Đề xuất định mức chi phí tái chế sản phẩm, bao bì? Việc hỗ trợ tài chính cho hoạt động tái chế sản phẩm, bao bì được quy định như thế nào?
Định mức chi phí tái chế hợp lý, hợp lệ đối với một đơn vị khối lượng sản phẩm, bao bì được xác định như thế nào?
Căn cứ tại Điều 3 Dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ban hành định mức chi phí tái chế hợp lý, hợp lệ đối với một đơn vị khối lượng sản phẩm, bao bì và chi phí quản lý hành chính phục vụ quản lý, giám sát, hỗ trợ thực hiện trách nhiệm thu gom, xử lý chất thải của nhà sản xuất, nhập khẩu đề xuất định mức chi phí tái chế hợp lý, hợp lệ đối với một đơn vị khối lượng sản phẩm, bao bì được xác định như sau:
- Fs bao gồm chi phí phân loại, thu gom, vận chuyển, tái chế sản phẩm, bao bì (gọi tắt là chi phí tái chế) và chi phí quản lý hành chính hỗ trợ thực hiện trách nhiệm tái chế của nhà sản xuất, nhập khẩu (gọi tắt là chi phí quản lý hành chính).
- Chi phí tái chế áp dụng hệ số điều chỉnh. Hệ số điều chỉnh là hệ số thể hiện hiệu quả tái chế; sản phẩm, bao bì có hiệu quả tái chế cao thì có hệ số điều chỉnh thấp và ngược lại.
- Fs, chi phí tái chế và chi phí quản lý hành chính đối với một khối lượng sản phẩm, bao bì được quy định chi tiết tại Phụ lục kèm theo Quyết định này, cụ thể:
Xem toàn bộ bảng định mức chi phí tái chế hợp lý, hợp lệ đối với một đơn vị khối lượng sản phẩm, bao bì: Tải về.
Đề xuất định mức chi phí tái chế sản phẩm, bao bì? Việc hỗ trợ tài chính cho hoạt động tái chế sản phẩm, bao bì được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Quy cách tái chế bắt buộc là gì?
Căn cứ tại khoản 6 Điều 78 Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Tỷ lệ tái chế, quy cách tái chế bắt buộc
1. Tỷ lệ tái chế bắt buộc là tỷ lệ khối lượng sản phẩm, bao bì tối thiểu phải được tái chế theo quy cách tái chế bắt buộc trên tổng khối lượng sản phẩm, bao bì sản xuất được đưa ra thị trường và nhập khẩu trong năm thực hiện trách nhiệm.
Tỷ lệ tái chế bắt buộc của từng loại sản phẩm, bao bì được xác định trên cơ sở vòng đời, tỷ lệ thải bỏ, tỷ lệ thu gom của sản phẩm, bao bì; mục tiêu tái chế quốc gia, yêu cầu bảo vệ môi trường và điều kiện kinh tế - xã hội từng thời kỳ.
2. Tỷ lệ tái chế bắt buộc cho từng loại sản phẩm, bao bì trong 3 năm đầu tiên được quy định tại Cột 4 Phụ lục XXII ban hành kèm theo Nghị định này. Tỷ lệ tái chế bắt buộc được điều chỉnh 03 năm một lần tăng dần để thực hiện mục tiêu tái chế quốc gia và yêu cầu bảo vệ môi trường.
3. Nhà sản xuất, nhập khẩu được tái chế các sản phẩm, bao bì do mình sản xuất, nhập khẩu hoặc tái chế sản phẩm, bao bì cùng loại quy định tại Cột 3 Phụ lục XXII ban hành kèm theo Nghị định này do nhà sản xuất, nhập khẩu khác sản xuất, nhập khẩu để đạt được tỷ lệ tái chế bắt buộc. Việc tái chế phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất không được tính vào tỷ lệ tái chế bắt buộc của nhà sản xuất, nhập khẩu.
4. Trường hợp nhà sản xuất, nhập khẩu thực hiện tái chế cao hơn tỷ lệ tái chế bắt buộc quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì được bảo lưu phần tỷ lệ chênh lệch để tính vào tỷ lệ tái chế bắt buộc của các năm tiếp theo.
5. Tỷ lệ tái chế bắt buộc cho từng loại sản phẩm, bao bì sau 03 năm đầu tiên thực hiện quy định tại khoản 2 Điều này được Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh và ban hành trước ngày 30 tháng 9 năm cuối cùng của chu kỳ 03 năm để áp dụng cho chu kỳ 03 năm tiếp theo.
6. Quy cách tái chế bắt buộc là các giải pháp tái chế được lựa chọn kèm theo yêu cầu tối thiểu về lượng vật liệu, nhiên liệu được thu hồi đối với tái chế sản phẩm, bao bì. Quy cách bắt buộc đối với từng sản phẩm, bao bì được quy định tại Cột 5 Phụ lục XXII ban hành kèm theo Nghị định này.
Như vậy theo quy định trên quy cách tái chế bắt buộc là các giải pháp tái chế được lựa chọn kèm theo yêu cầu tối thiểu về lượng vật liệu, nhiên liệu được thu hồi đối với tái chế sản phẩm, bao bì.
Việc hỗ trợ tài chính cho hoạt động tái chế sản phẩm, bao bì được quy định như thế nào?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 82 Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định việc hỗ trợ tài chính cho hoạt động tái chế sản phẩm, bao bì được quy định như sau:
- Trước ngày 30 tháng 9 hằng năm, Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố công khai tiêu chí, ưu tiên, mức hỗ trợ tài chính cho hoạt động, sản phẩm tái chế của năm tiếp theo theo đề xuất của Hội đồng EPR quốc gia.
- Hội đồng EPR quốc gia thẩm định, biểu quyết thông qua các đề nghị hỗ trợ tài chính của cơ quan, tổ chức và trình Bộ Tài nguyên và Môi trường.
- Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt kết quả thẩm định và các đề nghị hỗ trợ tài chính theo đề nghị của Hội đồng EPR quốc gia.
- Tổ chức được Bộ Tài nguyên và Môi trường giao thực hiện thông báo và ký kết hợp đồng hỗ trợ với các cơ quan, tổ chức được nhận hỗ trợ tài chính.
- Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam thực hiện thanh toán số tiền hỗ trợ cho cơ quan, tổ chức theo hợp đồng ký kết.
Xem toàn bộ Dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ban hành định mức chi phí tái chế hợp lý, hợp lệ đối với một đơn vị khối lượng sản phẩm, bao bì và chi phí quản lý hành chính phục vụ quản lý, giám sát, hỗ trợ thực hiện trách nhiệm thu gom, xử lý chất thải của nhà sản xuất, nhập khẩu: Tải về.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy định về hóa đơn, chứng từ theo Luật Thuế giá trị gia tăng? Điều kiện khấu trừ thuế GTGT đầu vào đối với hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu?
- Mẫu báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học kỳ 1 Tiểu học mới nhất? Tải báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học kỳ 1 Tiểu học?
- Lời nhận xét hạnh kiểm học sinh cuối kì 1 năm học 2024 2025 các cấp? Lời nhận xét hạnh kiểm của học sinh cuối học kì 1?
- Lỗi không chấp hành hiệu lệnh của CSGT Nghị định 168? Không chấp hành hiệu lệnh phạt bao nhiêu?
- Lịch thi đấu LCP 2025 LMHT mới nhất? Việt Nam có mấy đội tham gia LCP 2025? LMHT là môn thi đấu tại SEA Games đúng không?