Đi khám chữa bệnh không đúng tuyến tại bệnh viện tuyến trung ương sẽ được chi trả bao nhiêu % chi phí khi điều trị nội trú?

Cho tôi hỏi: Bệnh viện quân y 175 có phải bệnh viện khám chữa bệnh tuyến trung ương theo quy định pháp luật? Đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến tại bệnh viện tuyến trung ương sẽ được chi trả bao nhiêu % chi phí khi điều trị nội trú? Câu hỏi của anh P (Hà Nội).

Đi khám chữa bệnh không đúng tuyến tại bệnh viện tuyến trung ương sẽ được chi trả bảo hiểm y tế bao nhiêu % khi điều trị nội trú?

Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế 2008 được sửa đổi bởi khoản 15 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014 có quy định về mức hưởng do quỹ bảo hiểm y tế chi trả BHYT như sau:

Mức hưởng bảo hiểm y tế
...
3. Trường hợp người có thẻ bảo hiểm y tế tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán theo mức hưởng quy định tại khoản 1 Điều này theo tỷ lệ như sau, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này:
a) Tại bệnh viện tuyến trung ương là 40% chi phí điều trị nội trú;
b) Tại bệnh viện tuyến tỉnh là 60% chi phí điều trị nội trú từ ngày Luật này có hiệu lực đến ngày 31 tháng 12 năm 2020; 100% chi phí điều trị nội trú từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 trong phạm vi cả nước;
c) Tại bệnh viện tuyến huyện là 70% chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ ngày Luật này có hiệu lực đến ngày 31 tháng 12 năm 2015; 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ ngày 01 tháng 01 năm 2016.
...

Theo đó, tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến thì sẽ được chi trả BHYT như sau:

- Tại bệnh viện tuyến trung ương là 40% chi phí điều trị nội trú;

- Tại bệnh viện tuyến tỉnh là 100% chi phí điều trị nội trú;

- Tại bệnh viện tuyến huyện là 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh.

Như vậy, đi khám chữa bệnh không đúng tuyến tại bệnh viện tuyến trung ương sẽ được chi trả bảo hiểm y tế 40% khi điều trị nội trú.

Lưu ý: Mức hưởng trên không áp dụng đối với người dân tộc thiểu số và người thuộc hộ gia đình nghèo tham gia bảo hiểm y tế đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn;

Người tham gia bảo hiểm y tế đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo khi tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với bệnh viện tuyến huyện, điều trị nội trú đối với bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến trung ương và có mức hưởng.

Đi khám chữa bệnh không đúng tuyến tại bệnh viện tuyến trung ương sẽ được chi trả bảo hiểm y tế bao nhiêu % khi điều trị nội trú?

Đi khám chữa bệnh không đúng tuyến tại bệnh viện tuyến trung ương sẽ được chi trả bảo hiểm y tế bao nhiêu % khi điều trị nội trú? (Hình từ Internet).

Khám bệnh vào các ngày lễ, ngày nghỉ có được chi trả bảo hiểm y tế không?

Theo quy định tại điểm a khoản 10 Điều 27 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định về chi trả bảo hiểm y tế trong một số trường hợp như sau:

Thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh một số trường hợp
...
10. Thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có tổ chức khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế vào ngày nghỉ, ngày lễ:
a) Người có thẻ bảo hiểm y tế đến khám bệnh, chữa bệnh được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán trong phạm vi được hưởng và mức hưởng bảo hiểm y tế;
b) Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm bảo đảm về nhân lực, điều kiện chuyên môn, công khai những khoản chi phí mà người bệnh phải chi trả ngoài phạm vi được hưởng và mức hưởng bảo hiểm y tế và phải thông báo trước cho người bệnh; thông báo bằng văn bản cho cơ quan bảo hiểm xã hội để bổ sung vào hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh trước khi thực hiện hoạt động khám bệnh, chữa bệnh vào ngày lễ, ngày nghỉ để làm cơ sở thanh toán.

Như vậy, theo quy định nêu trên, người đi khám chữa bệnh vào các ngày lễ, ngày nghỉ được chi trả bảo hiểm y tế.

Theo đó, người có thẻ bảo hiểm y tế đến khám bệnh, chữa bệnh được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán trong phạm vi được hưởng và mức hưởng bảo hiểm y tế.

Cơ sở khám chữa bệnh có trách nhiệm bảo đảm về nhân lực, điều kiện chuyên môn, công khai những khoản chi phí mà người bệnh phải chi trả ngoài phạm vi được hưởng và mức hưởng bảo hiểm y tế và phải thông báo trước cho người bệnh.

Cơ sở khám chữa bệnh phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan bảo hiểm xã hội để bổ sung vào hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh trước khi thực hiện hoạt động khám bệnh, chữa bệnh vào ngày lễ, ngày nghỉ để làm cơ sở thanh toán.

Bệnh viện quân y 175 có phải bệnh viện khám chữa bệnh tuyến trung ương hay không?

Theo quy định tại Điều 4 Thông tư 46/2016/TT-BQP quy định thì danh sách cơ sở khám chữa bệnh trung ương thuộc Bộ Quốc Phòng bao gồm:

1. Bệnh Viện 108

2. Bệnh viện quân y 175

3. Viện Y học cổ truyền Quân đội

4. Bệnh viện quân y 103

5. Viện Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác

Như vậy, theo quy định này, bệnh viện quân y 175 là bệnh viện khám chữa bệnh tuyến trung ương thuộc Bộ Quốc phòng.

Khám chữa bệnh TẢI TRỌN BỘ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN KHÁM CHỮA BỆNH
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Sinh viên đang trong thời gian chờ cấp giấy phép hành nghề có được khám chữa bệnh cho người khác không?
Pháp luật
Bác sĩ đang trong thời gian thi hành án phạt cải tạo không giam giữ có được khám chữa bệnh cho người khác không?
Pháp luật
Được đăng ký khám chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tại những tuyến nào? Khám chữa bệnh ngoài giờ hành chính có được hưởng BHYT?
Pháp luật
Theo quy định mới nhất, người trực tiếp chăm sóc người bệnh có được xem thân nhân của người bệnh không?
Pháp luật
Thân nhân của người bệnh là ai? Người hành nghề được từ chối khám bệnh, chữa bệnh khi bị thân nhân của người bệnh xâm phạm không?
Pháp luật
Từ 2024, tổng hợp 21 hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động khám bệnh, chữa bệnh là hành vi nào?
Pháp luật
Bản sao hợp lệ là gì? Hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh trong quân đội có những loại tài liệu nào được nộp dưới dạng bản sao hợp lệ?
Pháp luật
Người nước ngoài không có thân nhân và không xác định được quốc tịch tử vong tại cơ sở khám bệnh chữa bệnh thì được xử lý như thế nào?
Pháp luật
Ghi điện não video là gì? Ghi điện não video có xảy ra rủi ro gì hay không? Quy trình thực hiện ghi điện não video sẽ như thế nào?
Pháp luật
Sau khi tai biến mạch máu não người bệnh bị chứng co cứng gấp bàn chân là như thế nào? Quá trình điều trị chứng co cứng gấp bàn chân ra sao?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Khám chữa bệnh
Phạm Thị Thục Quyên Lưu bài viết
254 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Khám chữa bệnh
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào