Để tích hợp việc làm bền vững vào một tổ chức thì cần thực hiện như thế nào theo tiêu chuẩn hiện nay?
TCVN 13106:2020 được xây dựng nhằm mục đích gì?
Căn cứ theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13106:2020 (ISO/TR 30406:2017) về Quản lý nguồn nhân lực - Quản lý việc làm bền vững cho tổ chức thì việc xây dựng nên tiêu chuẩn này nhằm mục đích sau:
(1) Tiêu chuẩn này có thể tạo thành cầu nối giữa nguồn nhân lực và các đơn vị khác như ban lãnh đạo, quản lý, điều hành, sức khỏe và an toàn nghề nghiệp.
(2) Tiêu chuẩn này có thể được sử dụng để bắt đầu cuộc hội thoại trong tổ chức về việc làm bền vững và mối quan hệ của nó với tương lai của tổ chức và cá nhân.
(3) Tiêu chuẩn này có thể được liên kết với các mục tiêu chiến lược và chiến thuật, hoặc mục tiêu ngắn hạn đến trung hạn.
(4) Có nhiều giải pháp để cải thiện việc làm bền vững trong tổ chức. Tiêu chuẩn này có thể giúp xác định yếu tố nào quan trọng đối với tổ chức.
(5) Tiêu chuẩn này được xây dựng để hỗ trợ các tổ chức và lực lượng lao động duy trì việc làm.
(6) Tiêu chuẩn này mô tả phương pháp luận có thể chuyền giao cho các tổ chức thuộc bất kỳ quy mô và loại hình, với mục đích là:
- giúp tạo điều kiện cho sự hiểu biết chung về việc làm bền vững;
- xây dựng năng lực và khả năng.
Đối với mỗi ngành và tổ chức, tầm quan trọng của các yếu tố ảnh hưởng đến việc làm bền vững là khác nhau, điều này mang lại cho tổ chức sự kết hợp các chính sách tổ chức và/hoặc cụ thể theo ngành.
Ngoài ra, chính sách về tính bền vững không thể tách rời khỏi chính sách chung, chính sách chất lượng, chu trình cải tiến, v.v.., mà là một phần của các chính sách này.
Để tích hợp việc làm bền vững vào một tổ chức thì cần thực hiện như thế nào theo tiêu chuẩn hiện nay? (Hình từ Internet)
Việc làm bền vững ở cấp độ cá nhân là việc làm như thế nào?
Các cấp độ việc làm bền vững được quy định tại Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13106:2020 (ISO/TR 30406:2017) về Quản lý nguồn nhân lực - Quản lý việc làm bền vững cho cá nhân như sau:
Việc làm bền vững ở các cấp độ khác nhau
4.1 Khái quát
Việc làm bền vững là kết quả cuối cùng của mối tương tác phức tạp giữa các yếu tố khác nhau. Rất hữu ích để phân biệt giữa cấp độ chính phủ, tổ chức/ngành và cấp độ cá nhân và để xác định lực lượng lao động linh hoạt.
...
4.4 Việc làm bền vững ở cấp độ cá nhân
Việc làm bền vững ở cấp độ cá nhân là sự kết hợp của nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm cả động lực, kỹ năng, sức khỏe và kỹ năng xã hội. Tổ chức có thể không ở vị trí gây ảnh hưởng/tác động đến môi trường bên ngoài. Tuy nhiên, tổ chức có thể đóng vai trò hỗ trợ trong sự phát triển các yếu tố được đề cập ở trên.
...
Theo tiêu chuẩn vừa nêu thì việc làm bền vững là kết quả cuối cùng của mối tương tác phức tạp giữa các yếu tố khác nhau.
Trong đó, việc làm bền vững ở cấp độ cá nhân là sự kết hợp của nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm cả động lực, kỹ năng, sức khỏe và kỹ năng xã hội.
Tổ chức có thể không ở vị trí gây ảnh hưởng/tác động đến môi trường bên ngoài. Tuy nhiên, tổ chức có thể đóng vai trò hỗ trợ trong sự phát triển các yếu tố được đề cập ở trên.
Để tích hợp việc làm bền vững vào một tổ chức thì cần thực hiện như thế nào?
Theo Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13106:2020 (ISO/TR 30406:2017) về Quản lý nguồn nhân lực - Quản lý việc làm bền vững cho tổ chức thì các bước thiết yếu mà tất cả các tổ chức được khuyến nghị thực hiện để tích hợp việc làm bền vững được đưa ra dưới đây
Bước 1: Tích hợp việc làm bền vững vào một tổ chức bắt đầu bằng cách xác định tầm quan trọng của tất cả các yếu tố khác nhau đối với tổ chức vì không phải tất cả các yếu tố đều có giá trị như nhau đối với mọi ngành hoặc tổ chức.
Bước 2: Tổ chức đo lường tình trạng hiện tại của việc làm bền vững trong tổ chức bằng cách đo mức độ thực thi các yếu tố việc làm bền vững trong tổ chức của mình.
Bước 3: Tổ chức quyết định tình trạng hiện tại của tổ chức khác biệt như thế nào so với mong muốn.
Bước 4: Tổ chức liên tục vận động trong suốt chu trình cải tiến. Việc áp dụng phương pháp này cho phép tổ chức chuyển từ quản lý hướng vào vấn đề (ví dụ: một cá nhân bị mắc kẹt trong một công việc sẽ có ít nhu cầu trong tương lai) sang cách tiếp cận hệ thống trong đó việc làm bền vững luôn được thúc đẩy.
* Các điều kiện để tích hợp việc làm bền vững vào một tổ chức được giả định như sau:
(1) điều kiện làm việc an toàn được thực thi với các thành viên lực lượng lao động có chung trách nhiệm này;
(2) tổ chức thực hiện chính sách nguồn nhân lực, có sự tham vấn công việc cơ cấu và xem xét hàng năm (xem xét kết quả thực hiện công việc và đánh giá);
(3) có một chính sách tích cực về quản lý nguồn nhân lực và sức khỏe, an toàn nghề nghiệp, với mục tiêu cải tiến liên tục trong đó cần có sự đóng góp tích cực của lực lượng lao động:
(4) có sự hỗ trợ của lãnh đạo cao nhất để thiết lập một chính sách có tính cấu trúc nhằm mục đích lồng ghép việc làm bền vững và khả năng tồn tại lâu dài có sự tham gia đóng góp ý kiến từ lực lượng lao động.
Làm việc trên cơ sở việc làm bền vững gợi ý là tổ chức có ý định tạo ra và duy trì thành công kinh doanh trong tương lai bằng cách tạo điều kiện để lực lượng lao động tiếp tục phát triển tri thức, kỹ năng và năng lực của tổ chức, và để duy trì và nâng cao sức sống của họ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trách nhiệm khai báo sử dụng thiết bị yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh lao động? Nguyên tắc bảo đảm an toàn vệ sinh lao động?
- Tổ chức phong trào thi đua thường xuyên của Dân quân tự vệ phải xác định rõ những yêu cầu như thế nào?
- Mã số chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng có thay đổi khi cấp chuyển đổi chứng chỉ hành nghề theo Nghị định 175 không?
- Lập thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở được thực hiện với công trình nào theo quy định?
- Hóa đơn điện tử bị sai nội dung hàng hóa chưa gửi cho người mua thì xử lý như thế nào? Các bên sử dụng thông tin hóa đơn điện tử?