Đề xuất nâng mức chi hỗ trợ cho người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số lên bao nhiêu?
Đề xuất nâng mức chi hỗ trợ người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số lên bao nhiêu?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 5 Quyết định 12/2018/QĐ-TTg quy định như sau:
Chế độ, chính sách đối với người có uy tín
...
2. Hỗ trợ vật chất, động viên tinh thần
Theo phân cấp quản lý thực hiện chính sách, người có uy tín được:
a) Thăm hỏi, tặng quà nhân dịp Tết Nguyên đán, Tết của các dân tộc thiểu số không quá 02 lần/năm; mức chi không quá 500.000 đồng/người/lần;
b) Thăm hỏi, hỗ trợ người có uy tín bị ốm đau không quá 01 lần/năm. Mức chi: không quá 3.000.000 đồng/người/năm đối với cấp Trung ương; không quá 1.500.000 đồng/người/năm đối với cấp tỉnh; không quá 800.000 đồng/người/năm đối với cấp huyện;
c) Thăm hỏi, hỗ trợ hộ gia đình người có uy tín gặp khó khăn (thiên tai, hỏa hoạn). Mức chi không quá 2.000.000 đồng/gia đình/năm đối với cơ quan Trung ương; không quá 1.000.000 đồng/gia đình/năm đối với cơ quan cấp tỉnh; không quá 500.000 đồng/gia đình/năm đối với cơ quan cấp huyện;
d) Thăm viếng, động viên khi người có uy tín, thân nhân trong gia đình (bố, mẹ, vợ, chồng, con) qua đời. Mức chi không quá 2.000.000 đồng/trường hợp đối với cơ quan Trung ương; không quá 1.000.000 đồng/trường hợp đối với cơ quan cấp tỉnh; không quá 500.000 đồng/trường hợp đối với cơ quan cấp huyện;
...
Căn cứ tại khoản 2 Điều 5 Dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung thay thế Quyết định 12/2018/QĐ-TTg đề xuất như sau:
Chế độ, chính sách đối với người có uy tín
...
2. Hỗ trợ vật chất, động viên tinh thần
Người có uy tín được chúc mừng, thăm hỏi, phúng viếng trong các trường hợp sau:
a) Thăm hỏi, tặng quà nhân dịp Tết Nguyên đán, Tết hoặc ngày Lễ trọng của dân tộc thiểu số (đối với dân tộc thiểu số không có Tết riêng, chọn một lễ kỷ niệm trọng thể nhất để chúc mừng). Mức chi tối đa 2.000.000 đồng/người/năm;
b) Thăm hỏi, hỗ trợ người có uy tín ốm đau được cơ quan y tế nơi điều xác nhận. Mức chi tối đa 3.000.000 đồng/người/năm;
c) Thăm hỏi, hỗ trợ người có uy tín gặp khó khăn về kinh tế. Mức chi tối đa 5.000.000 đồng/người.
d) Thăm hỏi, phúng viếng khi người có uy tín qua đời. Mức chi tối đa 5.000.000 đồng/người.
...
Như vậy theo quy định trên đề xuất nâng mức hỗ trợ đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số, cụ thể:
- Đối với trường hợp thăm hỏi, tặng quà nhân dịp Tết Nguyên đán, Tết tăng từ 500.000 đồng/người/lần lên 2.000.000 đồng/người/năm.
- Đối với trường hợp thăm hỏi, hỗ trợ người có uy tín ốm đau được cơ quan y tế nơi điều xác nhận đều là 3.000.000 đồng/người/năm không phân cấp như quy định hiện hành.
- Đối với trường hợp thăm hỏi, hỗ trợ người có uy tín gặp khó khăn về kinh tế đều là 5.000.000 đồng/người không phân cấp như quy định hiện hành.
- Đối với trường hợp thăm hỏi, phúng viếng khi người có uy tín qua đời đều là 5.000.000 đồng/người không phân cấp như quy định hiện hành. Ngoài ra cũng đồng thời chỉ chi thăm hỏi, phúng viếng đối với người có uy tín qua đời còn đối với thân nhân trong gia đình người uy tín qua đời sẽ không được hỗ trợ.
Đề xuất nâng mức chi hỗ trợ người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số lên bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Lựa chọn người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số dựa trên tiêu chí nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 4 Quyết định 12/2018/QĐ-TTg quy định lựa chọn người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số dựa trên các tiêu chí sau đây:
- Là công dân Việt Nam, không phân biệt thành Phần dân tộc, cư trú hợp pháp tại Việt Nam.
- Bản thân và gia đình gương mẫu chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các quy định của địa phương.
- Là người tiêu biểu, có nhiều công lao, đóng góp trong các phong trào thi đua yêu nước, xóa đói giảm nghèo, bảo vệ an ninh trật tự, giữ gìn bản sắc văn hóa và đoàn kết các dân tộc.
- Hiểu biết về văn hóa truyền thống, phong tục, tập quán dân tộc; có mối liên hệ chặt chẽ và có ảnh hưởng trong dòng họ, dân tộc và cộng đồng dân cư;
- Có khả năng quy tụ, tập hợp đồng bào dân tộc thiểu số trong phạm vi nhất định bằng lời nói, qua việc làm, được người dân trong cộng đồng tín nhiệm, tin tưởng, nghe và làm theo.
Thủ tục công nhận người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số như thế nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 6 Quyết định 12/2018/QĐ-TTg quy định như sau:
Người có uy tín được bình chọn, công nhận 05 năm một lần, được thực hiện trong Quý 4 và hoàn thành trước 15 tháng 12 của năm bình chọn theo trình tự sau:
- Trưởng thôn tổ chức họp thôn (có sự tham gia của ít nhất 2/3 số hộ gia đình trong thôn) phổ biến về nội dung chính sách, tiêu chí, Điều kiện bình chọn người có uy tín quy định tại Điều 4 Quyết định 12/2018/QĐ-TTg và đề cử người có uy tín (theo Mẫu số 01 tại Phụ lục kèm theo Quyết định 12/2018/QĐ-TTg) gửi Trưởng ban công tác mặt trận thôn.
Trưởng ban công tác mặt trận thôn tổ chức họp liên tịch (có sự tham gia của đại diện Chi ủy, chính quyền, Ban công tác Mặt trận, các tổ chức đoàn thể và đại diện hộ dân trong thôn), lập danh sách đề nghị công nhận người có uy tín gửi Ủy ban nhân dân cấp xã (01 bộ hồ sơ gồm: văn bản đề nghị và biên bản họp liên tịch theo Mẫu số 02 tại Phụ lục kèm theo Quyết định 12/2018/QĐ-TTg).
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ của thôn, Ủy ban nhân dân cấp xã tổng hợp, kiểm tra và lập hồ sơ (01 bộ gồm: văn bản đề nghị kèm theo danh sách và biên bản theo Mẫu số 03 tại Phụ lục kèm theo Quyết định 12/2018/QĐ-TTg) gửi Ủy ban nhân dân cấp huyện.
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ của các xã, Ủy ban nhân dân cấp huyện tổng hợp, kiểm tra và lập hồ sơ (01 bộ gồm: văn bản đề nghị, danh sách theo Mẫu số 04 tại Phụ lục kèm theo Quyết định 12/2018/QĐ-TTg và bản tổng hợp hồ sơ đề nghị của các xã) gửi cơ quan làm công tác dân tộc cấp tỉnh.
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ của các huyện, cơ quan làm công tác dân tộc cấp tỉnh tổng hợp, thống nhất với cơ quan công an cấp tỉnh, Mặt trận Tổ quốc tỉnh và các ngành chức năng liên quan hoàn thiện hồ sơ (01 bộ gồm: tờ trình, danh sách đề nghị công nhận người có uy tín và bản tổng hợp hồ sơ đề nghị của các huyện), trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt danh sách người có uy tín trên địa bàn tỉnh.
Xem toàn bộ Dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung thay thế Quyết định 12/2018/QĐ-TTg: tại đây.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quản lý tiến độ thực hiện dự án đầu tư xây dựng là một nội dung quản lý dự án đầu tư xây dựng đúng không?
- Quy chế quản lý nợ phải trả của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ quy định những gì?
- Vụ việc dân sự chưa có điều luật để áp dụng là gì? Nguyên tắc giải quyết vụ việc dân sự chưa có điều luật để áp dụng?
- Kiểm toán nhà nước làm việc theo chế độ gì? Kế hoạch công tác năm của Kiểm toán nhà nước bao những gì?
- 05 hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động của Cảnh sát cơ động? Biện pháp chủ yếu của Cảnh sát cơ động để chống hành vi bạo loạn, khủng bố?