Việc làm bền vững là gì? Việc làm bền vững sẽ được phân loại thành những cấp độ chủ yếu như thế nào?

Tôi có một câu hỏi liên quan đến việc làm bền vững. Cho tôi hỏi việc làm bền vững là gì? Việc làm bền vững sẽ được phân loại thành những cấp độ chủ yếu như thế nào? Tôi mong nhận được câu trả lời sớm. Câu hỏi của anh N.H.D ở Đồng Nai.

Việc làm bền vững là gì?

Theo quy định tại tiểu mục 3.1 Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13106:2020 (ISO/TR 30406:2017) thì việc làm bền vững (sustainable employability) là khả năng có được hoặc tạo lập và duy trì công việc lâu dài.

Việc làm bền vững có thể là trách nhiệm của mọi người, tổ chức hoặc chính phủ.

Việc làm bền vững sẽ được phân loại thành những cấp độ chủ yếu như thế nào?

Căn cứ Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13106:2020 (ISO/TR 30406:2017), việc làm bền vững sẽ được phân loại thành những cấp độ sau:

(1) Việc làm bền vững ở cấp chính phủ

Ở cấp chính phủ, thực tế chính trị và kinh tế là rất quan trọng, vì đó là chức năng của thị trường lao động. Hình 2 thể hiện việc làm bền vững theo nghĩa phổ quát, ở cấp độ này, các chính phủ thường tích cực trong việc xây dựng và thực thi các chính sách, thực hành và chương trình việc làm bền vững.

Hình 2

(2) Việc làm bền vững ở cấp ngành, lĩnh vực hoặc tổ chức

Việc làm bền vững cũng có thể được tổ chức theo cấp độ ngành, lĩnh vực hoặc tổ chức. Các sáng kiến sẽ phụ thuộc vào các yêu cầu và giai đoạn phát triển hiện tại của ngành, lĩnh vực hoặc tổ chức, ví dụ:

- Giải quyết các vấn đề chính cụ thể (ví dụ: công nghệ, thị trường, pháp lý);

- Dự đoán những kỳ vọng trong tương lai (ví dụ: hoạch định lực lượng lao động, sáp nhập/mua lại, công nghệ mới);

- Phát triển năng lực (ví dụ: đào tạo).

(3) Việc làm bền vững ở cấp độ cá nhân

Việc làm bền vững ở cấp độ cá nhân là sự kết hợp của nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm cả động lực, kỹ năng, sức khỏe và kỹ năng xã hội. Tổ chức có thể không ở vị trí gây ảnh hưởng/tác động đến môi trường bên ngoài. Tuy nhiên, tổ chức có thể đóng vai trò hỗ trợ trong sự phát triển các yếu tố được đề cập ở trên.

Việc làm bền vững

Việc làm bền vững (Hình từ Internet)

Tổ chức có thể tổ chức thực hiện việc làm bền vững thông qua những bước nào?

Theo Phụ lục A ban hành kèm theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13106:2020 (ISO/TR 30406:2017), tổ chức có thể tổ chức thực hiện việc làm bền vững thông qua những bước sau:

Bước 1: Hoạch định và thiết kế

- Xác định các bên liên quan trong tổ chức có thể cung cấp đầu vào cho quá trình:

- Thành viên hội đồng;

- Chủ doanh nghiệp;

- Lãnh đạo cao nhất;

- Quản lý nghiệp vụ;

- Bộ phận nhân sự;

- Dịch vụ y tế nghề nghiệp;

- Bộ phận giáo dục và đào tạo;

- Tổ chức công đoàn, hội đồng công xưởng hoặc đại diện khác cho lực lượng lao động.

- Thành lập nhóm công tác việc làm bền vững.

- Xây dựng kế hoạch quản lý dự án, bao gồm:

+ Mốc thời gian.

+ Các cột mốc.

+ Nhiệm vụ.

+ Trách nhiệm.

- Xây dựng kế hoạch trao đổi thông tin (ví dụ: thúc đẩy khái niệm việc làm bền vững).

- Xác định các nhân tố dẫn đầu về việc làm bền vững trong các phòng ban để hỗ trợ nhóm công tác.

- Phát triển các chỉ số đo lường có thể được sử dụng để chấm điểm các yếu tố khác nhau của Nhóm 1, 2 và 3 (các tùy chọn được đưa ra dưới đây).

- Thêm các yếu tố bổ sung nếu được coi là quan trọng (ví dụ: nhân khẩu học).

- Tiến hành thí điểm để kiểm tra các nhân tố và yếu tố bổ sung.

Bước 2: Đo lường và phân phối công cụ việc làm bền vững giữa các bên liên quan

- Thực thi kế hoạch trao đổi thông tin.

- Thực thi kế hoạch dự án.

- Các nhân tố dẫn đầu về việc làm bền vững hỗ trợ các bên liên quan trong việc xác định các yếu tố việc làm bền vững cần giải quyết.

- Thiết lập cơ chế phản hồi cho các bên liên quan.

- Bắt đầu khảo sát (ví dụ: mời qua thư điện tử).

- Gửi lời nhắc 1 đến các bên liên quan chủ chốt.

- Gửi lời nhắc 2 đến các bên liên quan chủ chốt.

- Nhóm công tác theo dõi tỷ lệ phản hồi.

- Đóng khảo sát.

- Cảm ơn tất cả các bên liên quan chủ chốt.

Bước 3: Phân tích các yếu tố việc làm bền vững và chuẩn bị báo cáo cho các bên liên quan

- Nhóm công tác làm sạch dữ liệu.

- Nhóm công tác lập báo cáo tạm thời.

- Nhóm công tác phân tích dữ liệu.

- Nhóm công tác chuẩn bị báo cáo:

+ Xác định mức độ tích hợp các yếu tố việc làm bền vững hiện tại trong tổ chức.

+ Xác định mức độ tích hợp các yếu tố việc làm bền vững mong muốn trong tổ chức.

+ Xác định mức độ ưu tiên của các yếu tố đã được xác định bởi những người nắm giữ cổ phần chính.

+ Xác định các yếu tố đã được xác định bởi những người nắm giữ cổ phần chính mang lại lợi tức đầu tư cao.

Bước 4: Cuộc họp của những người nắm giữ cổ phần chính/họp tổng hợp

- Nhóm công tác tổ chức họp.

- Nhóm công tác chuẩn bị và trình bày tóm tắt kết quả cho các bên liên quan chủ chốt.

- Trong cuộc họp, kết quả khảo sát của các nhóm bên liên quan khác nhau (ví dụ: nguồn nhân lực và người quản lý vận hành) được thảo luận, nêu bật những điềm tương đòng và khác biệt. Điều này đóng góp vào cuộc đối thoại trong tổ chức về việc làm bền vững.

- Đảm bảo cuộc họp dẫn đến:

+ Một tầm nhìn chung về tình trạng việc làm bền vững trong tổ chức.

+ Sự đồng thuận về tình huống mong muốn và các ưu tiên sẽ được giải quyết trong một khoảng thời gian xác định.

- Mô hình minh họa trong Bảng A.1 có thể được sử dụng trong quá trình này.

- Nhóm công tác đảm bảo có một báo cáo sau cuộc họp.

- Nhóm công tác họp để thảo luận về kết quả và xây dựng kế hoạch hành động.

Bước 5: Thực thi

- Thực thi kế hoạch hành động.

- Đánh giá kết quả. Đánh giá này có thể là sự khởi đầu của tình huống mới để xác định lại bước 1.

Việc làm bền vững
Tiêu chuẩn Việt Nam
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 2752:2017 (ISO 1817:2015) xác định sự tác động của chất lỏng trong Cao su lưu hóa hoặc nhiệt dẻo thế nào?
Pháp luật
Tổng hợp Danh mục công trình xây dựng phải trang bị Thiết bị báo cháy cục bộ theo quy định mới nhất?
Pháp luật
Logistic chuỗi lạnh cho thực phẩm là gì? Thông tin truy xuất nguồn gốc logistic chuỗi lạnh cho thực phẩm gồm những loại thông tin nào?
Pháp luật
Tôm hùm đông lạnh nhanh được chế biến từ những loài nào? Thành phần cơ bản của tôm hùm đông lạnh nhanh gồm những gì?
Pháp luật
Hệ thống cấp nước chữa cháy ngoài nhà là gì? Quy định về trang bị Hệ thống cấp nước chữa cháy ngoài nhà?
Pháp luật
Hệ thống quản lý kinh doanh liên tục (BCMS) có những thành phần chính nào? BCMS có những lợi ích gì?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN310:2010 về Thép và gang sử dụng phương pháp phân tích hóa học để xác định hàm lượng asen thế nào?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10758-2:2016 hướng dẫn chọn chiến lược lấy mẫu, khái quát quá trình lấy mẫu đo hoạt độ phóng xạ ra sao?
Pháp luật
Hệ thống chữa cháy bằng bột là gì? Trong các khu vực được bảo vệ bởi hệ thống chữa cháy bằng bột phải trang bị những gì?
Pháp luật
Dứa quả tươi phải đáp ứng các yêu cầu nào về độ chín? Sai số cho phép về chất lượng trong mỗi lô dứa quả tươi hạng đặc biệt là mấy %?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Việc làm bền vững
1,013 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Việc làm bền vững Tiêu chuẩn Việt Nam
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào