Đề xuất sửa đổi, bổ sung các Thông tư thu phí, lệ phí: Tăng lệ phí cấp Giấy phép thành lập Sở giao dịch hàng hóa?
- Đề nghị sửa đổi Thông tư 56/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp như thế nào?
- Mức thu lệ phí cấp Giấy phép thành lập Sở giao dịch hàng hóa hiện nay có phù hợp không?
- Mức thu phí thẩm định cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp hiện nay là bao nhiêu?
- Quản lý và sử dụng phí thẩm định cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp như thế nào?
Đề nghị sửa đổi Thông tư 56/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp như thế nào?
Căn cứ tại tiểu mục 1.1 Mục 1 Công văn 7204/BCT-TC năm 2022 đề nghị sửa đổi Thông tư 56/2016/TT-BTC như sau:
- Sửa đổi phần căn cứ pháp lý do Nghị định 42/2014/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp đã được thay thế bởi Nghị định 40/2016/NĐ-CP ngày 12 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp.
- Sửa đổi Điều 3 của Thông tư 156/2016/TT-BTC như sau: “Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công Thương có trách nhiệm thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp theo quy định tại Thông tư này”. Do Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương) nay đã được đổi tên thành “Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng” (căn cứ Nghị định 98/2017/NĐ-CP ngày 18 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương).
Mức thu lệ phí cấp Giấy phép thành lập Sở giao dịch hàng hóa hiện nay có phù hợp không?
Căn cứ tại tiểu mục 1.2 Mục 1 Công văn 7204/BCT-TC năm 2022 cho thấy rằng:
Đề xuất sửa đổi, bổ sung Thông tự thu phí, lệ phí
...
1.2. Đề xuất tăng mức thu lệ phí cấp Giấy phép thành lập Sở giao dịch hàng hóa quy định tại điểm d khoản 1 Điều 4 Thông tư số 168/2016/TT-BTC ngày 26 tháng 10 năm 2016 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định kinh doanh hàng hoá, dịch vụ hạn chế kinh doanh; hàng hoá, dịch vụ kinh doanh có điều kiện thuộc lĩnh vực thương mại và lệ phí cấp Giấy phép thành lập Sở Giao dịch hàng hoá do mức thu lệ phí hiện nay 200.000 đồng/giấy/lần cấp thấp so với chi phí và thời gian thẩm định, thẩm tra để cấp Giấy phép thành lập Sở giao dịch hàng hóa.
Như vậy có thể rằng mức thu lệ phí cấp Giấy phép thành lập Sở Giao dịch hàng hoá hiện nay là 200.000 đồng/giấy/lần cấp thấp so với chi phí và thời gian thẩm định, thẩm tra để cấp Giấy phép thành lập Sở giao dịch hàng hóa nên muốn đề xuất Bộ Tài chính tăng lệ phí cấp Giấy phép thành lập Sở giao dịch hàng hóa.
Đề xuất sửa đổi, bổ sung các Thông tư thu phí, lệ phí: Tăng lệ phí cấp Giấy phép thành lập Sở giao dịch hàng hóa? (Hình từ Internet)
Mức thu phí thẩm định cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp hiện nay là bao nhiêu?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 156/2016/TT-BTC quy định như sau:
Mức thu phí
1. Mức thu phí thẩm định cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp:
- Đối với trường hợp cấp mới, gia hạn giấy chứng nhận: 5.000.000 đồng/01 lần thẩm định.
- Đối với trường hợp sửa đổi, bổ sung giấy chứng nhận: 3.000.000 đồng/01 lần thẩm định.
2. Doanh nghiệp nộp phí bằng tiền mặt trực tiếp cho cơ quan thu phí hoặc chuyển khoản vào tài khoản của cơ quan thu phí mở tại kho bạc nhà nước.
Như vậy theo quy định trên mức thu phí thẩm định cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp như sau:
- Đối với trường hợp cấp mới, gia hạn giấy chứng nhận: 5.000.000 đồng/01 lần thẩm định.
- Đối với trường hợp sửa đổi, bổ sung giấy chứng nhận: 3.000.000 đồng/01 lần thẩm định.
Quản lý và sử dụng phí thẩm định cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp như thế nào?
Căn cứ tại Điều 6 Thông tư 156/2016/TT-BTC quy định việc quản lý và sử dụng phí thẩm định cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp như sau:
- Tổ chức thu phí nộp toàn bộ số tiền phí thu được vào ngân sách nhà nước. Nguồn chi phí trang trải cho việc thẩm định và thu phí do ngân sách nhà nước bố trí trong dự toán của tổ chức thu theo chế độ, định mức chi ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.
- Trường hợp tổ chức thu phí được khoán chi phí hoạt động theo quy định của Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ về cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc sử dụng biên chế và sử dụng kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước, được để lại 90% tổng số tiền phí thu được để trang trải chi phí phục vụ thẩm định, thu phí theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật phí và lệ phí. Số tiền phí còn lại (10%), tổ chức thu phí nộp vào ngân sách nhà nước theo chương, mục, tiểu mục tương ứng của Mục lục ngân sách nhà nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Vận tải đa phương thức quốc tế là gì? Chứng từ vận tải đa phương thức quốc tế được phát hành khi nào?
- Số tiền chiết khấu thương mại của hàng hóa đã bán được tính điều chỉnh trên hóa đơn bán hàng trong trường hợp nào?
- Thời hạn lập giao kế hoạch đầu tư công hằng năm vốn ngân sách trung ương trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công?
- Thưởng Tết là gì? Tiền thưởng Tết Âm lịch giữa các nhân viên trong công ty có khác nhau hay không?
- Người yêu cầu giải quyết việc dân sự là ai? Đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự có nội dung như thế nào?