Di sản văn hóa dưới nước là những di sản nào? Việc xác định sở hữu di sản văn hóa dưới nước được thực hiện theo nguyên tắc nào?

Tôi có thắc mắc liên quan đến di sản văn hóa dưới nước. Cho tôi hỏi di sản văn hoá dưới nước là những di sản nào? Việc xác định sở hữu di sản văn hoá dưới nước được thực hiện theo nguyên tắc nào? Tôi rất mong nhận được câu trả lời trong thời gian sớm nhất có thể. Câu hỏi của anh Thanh Đoàn ở Đồng Nai.

Di sản văn hóa dưới nước là những di sản nào?

Căn cứ Điều 3 Nghị định 86/2005/NĐ-CP quy định về di sản văn hóa dưới nước như sau:

Di sản văn hóa dưới nước
1. Di sản văn hoá dưới nước là di sản văn hóa vật thể đang ở dưới nước có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học bao gồm: các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia; các di tích, công trình xây dựng, địa điểm; di tích cổ nhân, cổ sinh vật có liên quan đến nguồn gốc của loài người, đã được con người sử dụng cùng với hiện trường tự nhiên và khảo cổ học xung quanh chúng.
2. Các đường ống, cống ngầm, cáp đặt, các thiết bị và công trình ngầm khác đang được sử dụng phục vụ cho đời sống của con người đặt ở dưới nước không được coi là di sản văn hoá dưới nước.

Theo quy định trên, di sản văn hoá dưới nước là di sản văn hóa vật thể đang ở dưới nước có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, gồm các di sản sau:

+ Các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.

+ Các di tích, công trình xây dựng, địa điểm.

+ Di tích cổ nhân, cổ sinh vật có liên quan đến nguồn gốc của loài người, đã được con người sử dụng cùng với hiện trường tự nhiên và khảo cổ học xung quanh chúng.

Di sản văn hóa dưới nước

Di sản văn hóa dưới nước (Hình từ Internet)

Việc xác định sở hữu di sản văn hóa dưới nước được thực hiện theo nguyên tắc nào?

Theo Điều 4 Nghị định 86/2005/NĐ-CP quy định về nguyên tắc xác định sở hữu di sản văn hoá dưới nước như sau:

Nguyên tắc xác định sở hữu di sản văn hoá dưới nước
Việc xác định sở hữu di sản văn hoá dưới nước theo nguyên tắc sau:
1. Mọi di sản văn hoá dưới nước có nguồn gốc khác nhau tồn tại trong vùng nước nội địa, nội thuỷ, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam đều thuộc sở hữu của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Việc xác định quyền sở hữu đối với di sản văn hóa dưới nước có nguồn gốc Việt Nam nằm ngoài các vùng quy định tại khoản 1 Điều này thì căn cứ vào quy định của Luật Di sản văn hóa và các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập.

Theo đó, việc xác định sở hữu di sản văn hoá dưới nước được thực hiện theo nguyên tắc được quy định tại Điều 4 nêu trên.

Trong đó có nguyên tắc mọi di sản văn hoá dưới nước có nguồn gốc khác nhau tồn tại trong vùng nước nội địa, nội thuỷ, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam đều thuộc sở hữu của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Hình thức sở hữu và sử dụng di sản văn hóa dưới nước được quy định thế nào?

Theo quy định tại Điều 5 Nghị định 86/2005/NĐ-CP về các hình thức sở hữu và sử dụng di sản văn hoá dưới nước như sau:

Các hình thức sở hữu và sử dụng di sản văn hoá dưới nước
1. Nhà nước thống nhất quản lý di sản văn hoá dưới nước thuộc sở hữu toàn dân; công nhận và bảo vệ các hình thức sở hữu tập thể, sở hữu chung của cộng đồng, sở hữu tư nhân và các hình thức sở hữu khác về di sản văn hóa dưới nước theo quy định của pháp luật.
2. Việc sử dụng di sản văn hoá dưới nước được thực hiện theo quy định của Luật Di sản văn hoá.

Như vậy, Nhà nước thống nhất quản lý di sản văn hoá dưới nước thuộc sở hữu toàn dân.

Đồng thời công nhận và bảo vệ các hình thức sở hữu tập thể, sở hữu chung của cộng đồng, sở hữu tư nhân và các hình thức sở hữu khác về di sản văn hóa dưới nước theo quy định của pháp luật.

Căn cứ Điều 6 Nghị định 86/2005/NĐ-CP quy định về chính sách của Nhà nước đối với việc quản lý và bảo vệ di sản văn hoá dưới nước như sau:

Chính sách của Nhà nước đối với việc quản lý và bảo vệ di sản văn hoá dưới nước
1. Động viên, khích lệ kịp thời việc nghiên cứu áp dụng các thành tựu khoa học - công nghệ vào hoạt động quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá dưới nước.
2. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài tham gia nghiên cứu, điều tra, thăm dò, khai quật và bảo quản di sản văn hoá dưới nước theo quy định của pháp luật.
3. Xây dựng và phát triển ngành khảo cổ học dưới nước ở Việt Nam; xây dựng bảo tàng giới thiệu di sản văn hóa dưới nước.
4. Chú trọng đào tạo, bồi dỡng đội ngũ cán bộ, công chức có nghiệp vụ chuyên môn về di sản văn hoá dưới nước.
5. Đầu tư hoặc hỗ trợ kinh phí cho việc điều tra khảo sát, nghiên cứu, thăm dò, khai quật, bảo quản, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá dưới nước.

Theo đó, trong việc quản lý và bảo vệ di sản văn hoá dưới nước Nhà nước có những chính sách được quy định tại Điều 6 nêu trên.

Trong đó có chính sách động viên, khích lệ kịp thời việc nghiên cứu áp dụng các thành tựu khoa học - công nghệ vào hoạt động quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá dưới nước.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

0 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào