Để tự đánh giá trường mầm non, việc xác định nội hàm, phân tích tiêu chí tìm minh chứng và việc thu thập minh chứng thực hiện như thế nào?

Để tự đánh giá trường mầm non, việc xác định nội hàm, phân tích tiêu chí tìm minh chứng và việc thu thập minh chứng thực hiện như thế nào? Minh chứng được sử dụng như thế nào? Câu hỏi của anh Minh Hoàng tại Tp. Hồ Chí Minh.

Để tự đánh giá trường mầm non, việc xác định nội hàm, phân tích tiêu chí tìm minh chứng thực hiện như thế nào?

Theo tiết a, b tiểu mục 3 Mục I Phần I Công văn 5942/BGDĐT-QLCL năm 2018 hướng dẫn quy trình tự đánh giá trường mầm non gồm 7 bước được quy định tại Điều 23 Thông tư 19/2018/TT-BGDĐT. Cụ thể tại bước thu thập, xử lý và phân tích các minh chứng, công văn hướng dẫn như sau:

Minh chứng được hiểu là những văn bản, hồ sơ, sổ sách, băng, đĩa hình, hiện vật đã và đang có của nhà trường phù hợp với nội hàm của chỉ báo, tiêu chí. Minh chứng được sử dụng để chứng minh cho các nhận định, kết luận trong mục “Mô tả hiện trạng” từng tiêu chí của báo cáo tự đánh giá.

Minh chứng được thu thập từ hồ sơ lưu trữ của nhà trường, các cơ quan có liên quan; kết quả khảo sát, điều tra, phỏng vấn, quan sát các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em của trường mầm non. Minh chứng phải có nguồn gốc rõ ràng và đảm bảo tính chính xác.

Minh chứng thu được không chỉ sử dụng cho mục đích đánh giá các mức đạt của từng chỉ báo, tiêu chí, mà còn nhằm mô tả hiện trạng các hoạt động của nhà trường để người đọc hiểu hơn, qua đó làm tăng tính thuyết phục của báo cáo tự đánh giá.

Để xác định đúng, đủ nội hàm (yêu cầu) của từng chỉ báo, tiêu chí cần lưu ý:

- Chỉ báo, tiêu chí thường có những từ, cụm từ quan trọng có ý nghĩa như là “từ khóa”;

- Mỗi chỉ báo, tiêu chí có một hoặc nhiều nội hàm;

- Cần xác định nội hàm của từng chỉ báo, tiêu chí theo các quy định nào của một chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục và thời hạn công nhận đạt chuẩn quốc gia;

- Đối chiếu “Mục tiêu cụ thể” của nhà trường liên quan nội hàm chỉ báo, tiêu chí.

Trên cơ sở đã xác định đúng, đủ nội hàm chỉ báo, tiêu chí, nhóm công tác hoặc cá nhân sẽ phân tích tiêu chí để tìm những minh chứng cần thu thập, nơi thu thập và ghi vào Phiếu xác định nội hàm, phân tích tiêu chí tìm minh chứng tiêu chí (tham khảo Phụ lục 2 và 3).

Để đánh giá thực trạng từng nội hàm của chỉ báo, tiêu chí, nhà trường có thể tự đặt ra và trả lời (ứng với nội hàm) các câu hỏi như: Nhà trường có hay không lập kế hoạch thực hiện yêu cầu? Nhà trường đã thực hiện, đã đạt được yêu cầu chưa? Yêu cầu đã đạt được của nhà trường so với yêu cầu theo quy định chung như thế nào? So với các trường khác cùng có điều kiện tương đồng (kinh tế - xã hội, văn hóa,...) như thế nào? Nhà trường đã thực hiện “vượt trên” yêu cầu như thế nào? Nhà trường rà soát, kiểm tra việc thực hiện yêu cầu như thế nào? Những bằng chứng để khẳng định nhà trường có kế hoạch, thực hiện yêu cầu, rà soát, kiểm tra việc thực hiện yêu cầu,...

Trả lời những câu hỏi trên, nhà trường đã phân tích được tiêu chí, định hướng được việc thu thập minh chứng và chuẩn bị cho các bước tiếp theo của quy trình tự đánh giá.

tự đánh giá

Tự đánh giá trường mầm non (Hình từ Internet)

Để tự đánh giá trường mầm non, việc thu thập minh chứng thực hiện như thế nào?

Theo tiết c tiểu mục 3 Mục I Phần I Công văn 5942/BGDĐT-QLCL năm 2018 hướng dẫn quy trình tự đánh giá trường mầm non như sau:

QUY TRÌNH TỰ ĐÁNH GIÁ
Quy trình tự đánh giá (TĐG) trường mầm non gồm 7 bước được quy định tại Điều 23, Thông tư số 19/2018/TT-BGDĐT. Cụ thể như sau:
...
3. Thu thập, xử lý và phân tích các minh chứng
...
c) Thu thập minh chứng
Căn cứ vào các Phiếu xác định nội hàm, phân tích tiêu chí tìm minh chứng tiêu chí, nhóm công tác hoặc cá nhân được phân công tiến hành thu thập minh chứng, sắp xếp minh chứng theo thứ tự nội hàm chỉ báo, tiêu chí của tiêu chuẩn đánh giá trường mầm non.
Trong trường hợp không tìm được minh chứng cho chỉ báo, tiêu chí nào đó (hỏa hoạn, thiên tai hoặc những năm trước không lưu hồ sơ,...), Hội đồng TĐG nêu rõ nguyên nhân trong Phiếu đánh giá tiêu chí.

Theo đó, căn cứ vào các Phiếu xác định nội hàm, phân tích tiêu chí tìm minh chứng tiêu chí, nhóm công tác hoặc cá nhân được phân công tiến hành thu thập minh chứng, sắp xếp minh chứng theo thứ tự nội hàm chỉ báo, tiêu chí của tiêu chuẩn đánh giá trường mầm non.

Trong trường hợp không tìm được minh chứng cho chỉ báo, tiêu chí nào đó (hỏa hoạn, thiên tai hoặc những năm trước không lưu hồ sơ,...), Hội đồng tự đánh giá nêu rõ nguyên nhân trong Phiếu đánh giá tiêu chí.

Minh chứng được sử dụng như thế nào để tự đánh giá trường mầm non?

Theo tiết d tiểu mục 3 Mục I Phần I Công văn 5942/BGDĐT-QLCL năm 2018 hướng dẫn quy trình tự đánh giá trường mầm non:

QUY TRÌNH TỰ ĐÁNH GIÁ
Quy trình tự đánh giá (TĐG) trường mầm non gồm 7 bước được quy định tại Điều 23, Thông tư số 19/2018/TT-BGDĐT. Cụ thể như sau:
...
3. Thu thập, xử lý và phân tích các minh chứng
...
d) Sử dụng minh chứng
Mỗi minh chứng chỉ được mã hóa một lần. Minh chứng được dùng cho nhiều tiêu chí trong một tiêu chuẩn hoặc nhiều tiêu chuẩn thì mang mã minh chứng của tiêu chí, tiêu chuẩn được sử dụng lần thứ nhất.
Mỗi nhận định, kết luận trong mục “Mô tả hiện trạng” của Phiếu đánh giá tiêu chí (sau đó được sử dụng trong báo cáo TĐG) phải có minh chứng kèm theo. Cần lựa chọn một, hoặc vài minh chứng phù hợp với nội hàm của chỉ báo, tiêu chí và ghi ký hiệu đã được mã hóa vào sau mỗi nhận định, kết luận. Trường hợp một nhận định, kết luận trong mục “Mô tả hiện trạng” có từ 2 minh chứng trở lên, thì mã minh chứng được đặt liền nhau, cách nhau dấu chấm phẩy (;). Ví dụ: Một nhận định, kết luận của Tiêu chí 2.1 thuộc Tiêu chuẩn 2 có 3 minh chứng thứ nhất, thứ hai và thứ ba (đặt ở hộp số 3) được sử dụng thì sau nhận định, kết luận đó, các minh chứng được viết là: [H3-2.1-01]; [H3-2.1-02]; [H3-2.1-03],
Mỗi minh chứng chỉ cần một bản (kể cả những minh chứng được dùng cho nhiều chỉ báo, tiêu chí và tiêu chuẩn), không nhân thêm bản để tránh lãng phí.

Như vậy, mỗi minh chứng chỉ được mã hóa một lần. Minh chứng được dùng cho nhiều tiêu chí trong một tiêu chuẩn hoặc nhiều tiêu chuẩn thì mang mã minh chứng của tiêu chí, tiêu chuẩn được sử dụng lần thứ nhất.

Mỗi nhận định, kết luận trong mục “Mô tả hiện trạng” của Phiếu đánh giá tiêu chí (sau đó được sử dụng trong báo cáo tự đánh giá) phải có minh chứng kèm theo. Cần lựa chọn một, hoặc vài minh chứng phù hợp với nội hàm của chỉ báo, tiêu chí và ghi ký hiệu đã được mã hóa vào sau mỗi nhận định, kết luận.

Trường mầm non
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Trường mầm non bị giải thể khi nào?
Pháp luật
Ai quyết định việc đình chỉ hoạt động giáo dục đối với trường mầm non theo quy định của pháp luật?
Pháp luật
Thông tư 23/2024 sửa đổi, bổ sung Thông tư 13/2020/TT-BGDĐT về tiêu chuẩn cơ sở vật chất các trường mầm non, tiểu học, THCS, THPT ra sao?
Pháp luật
Sáp nhập, chia, tách trường mầm non từ ngày 20/11/2024 theo Nghị định 125 thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Đình chỉ hoạt động giáo dục trường mầm non trong trường hợp nào từ ngày 20/11/2024 theo Nghị định 125?
Pháp luật
Điều kiện cho phép trường mầm non hoạt động giáo dục từ 20/11/2024 là gì? Thủ tục cho phép trường mầm non hoạt động giáo dục ra sao?
Pháp luật
Biên bản họp Hội đồng trường mầm non tháng 11 năm 2024? Biên bản họp Hội đồng sư phạm trường mầm non tháng 11 2024?
Pháp luật
Mức kiêm nhiệm bên quản lý trường mầm non tư thục quy định như thế nào? Trường mầm non tư thục có thể bố trí kế toán và thủ quỹ do cùng một người kiêm nhiệm không?
Pháp luật
Điều kiện để mở trường mầm non cho trẻ từ 03 tháng tuổi đến 06 tuổi là gì? Hồ sơ, thủ tục để trường mầm non hoạt động giáo dục?
Pháp luật
Hồ sơ xin cấp phép hoạt động giáo dục kỹ năng sống tại trường mầm non cần chuẩn bị giấy tờ gì? Trình tự thực hiện ra sao?
Pháp luật
Trường mầm non muốn bổ sung thêm một số ngành nghề kinh doanh trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh như mở các lớp dạy kỹ năng sống thì cần đáp ứng các điều kiện gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Trường mầm non
3,085 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Trường mầm non

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Trường mầm non

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào