Để yêu cầu người lao động phải làm thủ tục bàn giao công việc thì công ty có thể thực hiện giải pháp như thế nào?
- Người lao động có quyền hạn và nghĩa vụ chung phải tuân thủ thực hiện như thế nào?
- Người lao động có những nghĩa vụ, trách nhiệm thế nào để đảm bảo quyền lợi cho công ty khi đơn phương chấm dứt hợp đồng trái luật không bàn giao công việc?
- Công ty có thể thực hiện giải pháp gì theo đúng luật để yêu cầu người lao động phải làm thủ tục bàn giao công việc?
Người lao động có quyền hạn và nghĩa vụ chung phải tuân thủ thực hiện như thế nào?
Căn cứ tại Điều 5 Bộ luật Lao động 2019 quy định thì:
Quyền và nghĩa vụ của người lao động
1. Người lao động có các quyền sau đây:
a) Làm việc; tự do lựa chọn việc làm, nơi làm việc, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp; không bị phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
b) Hưởng lương phù hợp với trình độ, kỹ năng nghề trên cơ sở thỏa thuận với người sử dụng lao động; được bảo hộ lao động, làm việc trong điều kiện bảo đảm về an toàn, vệ sinh lao động; nghỉ theo chế độ, nghỉ hằng năm có hưởng lương và được hưởng phúc lợi tập thể;
c) Thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện người lao động, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật; yêu cầu và tham gia đối thoại, thực hiện quy chế dân chủ, thương lượng tập thể với người sử dụng lao động và được tham vấn tại nơi làm việc để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình; tham gia quản lý theo nội quy của người sử dụng lao động;
d) Từ chối làm việc nếu có nguy cơ rõ ràng đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe trong quá trình thực hiện công việc;
đ) Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;
e) Đình công;
g) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
2. Người lao động có các nghĩa vụ sau đây:
a) Thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể và thỏa thuận hợp pháp khác;
b) Chấp hành kỷ luật lao động, nội quy lao động; tuân theo sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động;
c) Thực hiện quy định của pháp luật về lao động, việc làm, giáo dục nghề nghiệp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và an toàn, vệ sinh lao động.
Để yêu cầu người lao động phải làm thủ tục bàn giao công việc thì công ty có thể thực hiện giải pháp như thế nào? (Hình từ Internet)
Người lao động có những nghĩa vụ, trách nhiệm thế nào để đảm bảo quyền lợi cho công ty khi đơn phương chấm dứt hợp đồng trái luật không bàn giao công việc?
Theo quy định tại Điều 48 Bộ luật Lao động 2019 quy định về trách nhiệm khi chấm dứt hợp đồng lao động cụ thể như sau:
Trách nhiệm khi chấm dứt hợp đồng lao động
1. Trong thời hạn 14 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản tiền có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên, trừ trường hợp sau đây có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày:
a) Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động;
b) Người sử dụng lao động thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế;
c) Chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã;
d) Do thiên tai, hỏa hoạn, địch họa hoặc dịch bệnh nguy hiểm.
2. Tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, trợ cấp thôi việc và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể, hợp đồng lao động được ưu tiên thanh toán trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị chấm dứt hoạt động, bị giải thể, phá sản.
3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm sau đây:
a) Hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác nếu người sử dụng lao động đã giữ của người lao động;
b) Cung cấp bản sao các tài liệu liên quan đến quá trình làm việc của người lao động nếu người lao động có yêu cầu. Chi phí sao, gửi tài liệu do người sử dụng lao động trả.
Theo đó, trong thời gian 14 ngày (hoặc 30 ngày nếu thuộc trường hợp được kéo dài nêu trên), công ty có nghĩa vụ thanh toán tiền lương, chốt sổ bảo hiểm cho người lao động.
Ở đây công ty không trả lương, không chốt sổ dẫn đến người lao động không chịu bàn giao, nếu cứ lấy lý do người lao động không chịu bàn giao rồi không trả lương thì sự việc cứ kéo dài như vậy.
Công ty có thể thực hiện giải pháp gì theo đúng luật để yêu cầu người lao động phải làm thủ tục bàn giao công việc?
Công ty cứ làm đúng theo quy định pháp luật, thanh toán lương, chốt sổ đầy đủ và vì người lao động đã đơn phương chấm dứt hợp đồng trái luật nên công ty có quyền yêu cầu người lao động bồi thường theo quy định tại Điều 40 Bộ luật Lao động 2019 như sau:
Nghĩa vụ của người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật
1. Không được trợ cấp thôi việc.
2. Phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động và một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo hợp đồng lao động trong những ngày không báo trước.
3. Phải hoàn trả cho người sử dụng lao động chi phí đào tạo quy định tại Điều 62 của Bộ luật này.
Sau khi công ty thực hiện xong trách nhiệm theo đúng quy định pháp luật mà người lao động vẫn không chịu bàn giao tài sản, không chịu bồi thường cho công ty, đồng thời có hành vi xâm phạm đến uy tín của công ty thì công ty có quyền khởi kiện ra Tòa án để yêu cầu họ thực hiện nghĩa vụ.
Ở đây nếu cứ tiếp tục giữ lương, sổ bảo hiểm thì không thể chấm dứt được tranh chấp này. Do đó, công ty cần làm đúng quy định pháp luật, sau đó mới có căn cứ để khởi kiện người lao động ra Tòa được.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lời chúc giáng sinh dành cho người yêu ý nghĩa? Lễ Giáng sinh Noel người lao động có được tạm ứng tiền lương không?
- Đảng viên, tổ chức đảng thiếu trách nhiệm là gì? Trường hợp nào chưa kỷ luật, không hoặc miễn kỷ luật Đảng?
- Lời chúc giáng sinh dành cho bạn bè? Lễ giáng sinh Noel có phải là ngày lễ lớn trong năm không?
- Cách điền phiếu biểu quyết thi hành kỷ luật/ đề nghị thi hành kỷ luật đối với Đảng viên chuẩn Hướng dẫn 05?
- Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, dự án đầu tư được thể hiện thông qua những gì? Có bao nhiêu giai đoạn đầu tư xây dựng?