Đề xuất về áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc trong phòng chống bạo lực gia đình cụ thể như thế nào?
- Nguyên tắc khi thực hiện biện pháp cấm tiếp xúc trong phòng chống bạo lực gia đình là gì?
- 3 hình thức nào được đề nghị thực hiện quyết định cấm tiếp xúc trong phòng chống bạo lực gia đình?
- Trình tự thực hiện quyết định cấm tiếp xúc theo đề nghị như thế nào?
- Nơi ở cho người thực hiện quyết định cấm tiếp xúc trong phòng chống bạo lực gia đình được quy định thế nào?
Nguyên tắc khi thực hiện biện pháp cấm tiếp xúc trong phòng chống bạo lực gia đình là gì?
Căn cứ tại Điều 11 Dự thảo Nghị định Quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình quy định nguyên tắc khi thực hiện biện pháp cấm tiếp xúc như sau:
- Ưu tiên bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người yếu thế trong gia đình.
- Trước khi áp dụng cấm tiếp xúc, người bị bạo lực gia đình được thông báo đầy đủ các quyền và nghĩa vụ trong đó bao gồm cả quyền được lựa chọn chỗ ở ngay tại nhà. Trường hợp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tự quyết định theo thẩm quyền thì phải bảo đảm chỗ ở an toàn cho người bị bạo lực gia đình.
- Cấm tiếp xúc không thay thế biện pháp xử lý người có hành vi bạo lực gia đình. Việc xử lý người có hành vi bạo lực gia đình khi áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc cần phải được thực hiện bằng biện pháp hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
Đề xuất về áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc trong phòng, chống bạo lực gia đình cụ thể như thế nào? (Hình từ Internet)
3 hình thức nào được đề nghị thực hiện quyết định cấm tiếp xúc trong phòng chống bạo lực gia đình?
Căn cứ tại Điều 12 Dự thảo Nghị định Quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình quy định hình thức đề nghị thực hiện quyết định cấm tiếp xúc gồm có:
- Gửi giấy đề nghị hoặc gửi thư điện tử hoặc fax.
- Gọi điện đến số điện thoại quốc gia hoặc số điện thoại đường dây nóng của Ủy ban nhân dân xã.
- Trực tiếp đến trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã.
Trình tự thực hiện quyết định cấm tiếp xúc theo đề nghị như thế nào?
Căn cứ tại Điều 14 Dự thảo Nghị định Quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình quy định trình tự thực hiện quyết định cấm tiếp xúc theo đề nghị như sau:
- Người bị bạo lực gia đình, người giám hộ, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thực hiện đề nghị với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã về việc cấm tiếp xúc.
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã khi nhận được đề nghị cấm tiếp xúc phải tổ chức ngay việc xác minh thông tin để bổ sung chứng cứ ra quyết định; thực bảo vệ người bị bạo lực gia đình trong quá trình xác minh thông tin.
- Trong thời hạn 12 giờ kể từ khi nhận được đề nghị quy định tại Điều 5 Nghị định này phải hoàn thành việc xác minh thông tin và quyết định cấm tiếp xúc; trường hợp không ra quyết định thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho cơ quan, tổ chức, người đề nghị biết.
- Việc giám sát thực hiện cấm tiếp xúc theo quy định tại Điều 27 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022.
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ra quyết định cấm tiếp xúc có trách nhiệm xử lý người có hành vi bạo lực gia đình theo thẩm quyền hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình và pháp luật có liên quan.
Nơi ở cho người thực hiện quyết định cấm tiếp xúc trong phòng chống bạo lực gia đình được quy định thế nào?
Căn cứ tại Điều 22 Dự thảo Nghị định Quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình quy định nơi ở cho người thực hiện quyết định cấm tiếp xúc như sau:
- Người bị bạo lực gia đình được lựa chọn chỗ ở khi thực hiện quyết định cấm tiếp xúc theo quy định của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình.
+ Trường hợp người bị bạo lực gia đình lựa chọn chỗ ở là chỗ ở chung của người bị bạo lực gia đình và người có hành vi bạo lực gia đình thì người có hành vi bạo lực gia đình phải ra khỏi chỗ ở cho đến khi quyết định được hủy bỏ.
+ Trường hợp người bị bạo lực gia đình không có lựa chọn chỗ ở, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã chịu trách nhiệm bố trí chỗ ở an toàn cho người bị bạo lực gia đình và trẻ em, người cao tuổi (đi theo) trong thời gian quyết định cấm tiếp xúc.
- Chi phí ăn, ở và sinh hoạt cho người bị bạo lực gia đình và người đi theo do người có hành vi bạo lực gia đình phải chi trả, trường hợp người có hành vi bạo lực gia đình không có khả năng chi trả cho người bị bạo lực gia đình và người đi kèm theo quy định tại điểm b, khoản 1 Điều này thì Nhà nước xem xét hỗ trợ theo quy định tại Nghị định này hoặc pháp luật có liên quan.
- Người có hành vi bạo lực gia đình khi áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc phải ra khỏi chỗ ở hợp pháp trong thời gian thực hiện quyết định phải tự túc về chỗ ở, trường hợp không có khả năng tự túc được chỗ ở thì được Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét cho mượn nhà sinh hoạt cộng đồng nhưng phải tự chi trả các chi phí trong thời gian lưu trú.
Xem toàn bộ Dự thảo Nghị định Quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình: tại đây.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Huân chương Lao động hạng 3 do ai tặng? Tiêu chuẩn Huân chương Lao động hạng 3 đối với tập thể?
- Hướng dẫn cách gửi clip vi phạm giao thông? Clip vi phạm giao thông phải đảm bảo những điều kiện gì?
- Năm 2025, lỗi không tuân thủ vạch kẻ đường đối với người đi bộ phạt bao nhiêu? Có mấy loại vạch kẻ đường?
- Lời nhận xét cuối kì 1 lớp 1 tất cả các môn 2024 2025? Lời nhận xét cuối kì 1 lớp 1 theo Thông tư 27 thế nào?
- Quy định về hóa đơn, chứng từ theo Luật Thuế giá trị gia tăng? Điều kiện khấu trừ thuế GTGT đầu vào đối với hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu?