Để trở thành hội viên chính thức của Hội Chiến sĩ Thành cổ Quảng Trị năm 1972 thì cá nhân phải đáp ứng những điều kiện gì?
- Để trở thành hội viên chính thức của Hội Chiến sĩ Thành cổ Quảng Trị năm 1972 thì cá nhân phải đáp ứng những điều kiện gì?
- Thủ tục kết nạp hội viên Hội Chiến sĩ Thành cổ Quảng Trị năm 1972 được thực hiện thế nào?
- Hội viên chính thức của Hội Chiến sĩ Thành cổ Quảng Trị năm 1972 có những quyền gì?
- Nhiệm vụ của hội viên chính thức Hội Chiến sĩ Thành cổ Quảng Trị năm 1972 là gì?
Để trở thành hội viên chính thức của Hội Chiến sĩ Thành cổ Quảng Trị năm 1972 thì cá nhân phải đáp ứng những điều kiện gì?
Căn cứ Điều 8 Điều lệ Hội Chiến sĩ Thành cổ Quảng Trị năm 1972 phê duyệt kèm theo Quyết định 388/QĐ-BNV năm 2014 quy định về tiêu chuẩn và điều kiện hội viên như sau:
Tiêu chuẩn và điều kiện hội viên
1. Hội viên chính thức: Công dân Việt Nam là cán bộ, chiến sĩ các lực lượng vũ trang cách mạng đã trực tiếp chiến đấu trong 81 (tám mươi mốt) ngày đêm bảo vệ Thành cổ Quảng Trị năm 1972, tán thành Điều lệ Hội, tự nguyện xin gia nhập Hội đều được xem xét, kết nạp làm hội viên chính thức của Hội.
2. Hội viên liên kết:
a) Công dân Việt Nam là cán bộ, chiến sĩ các lực lượng vũ trang cách mạng đã tham gia, phục vụ chiến đấu trong 81 (tám mươi mốt) ngày đêm bảo vệ Thành cổ Quảng Trị năm 1972, tán thành Điều lệ Hội, tự nguyện xin gia nhập Hội đều được xem xét, kết nạp làm hội viên liên kết của Hội.
b) Hội viên tổ chức: Hội có lĩnh vực hoạt động chính liên quan đến Thành cổ Quảng Trị năm 1972 ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được thành lập theo quy định của pháp luật, tán thành Điều lệ Hội, tự nguyện xin gia nhập Hội đều được xem xét, kết nạp làm hội viên liên kết của Hội.
3. Hội viên danh dự: Công dân Việt Nam có uy tín, có nhiều đóng góp cho Hội được Hội mời, suy tôn là hội viên danh dự.
Theo đó, để có thể trở thành hội viên chính thức của Hội Chiến sĩ Thành cổ Quảng Trị năm 1972 thì cá nhân phải đáp ứng những điều kiện sau:
+ Công dân Việt Nam là cán bộ, chiến sĩ các lực lượng vũ trang cách mạng đã trực tiếp chiến đấu trong 81 (tám mươi mốt) ngày đêm bảo vệ Thành cổ Quảng Trị năm 1972.
+ Tán thành Điều lệ Hội.
+ Tự nguyện xin gia nhập Hội.
Hội Chiến sĩ Thành cổ Quảng Trị năm 1972 (Hình từ Internet)
Thủ tục kết nạp hội viên Hội Chiến sĩ Thành cổ Quảng Trị năm 1972 được thực hiện thế nào?
Theo Điều 11 Điều lệ Hội Chiến sĩ Thành cổ Quảng Trị năm 1972 phê duyệt kèm theo Quyết định 388/QĐ-BNV năm 2014 quy định về thủ tục, thẩm quyền kết nạp hội viên, thủ tục ra khỏi Hội như sau:
Thủ tục, thẩm quyền kết nạp hội viên, thủ tục ra khỏi Hội
1. Công dân Việt Nam có đủ điều kiện theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 8 Điều lệ này, tán thành Điều lệ Hội và tự nguyện làm đơn gia nhập Hội gửi Ban Thường vụ (thông qua Văn phòng Hội), được Hội xem xét, kết nạp làm hội viên của Hội.
2. Hội viên của Hội khi xét thấy không đủ điều kiện tham gia Hội, làm đơn ra khỏi Hội gửi Ban Thường vụ (thông qua Văn phòng Hội), được Hội xem xét, chấp thuận.
3. Hội viên bị khai trừ khỏi Hội trong các trường hợp:
a) Hội viên cá nhân: Vi phạm pháp luật, vi phạm Điều lệ Hội, không chấp hành nghị quyết, quyết định của Hội hoặc làm mất uy tín Hội;
b) Hội viên tổ chức: Bị giải thể theo quy định của pháp luật.
Theo quy định trên, công dân Việt Nam có đủ điều kiện theo quy định khi tán thành Điều lệ Hội và tự nguyện làm đơn gia nhập Hội gửi Ban Thường vụ (thông qua Văn phòng Hội), được Hội xem xét, kết nạp làm hội viên của Hội.
Hội viên chính thức của Hội Chiến sĩ Thành cổ Quảng Trị năm 1972 có những quyền gì?
Theo quy định tại Điều 9 Điều lệ Hội Chiến sĩ Thành cổ Quảng Trị năm 1972 phê duyệt kèm theo Quyết định 388/QĐ-BNV năm 2014 về quyền của hội viên như sau:
Quyền của hội viên
1. Được Hội bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp theo quy định của pháp luật.
2. Được Hội cung cấp thông tin liên quan đến lĩnh vực hoạt động của Hội, tham gia các hoạt động do Hội tổ chức; được giúp đỡ, tạo điều kiện theo khả năng của Hội trong công tác liên quan tới nhiệm vụ, quyền hạn của Hội.
3. Được thảo luận, quyết định các chủ trương công tác của Hội theo quy định của Hội; được kiến nghị, đề xuất ý kiến với Hội, cơ quan có thẩm quyền về những vấn đề có liên quan đến lĩnh vực hoạt động của Hội.
4. Được dự Đại hội (nếu là đại biểu), ứng cử, đề cử, bầu cử các cơ quan, các chức danh lãnh đạo và Ban Kiểm tra Hội theo quy định của Hội và quy định của pháp luật.
5. Được giới thiệu hội viên mới.
6. Được Hội khen thưởng theo quy định của Hội và quy định của pháp luật.
7. Được cấp thẻ hội viên.
8. Được ra khỏi Hội khi xét thấy không thể tiếp tục là hội viên.
9. Hội viên liên kết, hội viên danh dự được hưởng quyền và nghĩa vụ như hội viên chính thức, trừ quyền biểu quyết các vấn đề của Hội và quyền ứng cử, đề cử, bầu cử Ban Chấp hành, Ban Kiểm tra Hội.
Theo đó, hội viên chính thức của Hội Chiến sĩ Thành cổ Quảng Trị năm 1972 có những quyền được quy định tại Điều 9 nêu trên.
Nhiệm vụ của hội viên chính thức Hội Chiến sĩ Thành cổ Quảng Trị năm 1972 là gì?
Theo Điều 10 Điều lệ Hội Chiến sĩ Thành cổ Quảng Trị năm 1972 phê duyệt kèm theo Quyết định 388/QĐ-BNV năm 2014 quy định về nhiệm vụ của hội viên như sau:
Nhiệm vụ của hội viên
1. Nghiêm chỉnh chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; chấp hành Điều lệ, quy định của Hội.
2. Tham gia các hoạt động và sinh hoạt của Hội; đoàn kết, hợp tác với các hội viên khác để xây dựng Hội phát triển vững mạnh.
3. Bảo vệ uy tín của Hội, không được nhân danh Hội trong các quan hệ giao dịch, trừ khi được lãnh đạo Hội phân công bằng văn bản.
4. Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo theo quy định của Hội.
5. Đóng hội phí đầy đủ và đúng hạn theo quy định của Hội.
Như vậy, hội viên chính thức Hội Chiến sĩ Thành cổ Quảng Trị năm 1972 có những nhiệm vụ được quy định tại Điều 10 nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giấy tờ tài liệu nào thuộc phạm vi thực hiện số hóa theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Đăng tải thông tin tiết lộ nội dung hồ sơ mời thầu trước thời điểm phát hành trái quy định pháp luật bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
- Việc ban hành văn bản định giá hoặc điều chỉnh mức giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền định giá ban hành được thực hiện thế nào?
- Tổ chức thực hiện thanh lý rừng trồng trong trường hợp nào? Chi phí thanh lý rừng trồng được thực hiện như thế nào?
- Mã dự án đầu tư công trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công có phải là mã số định danh duy nhất?