Để thất thoát sinh vật biến đổi gen ra ngoài môi trường trong quá trình nghiên cứu thì bị phạt bao nhiêu tiền?
- Để thất thoát sinh vật biến đổi gen ra ngoài môi trường trong quá trình nghiên cứu thì bị phạt bao nhiêu tiền?
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền xử phạt tổ chức để thất thoát sinh vật biến đổi gen ra ngoài môi trường trong quá trình nghiên cứu không?
- Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức để thất thoát sinh vật biến đổi gen ra ngoài môi trường trong quá trình nghiên cứu là bao lâu?
Để thất thoát sinh vật biến đổi gen ra ngoài môi trường trong quá trình nghiên cứu thì bị phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ điểm c khoản 5, khoản 6, điểm b khoản 7 Điều 53 Nghị định 45/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Vi phạm các quy định về nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ về sinh vật biến đổi gen, sản phẩm của sinh vật biến đổi gen, khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen
...
5. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm về hoạt động nghiên cứu, khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen sau đây:
...
c) Để thất thoát sinh vật biến đổi gen ra ngoài môi trường trong quá trình nghiên cứu, khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen.
6. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tước quyền sử dụng giấy phép khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen, quyết định công nhận phòng thí nghiệm nghiên cứu sinh vật biến đổi gen, quyết định công nhận cơ sở khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen từ 06 tháng đến 12 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại khoản 5 Điều này.
7. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Tiêu hủy toàn bộ sinh vật biến đổi gen chưa được cấp giấy phép khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen hoặc giấy chứng nhận an toàn sinh học đối với trường hợp vi phạm quy định tại khoản 2, điểm b khoản 3, điểm b khoản 4 Điều này;
b) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường đối với trường hợp vi phạm quy định tại khoản 2, 4, 5 Điều này gây ra.
Theo khoản 2 Điều 6 Nghị định 45/2022/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền như sau:
Mức phạt tiền và thẩm quyền xử phạt
...
2. Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
...
Theo đó, để thất thoát sinh vật biến đổi gen ra ngoài môi trường trong quá trình nghiên cứu thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với cá nhân, và từ 60.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với tổ chức.
Đồng thời tổ chức (cá nhân) vi phạm còn bị tước quyền sử dụng giấy phép khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen, quyết định công nhận phòng thí nghiệm nghiên cứu sinh vật biến đổi gen, quyết định công nhận cơ sở khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen từ 06 tháng đến 12 tháng.
Và buộc thực hiện các biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường đối với trường hợp vi phạm.
Sinh vật biến đổi gen (Hình từ Internet)
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền xử phạt tổ chức để thất thoát sinh vật biến đổi gen ra ngoài môi trường trong quá trình nghiên cứu không?
Theo khoản 2 Điều 56 Nghị định 45/2022/NĐ-CP quy định về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện như sau:
Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp
...
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, c, đ, e, g, h, i, k, l, m, n và o khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
...
Căn cứ khoản 3 Điều 6 Nghị định 45/2022/NĐ-CP quy định về thẩm quyền xử phạt như sau:
Mức phạt tiền và thẩm quyền xử phạt
...
3. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của những người được quy định tại các điều từ Điều 56 đến Điều 67 của Nghị định này là thẩm quyền áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Trong trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt đối với tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền xử phạt cá nhân.
...
Theo đó, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường với mức phạt tiền tối đa là 100.000.000 đồng đối với cá nhân và tối đa 200.000.000 đồng đối với tổ chức.
Do tổ chức để thất thoát sinh vật biến đổi gen ra ngoài môi trường trong quá trình nghiên cứu thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền cao nhất là 100.000.000 đồng nên Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền xử phạt tổ chức này.
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức để thất thoát sinh vật biến đổi gen ra ngoài môi trường trong quá trình nghiên cứu là bao lâu?
Theo quy định tại Điều 5 Nghị định 45/2022/NĐ-CP về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính như sau:
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường là 02 năm.
2. Các hành vi vi phạm đang thực hiện, các hành vi vi phạm đã kết thúc, thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính tại Nghị định này được quy định như sau:
a) Các hành vi được quy định tại Điều 9; điểm e, g, h khoản 1, điểm e, g, h khoản 2, điểm e, g, h khoản 3 Điều 11; điểm b, c khoản 1, điểm b, c khoản 2 Điều 13; điểm b, d, e khoản 1, điểm c, d, đ khoản 2, điểm c, d, đ khoản 3, điểm c, d, đ khoản 4 Điều 14; khoản 2, điểm e, g, h khoản 3, điểm e, g, h, i khoản 4, khoản 6 Điều 15 và Điều 38 Nghị định này là hành vi vi phạm hành chính đang được thực hiện, thì thời hiệu được tính từ thời điểm người có thẩm quyền thi hành công vụ phát hiện hành vi vi phạm;
b) Các hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1, điểm b khoản 2 Điều 10; điểm b khoản 1, điểm b khoản 2, điểm b khoản 3 Điều 11; khoản 1 Điều 32; khoản 1 Điều 33; khoản 1, điểm c khoản 3 Điều 43 Nghị định này là hành vi đang được thực hiện, thì thời hiệu được tính từ thời điểm tổ chức, cá nhân phải công khai thông tin hoặc phải nộp báo cáo định kỳ theo quy định;
c) Các hành vi vi phạm quy định tại các Điều 18, 19, 20, 21, 22, 23 Nghị định này là hành vi đã kết thúc, thì thời hiệu được tính từ thời điểm lấy mẫu;
d) Các hành vi vi phạm tại khoản 2 Điều 25 Nghị định này là hành vi vi phạm đã kết thúc, thời điểm kết thúc được tính từ lúc thực hiện xong hành vi vi phạm;
đ) Trừ các hành vi được quy định tại điểm a, b, c và d khoản này, các hành vi khác được quy định trong Nghị định này được người có thẩm quyền xử phạt xác định thời hiệu xử phạt theo điểm b khoản 1 Điều 6 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Như vậy, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức để thất thoát sinh vật biến đổi gen ra ngoài môi trường trong quá trình nghiên cứu là 02 năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Danh sách 25 cuộc thanh tra của Thanh tra Bộ theo Quyết định 3552/QĐ-BYT? Mục đích, yêu cầu của các cuộc thanh tra?
- Chủ tịch hội do ai bầu ra theo Nghị định 126? Nhân sự dự kiến chủ tịch hội có thể là cán bộ công chức viên chức không?
- Mẫu kinh nghiệm thực hiện dự án tương tự đối với dự án đầu tư công trình năng lượng? Tải về mẫu?
- Mẫu báo cáo thu chi nội bộ Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa mới nhất theo quy định?
- Thủ tục phân bổ, cấp địa chỉ Internet, số hiệu mạng từ ngày 25/12/2024 theo Nghị định 147 như thế nào?