Để thực hiện dân chủ trong hoạt động của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, nội dung nào cán bộ, công chức, viên chức có quyền tham gia ý kiến?
- Để thực hiện dân chủ trong hoạt động của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, những nội dung nào cán bộ, công chức, viên chức có quyền tham gia ý kiến?
- Để thực hiện dân chủ trong hoạt động của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, lấy ý kiến của cán bộ, công chức, viên chức bằng những hình thức nào?
- Thời hạn để cán bộ, công chức, viên chức tham gia ý kiến thực hiện dân chủ trong hoạt động của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội là bao nhiêu ngày từ ngày nhận được yêu cầu?
Để thực hiện dân chủ trong hoạt động của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, những nội dung nào cán bộ, công chức, viên chức có quyền tham gia ý kiến?
Căn cứ theo Điều 10 Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Ban hành kèm theo Quyết định 161/QĐ-LĐTBXH năm 2018 quy định về Những nội dung cán bộ, công chức, viên chức có quyền tham gia ý kiến như sau:
Những nội dung cán bộ, công chức, viên chức có quyền tham gia ý kiến
1. Chủ trương, giải pháp thực hiện Nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước thuộc lĩnh vực hoạt động của Bộ, ngành và chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị.
2. Chương trình và kế hoạch công tác hàng năm.
3. Tổ chức phong trào thi đua.
4. Báo cáo sơ kết, tổng kết.
5. Các biện pháp cải tiến tổ chức, hoạt động và lề lối làm việc; phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống quan liêu, phiền hà, sách nhiễu nhân dân.
6. Kế hoạch tuyển dụng, bổ nhiệm, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.
7. Thực hiện chế độ, chính sách liên quan đến quyền và lợi ích của cán bộ, công chức, viên chức.
8. Các nội quy, quy chế, quy định, quy trình chuyên môn của Bộ, của cơ quan, đơn vị.
9. Những nội dung công việc khác (nếu xét thấy cần thiết).
Như vậy, để thực hiện dân chủ trong hoạt động của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, những nội dung cán bộ, công chức, viên chức có quyền tham gia ý kiến gồm:
- Chủ trương, giải pháp thực hiện Nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước thuộc lĩnh vực hoạt động của Bộ, ngành và chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị.
- Chương trình và kế hoạch công tác hàng năm.
- Tổ chức phong trào thi đua.
- Báo cáo sơ kết, tổng kết.
- Các biện pháp cải tiến tổ chức, hoạt động và lề lối làm việc; phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống quan liêu, phiền hà, sách nhiễu nhân dân.
- Kế hoạch tuyển dụng, bổ nhiệm, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.
- Thực hiện chế độ, chính sách liên quan đến quyền và lợi ích của cán bộ, công chức, viên chức.
- Các nội quy, quy chế, quy định, quy trình chuyên môn của Bộ, của cơ quan, đơn vị.
- Những nội dung công việc khác (nếu xét thấy cần thiết).
Thực hiện dân chủ trong hoạt động của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (Hình từ Internet)
Để thực hiện dân chủ trong hoạt động của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, lấy ý kiến của cán bộ, công chức, viên chức bằng những hình thức nào?
Căn cứ theo Điều 11 Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Ban hành kèm theo Quyết định 161/QĐ-LĐTBXH năm 2018 quy định như sau:
Hình thức lấy ý kiến của cán bộ, công chức, viên chức
Căn cứ đặc điểm, tính chất hoạt động và nội dung tham gia ý kiến, có thể áp dụng một, một số hoặc tất cả các hình thức lấy ý kiến sau đây:
1. Cán bộ, công chức, viên chức tham gia ý kiến trực tiếp hoặc thông qua tổ chức chính trị - xã hội mà mình là thành viên.
2. Thông qua Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức.
3. Phát phiếu lấy ý kiến hoặc gửi dự thảo văn bản để cán bộ, công chức, viên chức tham gia ý kiến.
...
Theo đó, để thực hiện dân chủ trong hoạt động của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, căn cứ đặc điểm, tính chất hoạt động và nội dung tham gia ý kiến, có thể áp dụng một, một số hoặc tất cả các hình thức lấy ý kiến sau:
- Cán bộ, công chức, viên chức tham gia ý kiến trực tiếp hoặc thông qua tổ chức chính trị - xã hội mà mình là thành viên.
- Thông qua Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức.
- Phát phiếu lấy ý kiến hoặc gửi dự thảo văn bản để cán bộ, công chức, viên chức tham gia ý kiến.
Thời hạn để cán bộ, công chức, viên chức tham gia ý kiến thực hiện dân chủ trong hoạt động của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội là bao nhiêu ngày từ ngày nhận được yêu cầu?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 11 Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Ban hành kèm theo Quyết định 161/QĐ-LĐTBXH năm 2018 quy định như sau:
Hình thức lấy ý kiến của cán bộ, công chức, viên chức
...
2. Thời hạn để cán bộ, công chức, viên chức tham gia ý kiến ít nhất là 05 ngày kể từ ngày cán bộ, công chức, viên chức nhận được yêu cầu, trừ trường hợp có yêu cầu gấp của cơ quan có thẩm quyền.
Như vậy theo quy định trên, thời hạn để cán bộ, công chức, viên chức tham gia ý kiến ít nhất là 05 ngày kể từ ngày cán bộ, công chức, viên chức nhận được yêu cầu, trừ trường hợp có yêu cầu gấp của cơ quan có thẩm quyền.











Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trách nhiệm của người trực tiếp quản lý bí mật nhà nước khi nghỉ hưu được quy định như thế nào?
- Thời hạn sử dụng đất có ảnh hưởng đến giá đất nông nghiệp khi đất được Nhà nước giao cho hộ gia đình không?
- Link thi Cuộc thi tuyên truyền nông thôn mới tỉnh Tây Ninh 2025? Nguyên tắc thực hiện công nhận nông thôn mới?
- Tiktoker bán hàng giả là thực phẩm có bị truy cứu trách nhiệm hình sự? Tiktoker phạm tội có bị tịch thu tài sản không?
- Chốt danh sách 130 xã phường Nghệ An sau sáp nhập 2025 ra sao? Có bao nhiêu xã không thực hiện sắp xếp tại Nghệ An?