Để trở thành giám định viên cao cấp lĩnh vực kỹ thuật hình sự và pháp y trong Công an nhân dân phải đáp ứng những tiêu chuẩn nào?
- Tiêu chuẩn chức danh giám định viên cao cấp lĩnh vực kỹ thuật hình sự và pháp y trong Công an nhân dân là gì?
- Ai có quyền quyết định bổ nhiệm giám định viên cao cấp lĩnh vực kỹ thuật hình sự và pháp y?
- Hồ sơ đề nghị bổ nhiệm giám định viên cao cấp lĩnh vực kỹ thuật hình sự và pháp y gồm những thành phần nào?
Tiêu chuẩn chức danh giám định viên cao cấp lĩnh vực kỹ thuật hình sự và pháp y trong Công an nhân dân là gì?
Theo Điều 14 Thông tư 32/2022/TT-BCA quy định như sau:
Tiêu chuẩn chức danh giám định viên cao cấp lĩnh vực kỹ thuật hình sự và pháp y trong Công an nhân dân (sau đây gọi tắt là Giám định viên cao cấp)
1. Đủ điều kiện theo quy định tại Điều 11 Thông tư này.
2. Được bổ nhiệm Giám định viên trung cấp từ 08 năm trở lên. Trường hợp chưa được bổ nhiệm Giám định viên trung cấp phải có thời gian là giám định viên 16 năm trở lên.
3. Có trình độ thạc sĩ trở lên hoặc tương đương thuộc các chuyên ngành được bổ nhiệm giám định viên.
4. Có chứng chỉ đã qua đào tạo hoặc bồi dưỡng về nghiệp vụ giám định viên cao cấp ở chuyên ngành giám định do Viện trưởng Viện Khoa học hình sự, Bộ Công an cấp.
5. Đã thực hiện việc tổng kết một số chuyên đề thuộc lĩnh vực được giao, tham gia nghiên cứu những đề tài khoa học cấp cơ sở trở lên có liên quan đến chức trách, nhiệm vụ nhằm đúc kết kinh nghiệm, cải tiến phương pháp quản lý, nâng cao hiệu quả công tác.
Theo đó, giám định viên cao cấp lĩnh vực kỹ thuật hình sự và pháp y phải đáp ứng đủ điều kiện hung về xét chức danh giám định viên lĩnh vực kỹ thuật hình sự và pháp y trong Công an nhân dân như sau:
- Tuân thủ các quy định của Luật Giám định tư pháp và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
- Nắm vững chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các Chỉ thị, Nghị quyết của ngành liên quan đến chức trách, nhiệm vụ được giao.
- Có kiến thức nghiệp vụ Công an, am hiểu sâu nghiệp vụ, chuyên môn về công tác giám định.
- Tốt nghiệp các trường Công an nhân dân, nếu học các trường ngoài ngành Công an thì phải được bồi dưỡng nghiệp vụ tại các trường Công an theo quy định của Bộ Công an.
- Có tiêu chuẩn về trình độ lý luận chính trị theo quy định của Bộ Công an.
- Cán bộ đang trong thời gian chấp hành kỷ luật hoặc đang xét kỷ luật thì chưa xem xét bổ nhiệm chức danh.
Ngoài ra, giám định viên cao cấp lĩnh vực kỹ thuật hình sự và pháp y phải còn phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Được bổ nhiệm Giám định viên trung cấp từ 08 năm trở lên. Trường hợp chưa được bổ nhiệm Giám định viên trung cấp phải có thời gian là giám định viên 16 năm trở lên.
- Có trình độ thạc sĩ trở lên hoặc tương đương thuộc các chuyên ngành được bổ nhiệm giám định viên.
- Có chứng chỉ đã qua đào tạo hoặc bồi dưỡng về nghiệp vụ giám định viên cao cấp ở chuyên ngành giám định do Viện trưởng Viện Khoa học hình sự, Bộ Công an cấp.
- Đã thực hiện việc tổng kết một số chuyên đề thuộc lĩnh vực được giao, tham gia nghiên cứu những đề tài khoa học cấp cơ sở trở lên có liên quan đến chức trách, nhiệm vụ nhằm đúc kết kinh nghiệm, cải tiến phương pháp quản lý, nâng cao hiệu quả công tác.
Giám định viên cao cấp lĩnh vực kỹ thuật hình sự và pháp y (Hình từ Internet)
Ai có quyền quyết định bổ nhiệm giám định viên cao cấp lĩnh vực kỹ thuật hình sự và pháp y?
Theo khoản 1 Điều 15 Thông tư 32/2022/TT-BCA quy định như sau:
Thẩm quyền, trình tự, thủ tục bổ nhiệm các chức danh
1. Bộ trưởng Bộ Công an bổ nhiệm chức danh Giám định viên cao cấp đối với giám định viên kỹ thuật hình sự và pháp y trong Công an nhân dân. Viện Khoa học hình sự có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Cục Tổ chức cán bộ giúp Bộ trưởng Bộ Công an tập hợp hồ sơ đề nghị bổ nhiệm chức danh của giám định viên cao cấp thuộc Viện Khoa học hình sự và Công an cấp tỉnh.
...
Theo đó, Bộ trưởng Bộ Công an bổ nhiệm chức danh Giám định viên cao cấp đối với giám định viên kỹ thuật hình sự và pháp y trong Công an nhân dân.
Hồ sơ đề nghị bổ nhiệm giám định viên cao cấp lĩnh vực kỹ thuật hình sự và pháp y gồm những thành phần nào?
Theo khoản 3 Điều 15 Thông tư 32/2022/TT-BCA quy định như sau:
Thẩm quyền, trình tự, thủ tục bổ nhiệm các chức danh
...
3. Hồ sơ đề nghị bổ nhiệm chức danh gồm các văn bản sau:
a) Công văn đề nghị của đơn vị quản lý trực tiếp cán bộ được đề nghị bổ nhiệm chức danh.
b) Quyết định bổ nhiệm giám định viên đối với chức danh giám định viên.
c) Giấy xác nhận thời gian công tác, trực tiếp thực hiện công tác giám định.
d) Các giấy tờ khác theo quy định tại Điều 11, Điều 12, Điều 13, Điều 14 Thông tư này
Theo đó, hồ sơ đề nghị bổ nhiệm giám định viên cao cấp lĩnh vực kỹ thuật hình sự và pháp y gồm những thành phần như sau:
- Công văn đề nghị của đơn vị quản lý trực tiếp cán bộ được đề nghị bổ nhiệm chức danh.
- Quyết định bổ nhiệm giám định viên đối với chức danh giám định viên.
- Giấy xác nhận thời gian công tác, trực tiếp thực hiện công tác giám định.
- Các giấy tờ khác theo quy định tại Điều 11 Thông tư 32/2022/TT-BCA, Điều 12 Thông tư 32/2022/TT-BCA, Điều 13 Thông tư 32/2022/TT-BCA; Điều 14 Thông tư 32/2022/TT-BCA.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đảng viên, tổ chức đảng thiếu trách nhiệm là gì? Trường hợp nào chưa kỷ luật, không hoặc miễn kỷ luật Đảng?
- Lời chúc giáng sinh dành cho bạn bè? Lễ giáng sinh Noel có phải là ngày lễ lớn trong năm không?
- Cách điền phiếu biểu quyết thi hành kỷ luật/ đề nghị thi hành kỷ luật đối với Đảng viên chuẩn Hướng dẫn 05?
- Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, dự án đầu tư được thể hiện thông qua những gì? Có bao nhiêu giai đoạn đầu tư xây dựng?
- Phân chia lợi nhuận từ tài sản chung không chia sau khi ly hôn như thế nào? Khi thỏa thuận chia tài sản chung thì có cần xét tới yếu tố lỗi làm cho hôn nhân bị đổ vỡ không?