Đề xuất sinh viên được làm thêm 24 tiếng mỗi tuần đúng không? Tiền lương của học sinh, sinh viên làm thêm thế nào?
Đề xuất sinh viên được làm thêm 24 tiếng mỗi tuần đúng không? Tiền lương của học sinh, sinh viên làm thêm thế nào?
Mới đây, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã có Dự thảo 3 Luật Việc làm trong đó, đề xuất học sinh, sinh viên được làm thêm 24 tiếng mỗi tuần (cụ thể không quá 24 giờ trong 1 tuần) như sau:
Căn cứ theo Điều 27 Dự thảo 3 Luật Việc làm quy định như sau:
Việc làm không trọn thời gian của học sinh, sinh viên
1. Người lao động là học sinh, sinh viên đang theo học các chương trình giáo dục chính quy đủ độ tuổi lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật này được làm việc nhưng không quá 24 giờ trong 1 tuần trong thời gian học và phải thực hiện quy định của pháp luật về lao động.
2. Tiền lương của học sinh, sinh viên được thanh toán trên cơ sở thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động nhưng không được mức thấp hơn lương tối thiểu theo giờ .
3. Người lao động là học sinh, sinh viên khi làm việc bán thời gian có trách nhiệm thông báo cho cơ sở giáo dục đào tạo.
4. Người sử dụng lao động có trách nhiệm sử dụng lao động là học sinh, sinh viên tuân theo quy định pháp luật về lao động.
5. Cơ sở giáo dục đào tạo có trách nhiệm theo dõi, hỗ trợ người lao động là học sinh, sinh viên trong quá trình làm việc sau khi người lao động là học sinh, sinh viên đã thông báo về tình trạng việc làm.
Như vậy, mgười lao động là học sinh, sinh viên đang theo học các chương trình giáo dục chính quy đủ 15 tuổi, trừ trường hợp lao động chưa thành niên theo quy định của Bộ luật lao động 2019 được làm việc nhưng không quá 24 giờ trong 1 tuần trong thời gian học và phải thực hiện quy định của pháp luật về lao động.
Theo đó, tiền lương của học sinh, sinh viên được thanh toán trên cơ sở thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động nhưng không được mức thấp hơn lương tối thiểu theo giờ.
Hiện nay, theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 74/2024/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu giờ như sau:
Vùng | Mức lương tối thiểu giờ (Đơn vị: đồng/giờ) |
Vùng I | 23.800 |
Vùng II | 21.200 |
Vùng III | 18.600 |
Vùng IV | 16.600 |
Trước đó, ngày 15/03/2024 tại Điều 30 Dự thảo 2 Luật Việc làm có đề cập đến việc làm bán thời gian của học sinh, sinh viên như sau:
- Học sinh, sinh viên đủ độ tuổi lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Dự thảo 2 Luật Việc làm được làm việc nhưng không quá 20 giờ trong 1 tuần trong kỳ học và không quá 48 giờ trong 1 tuần trong kỳ nghỉ và phải thực hiện quy định của pháp luật về lao động. - Tiền công của học sinh, sinh viên được thanh toán trên cơ sở thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động và căn cứ thời gian thực tế làm việc, khối lượng, chất lượng công việc đã thực hiện. - Học sinh, sinh viên tham gia việc làm bán thời gian được bình đẳng trong thực hiện quyền và nghĩa vụ với người lao động; bình đẳng về cơ hội, không bị phân biệt đối xử, bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động. - Cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp và cơ sở tham gia hoạt động giáo dục nghề nghiệp có trách nhiệm quản lý học sinh, sinh viên làm việc bán thời gian. |
Đề xuất sinh viên được làm thêm 24 tiếng mỗi tuần đúng không? Tiền lương của học sinh, sinh viên làm thêm thế nào? (Hình từ Internet)
Nguồn vốn cho vay giải quyết việc làm theo Dự thảo thế nào?
Căn cứ theo Điều 11 Dự thảo 3 Luật Việc làm quy định về nguồn vốn cho vay giải quyết việc làm bao gồm:
- Quỹ quốc gia về việc làm;
- Nguồn ngân sách địa phương ủy thác cho Ngân hàng chính sách xã hội;
- Nguồn huy động của Ngân hàng Chính sách xã hội được ngân sách nhà nước cấp bù lãi suất tín dụng ưu đãi, phí quản lý;
- Nguồn vốn tổ chức, cá nhân khác ủy thác cho Ngân hàng chính sách xã hội.
* Hằng năm, căn cứ khả năng cân đối ngân sách của địa phương, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện quyết định bố trí vốn ngân sách của địa phương bao gồm vốn đầu tư công, vốn đầu tư phát triển khác, kinh phí thường xuyên và nguồn vốn hợp pháp khác, giao Ủy ban nhân dân cùng cấp ủy thác cho Ngân hàng Chính sách xã hội tại địa phương để thực hiện cho vay giải quyết việc làm.
Tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm của người lao động hiện nay thế nào?
Căn cứ theo Điều 98 Bộ luật lao động 2019 quy định tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm của người lao động như sau:
(1) Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau:
+ Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;
+ Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;
+ Vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
(2) Người lao động làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường.
- Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại (1), (2), người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người nước ngoài được sở hữu bao nhiêu nhà ở tại Việt Nam? Người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam tối đa bao nhiêu năm?
- Công dân được tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở khi từ đủ 18 tuổi đến đủ 70 tuổi đúng không?
- Phải nộp tờ khai hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu trước ngày hàng hóa đến cửa khẩu trong vòng bao nhiêu ngày?
- Chức năng của công tác xã hội là gì? Công tác xã hội có góp phần thúc đẩy công bằng xã hội hay không?
- Khi xảy ra tai nạn trong phạm vi giới hạn trách nhiệm bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm có phải bồi thường thiệt hại không?