Đề xuất tiêu chuẩn, điều kiện thành viên Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập lĩnh vực kế hoạch, đầu tư như thế nào?
- Đề xuất tiêu chuẩn, điều kiện thành viên Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập lĩnh vực kế hoạch, đầu tư ra sao?
- Đề xuất các trường hợp miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập lĩnh vực kế hoạch, đầu tư như thế nào?
- Hồ sơ tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập gồm những tài liệu gì?
Đề xuất tiêu chuẩn, điều kiện thành viên Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập lĩnh vực kế hoạch, đầu tư ra sao?
Căn cứ tại Điều 14 Dự thảo Thông tư hướng dẫn về Hội đồng quản lý và tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm, miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập đề xuất tiêu chuẩn, điều kiện thành viên Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập lĩnh vực kế hoạch, đầu tư như sau:
* Đối với thành viên Hội đồng quản lý cần có tiêu chuẩn, điều kiện như sau:
- Thứ nhất, là công chức hoặc viên chức. Trường hợp thành viên Hội đồng quản lý là đại diện của tổ chức có lợi ích liên quan thì không bắt buộc phải là công chức hoặc viên chức.
- Thứ hai, có phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống và ý thức kỷ luật tốt.
- Thứ ba, có đủ sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ và chức trách được giao.
- Thứ tư, có trình độ từ đại học trở lên.
- Thứ năm, đủ tuổi công tác ít nhất 01 nhiệm kỳ 05 năm đối với công chức, viên chức.
- Thứ sáu, không trong thời gian chấp hành quyết định kỷ luật hoặc trong thời gian bị xem xét xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật.
- Thứ bảy, không phải là vợ hoặc chồng, cha, mẹ, con, anh, chị, em của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu, kế toán trưởng của đơn vị sự nghiệp công lập.
*Tiêu chuẩn, điều kiện đối với Chủ tịch Hội đồng quản lý:
- Thứ nhất, đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện đối với thành viên Hội đồng quản lý.
- Có năng lực, kinh nghiệm quản lý hoặc chuyên môn về lĩnh vực hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập.
Đề xuất tiêu chuẩn, điều kiện thành viên Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập lĩnh vực kế hoạch, đầu tư? (Hình từ Internet)
Đề xuất các trường hợp miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập lĩnh vực kế hoạch, đầu tư như thế nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 17 Dự thảo Thông tư hướng dẫn về Hội đồng quản lý và tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm, miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập đề xuất như sau:
Miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản lý
1. Miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản lý nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Có đề nghị bằng văn bản của cá nhân xin thôi tham gia Hội đồng quản lý;
b) Bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;
c) Không đủ sức khỏe để đảm nhiệm công việc được giao, đã phải nghỉ làm việc để điều trị bệnh quá 06 tháng mà khả năng lao động chưa phục hồi;
d) Bị Tòa án kết tội bằng bản án có hiệu lực pháp luật;
đ) Có trên 50% tổng số thành viên của Hội đồng quản lý kiến nghị bằng văn bản đề nghị miễn nhiệm;
e) Có các vi phạm khác đã quy định tại quy chế tổ chức và hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập, quy chế hoạt động của Hội đồng quản lý;
g) Chuyển công tác hoặc nghỉ hưu, thôi việc.
2. Khi Chủ tịch Hội đồng quản lý hoặc thành viên Hội đồng quản lý thuộc một trong các trường hợp miễn nhiệm, Chủ tịch Hội đồng quản lý hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng quản lý (nếu có) hoặc Thư ký Hội đồng quản lý (trường hợp miễn nhiệm Chủ tịch Hội đồng quản lý và Hội đồng quản lý không có Phó Chủ tịch Hội đồng quản lý) tổ chức họp Hội đồng quản lý để thảo luận, thống nhất, xin ý kiến cấp ủy cùng cấp và gửi Hồ sơ đến cơ quan thẩm định tại khoản 3 Điều 5 Thông tư này để báo cáo người có thẩm quyền bổ nhiệm thành viên Hội đồng quản lý tại Điều 15 Thông tư này xem xét miễn nhiệm Chủ tịch Hội đồng quản lý hoặc thành viên Hội đồng quản lý.
Đối với đơn vị sự nghiệp công lập có đơn vị cấp trên trực tiếp quản lý, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập gửi Hồ sơ đề nghị miễn nhiệm đến cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp để gửi cơ quan thẩm định tại khoản 3 Điều 5 Thông tư này để báo cáo người có thẩm quyền quyết định thành lập Hội đồng quản lý tại Điều 15 Thông tư này xem xét miễn nhiệm Chủ tịch hoặc thành viên Hội đồng quản lý.
Trường hợp Chủ tịch Hội đồng quản lý, Phó Chủ tịch Hội đồng quản lý (nếu có), Thư ký Hội đồng quản lý cùng bị miễn nhiệm thì người có thẩm quyền quyết định thành lập Hội đồng quản lý tại Điều 15 Thông tư này chỉ đạo tổ chức triển khai, thực hiện cuộc họp miễn nhiệm.
3. Hồ sơ đề nghị miễn nhiệm:
a) Văn bản đề nghị miễn nhiệm của Hội đồng quản lý, trong đó nêu rõ lý do miễn nhiệm và đề nghị bằng văn bản của cá nhân xin thôi tham gia Hội đồng quản lý trong trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
b) Văn bản của cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp của đơn vị sự nghiệp công lập đề nghị miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản lý (nếu có đơn vị cấp trên trực tiếp);
c) Nghị quyết, Biên bản họp Hội đồng quản lý;
d) Ý kiến bằng văn bản của cấp ủy cùng cấp về việc miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản lý;
đ) Các văn bản, tài liệu khác có liên quan (nếu có).
4. Người có thẩm quyền bổ nhiệm thành viên Hội đồng quản lý tại Điều 15 Thông tư này xem xét, quyết định miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản lý.
Như vậy theo quy định trên đề xuất một số trường hợp miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản lý, cụ thể:
- Thứ nhất, có đề nghị bằng văn bản của cá nhân xin thôi tham gia Hội đồng quản lý.
- Thứ hai, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
- Thứ ba, không đủ sức khỏe để đảm nhiệm công việc được giao, đã phải nghỉ làm việc để điều trị bệnh quá 06 tháng mà khả năng lao động chưa phục hồi.
- Thứ tư, bị Tòa án kết tội bằng bản án có hiệu lực pháp luật.
- Thứ năm, có trên 50% tổng số thành viên của Hội đồng quản lý kiến nghị bằng văn bản đề nghị miễn nhiệm.
- Thứ sáu, có các vi phạm khác đã quy định tại quy chế tổ chức và hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập, quy chế hoạt động của Hội đồng quản lý.
- Cuối cùng, chuyển công tác hoặc nghỉ hưu, thôi việc.
Hồ sơ tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập gồm những tài liệu gì?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 18 Nghị định 120/2020/NĐ-CP quy định hồ sơ tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập gồm có:
- Đề án tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập.
- Tờ trình tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập.
- Dự thảo văn bản của cơ quan hoặc người có thẩm quyền quyết định tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập.
- Các văn bản của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xác nhận việc hoàn thành nghĩa vụ về tài chính, tài sản, đất đai, các khoản vay, nợ phải trả và các vấn đề khác có liên quan (nếu có) trong trường hợp giải thể đơn vị sự nghiệp công lập.
Xem toàn bộ Dự thảo Thông tư hướng dẫn về Hội đồng quản lý và tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm, miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực kế hoạch, đầu tư và thống kê: Tại đây.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được xây dựng bao nhiêu năm?
- Phân loại hàng hóa trong hải quan được giải thích thế nào? Quy định về việc phân loại hàng hóa?
- Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong trường hợp nào? Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định CPTPP ra sao?
- Trọng tài quy chế là gì? Nguyên đơn làm đơn khởi kiện có được áp dụng giải quyết tranh chấp bằng trọng tài quy chế không?
- Kiểm tra chứng từ đối với chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu được thực hiện thế nào?