín, Fax hoặc Email) 02 giờ trước thời gian phương tiện xuất bến theo lịch chạy tàu đã công bố thì giải quyết theo các quy định sau đây:
a) Hành khách muốn đi chuyến kế tiếp thì người kinh doanh vận tải có trách nhiệm bố trí cho hành khách đi chuyến kế tiếp và được thu thêm 20% giá vé;
b) Hành khách không muốn đi chuyến kế tiếp, nếu trả lại vé thì được hoàn lại 90% giá vé.
Như vậy, khách đi tàu bị lỡ chuyến nhưng có thông báo cho nơi bán vé hoặc đơn vị vận tải (bằng điện thoại, điện tín, fax hoặc email) 2 giờ trước thời gian phương tiện xuất bến, nếu đi chuyến tiếp theo chỉ phải trả thêm 20% giá vé. Trường hợp khách không muốn đi tiếp được hoàn lại 90% giá vé.
Đi tàu thủy bị lỡ chuyến có được hoàn tiền, giảm giá vé? Đối tượng được miễn giảm giá vé hành khách khi đi tàu thủy? (Hình từ Internet)
Đối tượng được miễn, giảm giá vé hành khách khi đi tàu thủy?
Căn cứ Điều 10 Thông tư 80/2014/TT-BGTVT (được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 59/2015/TT-BGTVT) quy định những đối tượng sau được miễn giảm giá vé khi đi tàu đối với vận tải đường thủy nội địa:
Miễn, giảm giá vé hành khách
1. Trẻ em dưới một tuổi được miễn vé nhưng phải ngồi chung với hành khách đi kèm. Khi lên tàu phải xuất trình Giấy khai sinh của trẻ em để được miễn vé.
2. Người cao tuổi được giảm tối thiểu 15% giá vé. Khi mua vé phải xuất trình giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ hợp pháp khác chứng minh là người cao tuổi để được giảm giá vé.
3. Người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng được giảm tối thiểu 25% giá vé. Khi mua vé phải xuất trình giấy xác nhận khuyết tật để được giảm giá vé.
4. Ngoài các đối tượng quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này, các tổ chức, cá nhân kinh doanh vận chuyển hàng hóa, hành khách, hành lý, bao gửi trên đường thủy nội địa căn cứ quy định của pháp luật để quy định mức miễn, giảm giá vé cho hành khách.
Như vậy, khi thuộc 3 đối tượng nêu trên, khi mua vé tàu người này sẽ được miễn giảm giá vé tàu thủy nội địa.
Một hành khách được mang bao nhiêu ký hành lý ký gửi khi đi tàu thủy?
Căn cứ khoản 1 và khoản 2 Điều 12 Thông tư 80/2014/TT-BGTVT quy định về hành lý ký gửi, bao gửi đối với vận tải đường thủy nội địa như sau:
Hành lý ký gửi, bao gửi
1. Mỗi hành khách được miễn tiền cước 20 kg hành lý xách tay.
2. Quy định về hành lý ký gửi, bao gửi:
a) Có kích thước chiều dài x chiều rộng x chiều cao không quá 1,2 mét x 0,7 mét x 0,7 mét; trọng lượng không quá 50 kg đối với mỗi bao, kiện hành lý ký gửi;
b) Hành khách phải chịu tiền cước vận tải. Nếu không ký gửi quá mức quy định (20 kg hành lý) được miễn cước hành ký ký gửi, bao gửi;
c) Ngoài quy định tại các điểm a, điểm b khoản 2 Điều này, hành khách có hành lý ký gửi còn phải thực hiện các quy định sau: hành khách có vé đến cảng, bến nào thì hành lý ký gửi được nhận gửi đến cảng, bến đó; hành lý ký gửi phải đi cùng trên phương tiện với người gửi kể cả trường hợp phải chuyển sang một phương tiện khác trong quá trình vận tải.
Như vậy, một hành khách sẽ được miễn 20kg hành lý xách tay, nếu vượt quá mức này, hành khách phải chịu phí cước vận tải. Ngoài ra, hành khách còn phải lưu ý không được để trong khoang hành khách những hành lý, bao gửi sau đây:
- Hài cốt (trừ lọ tro);
- Động vật có trọng lượng từ 10 kg/con trở lên hoặc có mùi hôi;
- Hàng hóa có mùi hôi, thối;
- Hàng công kềnh, cản trở lối đi trên phương tiện.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Việc khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu tài nguyên nước được quy định thế nào theo quy định?
- Tổ chức tín dụng cấp tín dụng phải tổ chức xét duyệt cấp tín dụng theo nguyên tắc gì theo quy định pháp luật?
- Hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán có được chuyển đổi sang phương pháp kê khai không?
- Rủi ro tín dụng là gì? Việc theo dõi và kiểm soát rủi ro tín dụng tối thiểu bao gồm những nội dung nào?
- Tài khoản giao thông được kết nối với mấy phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt khi giao dịch thanh toán điện tử giao thông đường bộ?