Yêu cầu học vấn đối với hiệu trưởng trường trung cấp là gì? Hiệu trưởng trường trung cấp tư thục là công chức hay viên chức?
Yêu cầu học vấn đối với hiệu trưởng trường trung cấp là gì?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 14 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 có nêu như sau:
Hiệu trưởng trường trung cấp, trường cao đẳng
...
2. Hiệu trưởng trường trung cấp, trường cao đẳng phải có đủ các tiêu chuẩn sau đây:
a) Có phẩm chất, đạo đức tốt, đã có ít nhất là 05 năm làm công tác giảng dạy hoặc tham gia quản lý giáo dục nghề nghiệp;
b) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên đối với hiệu trưởng trường trung cấp; có bằng thạc sỹ trở lên đối với hiệu trưởng trường cao đẳng;
c) Đã qua đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý giáo dục nghề nghiệp;
d) Có đủ sức khỏe; bảo đảm độ tuổi để tham gia ít nhất một nhiệm kỳ hiệu trưởng đối với việc bổ nhiệm hiệu trưởng trường trung cấp, trường cao đẳng công lập.
...
Như vậy, theo quy định trên, hiệu trưởng trường trung cấp phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên.
Bên cạnh đó, hiệu trưởng trường trung cấp cần đáp ứng các yêu cầu sau đây:
- Có phẩm chất, đạo đức tốt, đã có ít nhất là 05 năm làm công tác giảng dạy hoặc tham gia quản lý giáo dục nghề nghiệp;
- Đã qua đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý giáo dục nghề nghiệp;
- Có đủ sức khỏe; bảo đảm độ tuổi để tham gia ít nhất một nhiệm kỳ hiệu trưởng đối với việc bổ nhiệm hiệu trưởng trường trung cấp, trường cao đẳng công lập.
Yêu cầu học vấn đối với hiệu trưởng trường trung cấp là gì? (Hình từ Internet)
Hiệu trưởng trường trung cấp tư thục là công chức hay viên chức?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 16 Thông tư 14/2021/TT-BLĐTBXH về hiệu trưởng trường trung cấp như sau:
Hiệu trưởng trường trung cấp
1. Vai trò, vị trí của hiệu trưởng trường trung cấp
a) Hiệu trưởng trường trung cấp là người đứng đầu trường trung cấp, đại diện cho nhà trường trước pháp luật, chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động của nhà trường;
b) Hiệu trưởng trường trung cấp là người điều hành tổ chức bộ máy của trường trung cấp;
c) Nhiệm kỳ của hiệu trưởng là 05 năm;
d) Hiệu trưởng trường trung cấp công lập được bổ nhiệm và bổ nhiệm lại theo nhiệm kỳ và không quá 02 (hai) nhiệm kỳ liên tiếp;
đ) Hiệu trưởng trường trung cấp công lập là chủ tài khoản, chịu trách nhiệm trước pháp luật về toàn bộ công tác tài chính, tài sản của nhà trường;
e) Hiệu trưởng trường trung cấp tư thục không là cán bộ, công chức, viên chức.
...
Như vậy, hiệu trưởng trường trung cấp không là cán bộ, công chức, viên chức.
Do đó, hiệu trưởng trường trung cấp không là viên chức cũng không là cán bộ.
Đồng thời, hiệu trưởng trường trung cấp có vai trò, vị trí như sau:
- Là người đứng đầu trường trung cấp, đại diện cho nhà trường trước pháp luật, chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động của nhà trường;
- Là người điều hành tổ chức bộ máy của trường trung cấp;
- Nhiệm kỳ của hiệu trưởng là 05 năm;
- Hiệu trưởng trường trung cấp công lập được bổ nhiệm và bổ nhiệm lại theo nhiệm kỳ và không quá 02 (hai) nhiệm kỳ liên tiếp;
- Hiệu trưởng trường trung cấp công lập là chủ tài khoản, chịu trách nhiệm trước pháp luật về toàn bộ công tác tài chính, tài sản của nhà trường;
Nhiệm vụ và quyền hạn của hiệu trưởng trường trung cấp được quy định như thế nào?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 14 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 thì hiệu trưởng trường trung cấp có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Ban hành các quy chế, quy định trong trường trung cấp theo nghị quyết của hội đồng trường, hội đồng quản trị;
- Tổ chức thực hiện nghị quyết của hội đồng trường, hội đồng quản trị;
- Quyết định thành lập, sáp nhập, chia, tách, giải thể các tổ chức của nhà trường theo nghị quyết của hội đồng trường, hội đồng quản trị; bổ nhiệm, miễn nhiệm và cách chức các chức danh trưởng, phó các tổ chức của nhà trường;
- Xây dựng quy hoạch và phát triển đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý; quyết định cơ cấu, số lượng người làm việc và quyết định trả lương theo hiệu quả, chất lượng công việc; tuyển dụng viên chức, người lao động theo nhu cầu của nhà trường; ký kết hợp đồng làm việc và hợp đồng lao động, quản lý, sử dụng và chấm dứt hợp đồng theo quy định của pháp luật;
- Tổ chức thực hiện các hoạt động đào tạo, hợp tác quốc tế, kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp và phối hợp với doanh nghiệp trong tổ chức đào tạo;
- Quản lý cơ sở vật chất, tài sản, tài chính và tổ chức khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực huy động được để phục vụ cho hoạt động đào tạo của trường theo quy định của pháp luật;
- Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo và chịu sự giám sát, thanh tra, kiểm tra theo quy định của pháp luật;
- Xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; chịu sự giám sát của cá nhân, tổ chức, đoàn thể trong nhà trường;
- Hằng năm, báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ của hiệu trưởng và ban giám hiệu trước hội đồng trường, hội đồng quản trị;
- Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Các khoản được hưởng khi nghỉ hưu trước tuổi năm 2025 của cán bộ, công chức, viên chức tại Nghị định 178 2024 thế nào?
- Hồ sơ đề nghị khen thưởng tập thể ngành tổ chức xây dựng Đảng bao gồm gì? Quy trình xét khen thưởng thế nào?
- Tổng hợp Nghị định, Thông tư về lệ phí môn bài mới nhất 2025? Mức thu lệ phí môn bài năm 2025?
- Cách gửi phản ánh vi phạm giao thông qua VNeTraffic từ 1/1/2025? Nguyên tắc trừ điểm giấy phép lái xe ra sao?
- Bài cảm ơn lãnh đạo trong tất niên cuối năm công ty? Mẫu bài cảm ơn lãnh đạo trong tất niên cuối năm công ty chọn lọc?