Đề xuất sửa đổi quy định nhập khẩu hàng hóa phục vụ hoạt động in đúc tiền cụ thể như thế nào?

Cho tôi hỏi: Đề xuất sửa quy định nhập khẩu hàng hóa phục vụ hoạt động in đúc tiền cụ thể như thế nào? Câu hỏi của anh Duy đến từ Vĩnh Phúc.

Đề xuất sửa quy định nhập khẩu hàng hóa phục vụ hoạt động in đúc tiền cụ thể như thế nào?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 1 Dự thảo 2 Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 38/2018/TT-NHNN quy định như sau:

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 38/2018/TT-NHNN
1. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 4 như sau:
“1. Căn cứ văn bản chỉ định và cho phép cơ sở in, đúc tiền được nhập khẩu hàng hóa phục vụ hoạt động in, đúc tiền quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư này và hợp đồng in, đúc tiền giữa cơ sở in, đúc tiền với Ngân hàng Nhà nước hoặc văn bản phê duyệt chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư của cấp có thẩm quyền theo quy định tại Điều 4 Thông tư số 07/2020/TT-NHNN ngày 30/6/2020 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định việc đầu tư, mua sắm hàng hóa phục vụ hoạt động in, đúc tiền của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, cơ sở in, đúc tiền thực hiện việc nhập khẩu hàng hóa phục vụ hoạt động in, đúc tiền."
....

Theo Cổng thông tin điện tử Chính phủ, lý do sửa đổi là qua thực tế triển khai công tác nhập khẩu hàng hóa phục vụ hoạt động in đúc tiền cho thấy hợp đồng in, đúc tiền là văn bản cam kết ký giữa NHNN và cơ sở in để sản xuất, cung cấp sản phẩm tiền chỉ đảm bảo căn cứ pháp lý cho việc nhập khẩu nguyên vật liệu in, đúc tiền.

Đối với các loại máy in tiền được đầu tư, trang bị dựa trên quyết định, chủ trương đầu tư của cấp có thẩm quyền, việc căn cứ vào hợp đồng in đúc tiền sẽ không đảm bảo căn cứ pháp lý để các đơn vị thực hiện nhập khẩu hàng hóa là máy móc, thiết bị.

Đề xuất sửa quy định nhập khẩu hàng hóa phục vụ hoạt động in đúc tiền cụ thể như thế nào?

Đề xuất sửa quy định nhập khẩu hàng hóa phục vụ hoạt động in đúc tiền cụ thể như thế nào? (Hình từ Internet)

Yêu cầu đối với mẫu thiết kế đồng tiền Việt Nam như thế nào?

Căn cứ tại khoản 2 Điều 5 Thông tư 37/2014/TT-NHNN quy định như sau:

Thiết kế mẫu tiền
1. Cục Phát hành và Kho quỹ có nhiệm vụ xây dựng và triển khai Kế hoạch thiết kế mẫu tiền theo đúng Đề án thiết kế mẫu tiền đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Kế hoạch thiết kế mẫu tiền phải xác định nội dung công việc đối với từng mẫu tiền và thời gian thực hiện.
2. Yêu cầu đối với mẫu thiết kế đồng tiền
a) Có tính thẩm mỹ cao, thể hiện bản sắc văn hóa dân tộc; đảm bảo độ bền, khả năng chống giả cao và phù hợp với xu hướng thiết kế mẫu tiền trên thế giới.
b) Dễ nhận biết các mệnh giá và tính xác thực của đồng tiền; thuận tiện trong sử dụng, bảo quản và kiểm đếm, kiểm tra tiền thật, tiền giả, phân loại tiền bằng máy.
c) Phù hợp với vật liệu in, đúc tiền; công nghệ chế bản, in, đúc tiền; trang thiết bị của cơ sở in, đúc tiền.

Như vậy theo quy định trên yêu cầu đôi với mẫu thiết kế đồng tiền Việt Nam như sau:

- Có tính thẩm mỹ cao, thể hiện bản sắc văn hóa dân tộc; đảm bảo độ bền, khả năng chống giả cao và phù hợp với xu hướng thiết kế mẫu tiền trên thế giới.

- Dễ nhận biết các mệnh giá và tính xác thực của đồng tiền; thuận tiện trong sử dụng, bảo quản và kiểm đếm, kiểm tra tiền thật, tiền giả, phân loại tiền bằng máy.

- Phù hợp với vật liệu in, đúc tiền; công nghệ chế bản, in, đúc tiền; trang thiết bị của cơ sở in, đúc tiền.

Hồ sơ trình duyệt mẫu thiết kế đồng tiền gồm những tài liệu gì?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 6 Thông tư 37/2014/TT-NHNN quy định như sau:

Trình duyệt mẫu thiết kế đồng tiền
1. Sau khi hoàn thành việc thiết kế mẫu tiền theo Đề án đã được phê duyệt, Cục Phát hành và Kho quỹ lập Hồ sơ trình cấp thẩm quyền theo quy định tại Khoản 2 Điều này. Hồ sơ trình duyệt mẫu thiết kế đồng tiền bao gồm:
a) Tờ trình về việc đề nghị phê duyệt mẫu thiết kế đồng tiền.
b) Mẫu thiết kế hoàn chỉnh.
c) Bố cục kỹ thuật.
d) Yêu cầu về kỹ thuật, công nghệ, gồm:
- Loại giấy in, mực in, phôi tiền kim loại.
- Các yếu tố kỹ thuật bảo an.
- Công nghệ chế tạo bản in, khuôn đúc và công nghệ in, đúc tiền.
đ) Ước tính sơ bộ giá thành sản phẩm (đối với mẫu dự phòng, mẫu tiền mới).
e) Đề án thiết kế mẫu tiền đã được phê duyệt.
g) Các tài liệu khác có liên quan.
2. Thống đốc phê duyệt mẫu nghiên cứu, mẫu dự phòng. Đối với mẫu tiền mới, Thống đốc trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
3. Việc điều chỉnh, sửa đổi mẫu thiết kế đồng tiền phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định tại Khoản 2 Điều này.

Như vậy theo quy định trên hồ sơ trình duyệt mẫu thiết kế đồng tiền gồm những tài liệu sau:

- Tờ trình về việc đề nghị phê duyệt mẫu thiết kế đồng tiền.

- Mẫu thiết kế hoàn chỉnh.

- Bố cục kỹ thuật.

- Yêu cầu về kỹ thuật, công nghệ, gồm:

+ Loại giấy in, mực in, phôi tiền kim loại.

+ Các yếu tố kỹ thuật bảo an.

+ Công nghệ chế tạo bản in, khuôn đúc và công nghệ in, đúc tiền.

- Ước tính sơ bộ giá thành sản phẩm (đối với mẫu dự phòng, mẫu tiền mới).

- Đề án thiết kế mẫu tiền đã được phê duyệt.

- Các tài liệu khác có liên quan.

Xem toàn bộ Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 38/2018/TT-NHNN: tại đây.

Nhập khẩu hàng hóa Tải về trọn bộ quy định liên quan đến Nhập khẩu hàng hóa:
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Cơ quan nào cấp giấy phép nhập khẩu hàng hóa có ảnh hưởng trực tiếp đến quốc phòng, an ninh nhưng không phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh?
Pháp luật
Mẫu Bảng kê theo dõi thực tế việc nhập khẩu hàng hóa? Hồ sơ đề nghị xét khoản giảm giá hàng hóa nhập khẩu?
Pháp luật
Cơ quan nào có thẩm quyền cấp phép nhập khẩu hàng hóa là ô tô và các loại xe khác có động cơ được thiết kế chủ yếu để chở người?
Pháp luật
Nhập khẩu hàng hóa có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài mà nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam phải đảm bảo những yêu cầu gì?
Pháp luật
Trước khi nhập khẩu hàng hóa để gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu thì cần phải làm thủ tục gì?
Pháp luật
Đơn vị nhập khẩu hàng hóa để gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu có phải làm báo cáo quyết toán không?
Pháp luật
Doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa được áp dụng chế độ ưu tiên trong hoạt động hải quan có bắt buộc phải thực hiện thanh toán qua ngân hàng không?
Pháp luật
Nhập khẩu hàng hóa do bị phía nước ngoài trả lại thì được miễn thuế giá trị gia tăng ở khâu nào?
Pháp luật
Doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa trả chậm khi báo cáo về khoản vay nước ngoài mà gặp lỗi trên Trang điện tử thì phải xử lý như thế nào?
Pháp luật
Mẫu Báo cáo tình hình nhập khẩu hàng hóa tân trang theo Hiệp định CPTPP của năm trước đó là mẫu nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Nhập khẩu hàng hóa
876 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Nhập khẩu hàng hóa

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Nhập khẩu hàng hóa

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào