Để trở thành Thư ký của Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thì cần đáp ứng những tiêu chuẩn nào?
- Để trở thành Thư ký của Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thì cần đáp ứng những tiêu chuẩn nào?
- Thư ký của Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam có được truyền đạt, phổ biến thông tin khi chưa có ý kiến của Chủ tịch không?
- Công chức khi không tiếp tục làm thư ký cho Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam nữa thì có được bố trí công tác khác không?
Để trở thành Thư ký của Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thì cần đáp ứng những tiêu chuẩn nào?
Căn cứ Điều 2 Quy định nhiệm vụ và quyền hạn của Thư ký Chủ tịch và Thư ký Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 1156/QĐ-TLĐ năm 2009 quy định về tiêu chuẩn của Thư ký như sau:
Tiêu chuẩn:
Thư ký của Chủ tịch, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn là cán bộ công chức; có trình độ trung cấp trở lên về lý luận chính trị, có lập trường tư tưởng vững vàng; gương mẫu chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các quy định của cơ quan Tổng Liên đoàn; có phẩm chất đạo đức tốt, trung thực, có năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với công việc được giao.
Như vậy, để trở thành Thư ký của Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thì cần đáp ứng những tiêu chuẩn sau đây:
(1) Là cán bộ công chức;
(2) Có trình độ trung cấp trở lên về lý luận chính trị, có lập trường tư tưởng vững vàng;
(3) Gương mẫu chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các quy định của cơ quan Tổng Liên đoàn;
(4) Có phẩm chất đạo đức tốt, trung thực, có năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với công việc được giao.
Để trở thành Thư ký của Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thì cần đáp ứng những tiêu chuẩn nào? (Hình từ Internet)
Thư ký của Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam có được truyền đạt, phổ biến thông tin khi chưa có ý kiến của Chủ tịch không?
Căn cứ khoản 7 Điều 3 Quy định nhiệm vụ và quyền hạn của Thư ký Chủ tịch và Thư ký Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 1156/QĐ-TLĐ năm 2009 quy định về nhiệm vụ của Thư ký như sau:
Thư ký có nhiệm vụ sau:
...
4. Phợp với Văn phòng, Thủ trưởng các ban, đơn vị có liên quan chuẩn bị các kết luận của Thường trực Đoàn Chủ tịch tại hội nghị, buổi làm việc do Chủ tịch, hoặc Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn chủ trì; phối hợp với văn phòng Đảng đoàn, văn phòng Đảng uỷ – Công đoàn cơ quan Tổng Liên đoàn, các ban, đơn vị trực thuộc Tổng Liên đoàn giải quyết các công việc liên quan tới điều hiành, chỉ đạo theo yêu cầu của Chủ tịch, Phó Chủ tịch.
5. Tiếp nhận các yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để báo cáo Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch xem xét, giải quyết; trong trường hợp cần thiết, phối hợp với Lãnh đạo các ban, đơn vị có liên quan chuẩn bị nội dung, lịch công tác để Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch gặp và làm việc với cơ quan, tổ chức, cá nhân có yêu cầu.
6. Chuẩn bị hoặc phối hợp chuẩn bị điều kiện phục vụ các chuyến đi công tác của Chủ tịch, Phó Chủ tịch ở địa phương, cơ sở.
7. Các Thư ký thường xuyên phối hợp trong qúa trình thực hiện nhiệm vụ được giao; có tinh thần tương trợ giúp đỡ lẫn nhau, giữ gìn đoàn kết trong nội bộ ban, đơn vị và giữa các Thư ký; đảm bảo chính xác, trung thực trong quá trình truyền đạt thông tin và không được truyền đạt, phổ biến thông tin khi không có ý kiến của Chủ tịch, Phó Chủ tịch.
8. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của Chủ tịch, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn và thực hiện một số nhiệm vụ cụ thể do Trưởng ban hoặc Thủ trưởng đơn vị trực tiếp quản lý phân công.
Như vậy, theo quy định thì Thư ký của Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam có nhiệm vụ đảm bảo chính xác, trung thực trong quá trình truyền đạt thông tin và không được truyền đạt, phổ biến thông tin khi không có ý kiến của Chủ tịch.
Công chức khi không tiếp tục làm thư ký cho Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam nữa thì có được bố trí công tác khác không?
Căn cứ khoản 1 Điều 5 Quy định nhiệm vụ và quyền hạn của Thư ký Chủ tịch và Thư ký Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 1156/QĐ-TLĐ năm 2009 quy định về chế độ đối với Thư ký như sau:
Chế độ đối với Thư ký:
1. Được tạo điều kiện để học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; khi không tiếp tục làm thư ký cho Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn thì được bố trí, điều động công tác theo nhu cầu công tác và năng lực của cán bộ công chức.
2. Căn cứ vào năng lực, trình độ, Thư ký của Chủ tịch Tổng Liên đoàn được bổ nhiệm chức danh Phó Trưởng ban và được hưởng phụ cấp Phó Trưởng ban Tổng Liên đoàn; Thư ký của Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn được bổ nhiệm chức danh Trưởng phòng và hưởng phụ cấp Trưởng phòng của Tổng Liên đoàn. Trong điều kiện chưa đảm bảo chức danh bổ nhiệm như quy định thì vẫn được hưởng chế độ phụ cấp tương đương.
3. Trường hợp công chức là lãnh đạo các ban, đơn vị thuộc Tổng Liên đoàn được luân chuyển, điều động làm Thư ký của Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn có chức danh hoặc phụ cấp lãnh đạo cao hơn vị trí đảm nhiệm, thì được giữ nguyên chức danh hoặc giữ nguyên phụ cấp đang hưởng.
Như vậy, theo quy định, công chức khi không tiếp tục làm thư ký cho Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam nữa thì được bố trí công tác theo nhu cầu công tác và năng lực của công chức.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu giấy ủy quyền tham dự cuộc họp Hội đồng quản trị mới nhất? Tải về mẫu giấy ủy quyền tham dự cuộc họp?
- Dự toán chi phí thuê tư vấn nước ngoài là gì? Dự toán chi phí thuê tư vấn nước ngoài do ai quyết định?
- Hợp đồng lao động dưới 1 tháng có đóng BHXH không? Hợp đồng lao động dưới 1 tháng có cần thử việc?
- Đất nông nghiệp không sử dụng bị thu hồi có được bồi thường đất không? 06 loại đất nông nghiệp?
- Thời hiệu khởi kiện đòi nợ là bao lâu? Hết thời hiệu khởi kiện đòi nợ có đòi được nợ hay không?